HUYỆT ĐIỀU KHẨU

條口穴
S 38 Tiáo kou

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

Xuất xứ của huyệt Điều Khẩu:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Điều Khẩu :

– “Điều” có nghĩa là hẹp mà dài.
– “Khẩu ” có nghĩa là miệng.
Khi định vị trí huyệt này, bảo bệnh nhân ngồi để gót chân trên đất nhưng các ngón chân vễnh quay hướng lên. Ớ trong tư thế này, một chỗ hôm có thê xuất hiện trong cơ của vùng huyệt. Chỗ hõm này trông gióng như cái miệng hẹp dài theo sứa cơ. Nên có tên là Điều khẩu (miệng hẹp dài)
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Điều khẩu nó ổ giữa cơ nhục và gân xương, chính giữa hai gân ấy có gân, trắng như một tấm gồ, thông ổ trên với Vị khâu, bên dưói dạt tới gót chân, nên gọi là Điểu khau”.
Tên Hán Việt khác: Tiền Thừa-sơn.
Huyệt thứ 38 Thuộc VỊ kinh

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

Mô tả của huyệt Điều Khẩu:

1. Vị trí xưa :

Trên huyệt Hạ Cự-hư 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Ngồi ngay co đầu gối, dưới huyệt Túc Tam lý 5 thốn, huyệt ở giữa đoạn nối huyệt Độc tỵ và Giải khê.

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Điều Khẩu:

là khe giữa cơ cẳng chân trước và cơ duỗi chung các ngón chân, vào bờ sau là bờ trong cơ duỗi dài riêng ngón chân cái, khe giữa xương chày và xương mác. Màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước . Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Điều Khẩu:

1. Tai chỗ:

Đau tê ống chân đầu gối

2. Theo kinh:

Viêm khớp gối, liệt hạ chi, Cước khí, chứng nóng trong chân, liệt bại.

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

3. Toàn thân:

Thấp khí, viêm dạ dày, viêm ruột

Lâm sàng của huyệt Điều Khẩu:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Chí âm, Nhiên cốc, Dũng tuyền trị nóng trong bàn chân. Phối Tuyệt cốt, Xung dương trị chân yếu, chậm biết đi. Diều khấu xuyên thâu Thừa sơn trị cứng vai

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng 1,5 – 2,5 thốn .
2. Cứu 3-5 lửa .
2. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

Tham khảo của huyệt Điều Khẩu:

1. <<Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: ” Đau ống cẳng chân, chân yếu không mang giày được, thấp tý, nóng dưới chân không đứng lâu được, dùng huyệt Điều khẩu làm chủ “.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Điều khẩu chủ về tê chân, phong khí, dưới chân nóng, đứng lâu khó khăn, chân lạnh gối đau, cẳng chân lạnh phong thấp, đau nhức sưng ống chân, vọp bẻ, chân buông thõng không rút được”
3. «Thiên tinh bí quyết ca» ghi rằng: “Chân yếu khó đi trước tiên châm Tuyệt cốt, kế đến là Điều khẩu và Xung dương” (Túc hoán nan hành tiên Tuyệt cốt, thứ tầm Điều khẩu cập Xung dương ).

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU

4. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Hai chân khó cử động, trước tiên châm Huyền chung, Điều khẩu, sau khi châm thì có thế đi bộ mang dép được” (Lưỡng túc nan di tiên Huyền chung, Điều khẩu hậu châm năng bộ lý
5. Huyệt Điều khẩu có công năng lý khí hoa huyết, sơ cân hoạt lạc, ngoài việc dùng nó đê trị bệnh ở tạng Vị của nó ra, thường được dùng đế trị bệnh ở ngoài kinh, đặc điểm của nó là có thể làm giảm đau nhức và co đau cơ quanh khớp vai.

HUYỆT ĐIỀU KHẨU
HUYỆT ĐIỀU KHẨU
Bài trướcĐỀ THÁC HUYỆT
Bài tiếp theoĐINH CĂN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.