Kinh (Thủ thái dương) tiểu trường

Lộ trình đường kinh

Bắt đầu từ góc trong gốc móng ngón tay thứ 5, chạy dọc theo đường nối da lưng và da lòng bàn tay, lên cổ tay đi qua mỏm trâm trụ, chạy dọc theo mặt trong cẳng tay đến rãnh ròng rọc, tiếp tục đi ở bờ trong mặt sau cánh tay đến nếp nách sau, lên mặt sau khớp vai đi ngoằn ngoèo ở trên và dưới gai xương bả vai (có đoạn nối với kinh Bàng quang và mạch Đốc), đi vào hố trên đòn rồi dọc theo cổ lên má. Tại đây chia thành 2 nhánh:

Một nhánh đến đuôi mắt rồi đến hõm trước nắp bình tai.

Một nhánh đến khóe mắt trong (tình minh) rồi xuống tận cùng ở gò má

(quyền liêu ).

Đoạn đường kinh chìm: từ hố thượng đòn có nhánh ngầm đi vào trong đến tâm, qua cơ hoành đến vị rồi liên lạc với tiểu trường.

đường đi kinh tiểu trường

Các huyệt trên đường kinh Tiểu trường

Có tất cả 19 huyệt trên đường kinh Tiểu trường. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng

Thiếu trạch

Tiền cốc

Hậu khê

Uyển cốt

Dương cốc

Dưỡng lão

Chi chính

Tiểu hải

Kiên trinh

Nhu du

Thiên tông

Bỉnh phong

Khúc viên

Kiên ngoại du

Kiên trung du

Thiên song

Thiên dung

Quyền liêu

Thính cung

Biểu hiện bệnh lý

Đoạn 7, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:

Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng đau cổ, hàm sưng thũng, không ngoái lại sau được, vai đau như nhổ rời, cánh tay đau như gãy rNếu là bệnh thuộc Sở sinh vì chủ về dịch sẽ làm cho tai bị điếc, mắt vàng, má sưng, cổ, hàm, vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau phía ngoài cẳng tay, tất cả đều đau.

“Thị động tắc bệnh ách thống, hàm thũng bất khả dĩ cố kiên tự bạt, nao tự chiết. Thị chủ dịch Sở sinh bệnh giả, nhĩ lung, mục hoàng, giáp thũng, cảnh, hàm, kiên, nao, trửu, tý ngoại hậu liêm thống” ưBệnh do ngoại nhân gây nên:

Đau cổ, không ngoái lại phía sau được.

Hàm sưng.

Đau mặt sau vai và cánh tay như bị gãy.

Bệnh do nội nhân gây nên:

Điếc tai, vàng mắt.

Sưng má và góc hàm.

Đau cổ, hàm, mặt sau vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau trong cẳng tay.

KINH (THỦ THÁI DƯƠNG) TIỂU TRƯỜNG

Lộ trình kinh chính Tiểu trường có liên hệ đến:

Chức năng của Tiểu trường và Tâm.

Vùng cơ thể: mặt sau ngoài chi trên, mặt sau vai, hố trên đòn, cổ, má, tai.

Do kinh Tiểu trường là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài, nông của cơ thể.

Do kinh Tâm có quan hệ với thái dương (hàn – thủy) nên bệnh ngoại cảm – thái dương chứng (phần bên ngoài nhất/cơ thể) thường có biểu hiện theo kinh Tiểu trường như sốt, đau cổ vai.

Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như mặt sau ngoài chi trên, mặt sau vai, hố trên đòn, cổ, má, tai nên bệnh của kinh Tiểu trường có những biểu hiện như đau cổ vai, đau mặt sau vai, sưng má và giảm thính lực.

Những huyệt thường dùng của kinh Tiểu trường: thiếu trạch, hậu khê, uyển cốt, chi chính, kiên trinh, thiên tông, khúc viên, kiên trung du, thiên dung, thính cung.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.