PHƯƠNG TỄ VÀ PHỐI NGŨ

Phương tễ

Ta lấy một hay nhiều vị thuốc được bào chế theo một phương pháp nhất định thông qua cách tổ chức hợp lý để chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một triệu chứng bệnh gọi là Phương tễ.

Có phương thuốc chỉ có một vị là đơn phương. Đặc điểm của loại một vị này là chỉ chữa một bệnh, một nguyên nhân gây bệnh, dễ nghiên cứu, dễ bào chế, dễ sử dụng và là cơ sở hình thành phương thuốc đa vị (Độc sâm thang, Ngũ vị tử ẩm).

Khi dùng hai vị thuốc trở lên kết hợp với nhau có thể bổ xung hay hạn chế tác dụng của nhau như Ngô thù với Hoàng liên, loại trừ những yếu tố không tốt của các vị thuốc kia như Sinh khương với Bán hạ, hoặc phát huy tác dụng của các vị thuốc như Can khương với Phụ tử, hoặc làm giảm tính mãnh liệt của vị thuốc kia như Đại táo và Đình lịch.

Kết cấu cơ bản của phương tễ

Là lý luận Quân – Thần – Tá – Sứ.

Quân: Là vị thuốc chính dùng để chữa chủ chứng, nguyên nhân gây bệnh, vị trí quân thường có 1 – 2 vị.

Thần: Là vị thuốc có vai trò hỗ trợ quân dược tăng tác dụng chữa chủ chứng, chủ bệnh; hoặc căn cứ vào kiêm bệnh, kiêm chứng để phát huy tác dụng của thuốc.

Tá: Hỗ trợ quân, thần làm tác dụng chữa bệnh, hoặc trực tiếp chữa kiêm chứng gọi là tá trợ dược; hoặc làm giảm tác dụng quá mạnh hay độc tính của vị thuốc chính gọi là tá chế dược.

Sứ: Có vai trò dẫn kinh (đưa phương thuốc đến nơi có bệnh), điều hoà các vị thuốc trong phương.

VD: Phương thuốc Ma hoàng thang: Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Cam thảo. Trong Thương hàn luận Ma hoàng dùng để chữa chứng cảm mạo phong hàn biểu thực. Chứng trạng: Sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, không có mồ hôi, có khi có ho, suyễn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Cơ chế bệnh sinh: Do ngoại cảm phong hàn, vệ khí bị bó, dinh âm uất trệ, phế khí bất tuyên.

Pháp trị liệu: Tân ôn phát hãn, tuyên phế bình suyễn.

Phân tích phương thuốc:

Quân dược: Ma hoàng vị tân tính ôn có tác dụng phát hãn giải biểu, tán phong hàn, tuyên phát phế khí, bình suyễn.

Thần dược: Quế chi giải cơ phát biểu, trợ giúp cho Ma hoàng phát hán, tán hàn, lại ôn thông kinh lạc, chỉ thống.

Tá dược: Hạnh nhân tính bình, vị đắng có tác dụng giáng phế khí, trợ Ma hoàng bình suyễn.

Sứ dược: Cam thảo vị cam, tính ôn có tác dụng điều hoà các vị thuốc, đồng thời làm giảm sức phát hãn mãnh liệt của Ma hoàng.

Loại hình phối ngũ

Trong Thần nông bản thảo nói: “Phải có âm dương, tử mẫu, huynh đệ phối hợp”. Mục đích của sự phối ngũ nhằm phát huy hiệu quả chữa bệnh, hạn chế tác dụng không mong muốn.

Tương tu

Công dụng, tính vị, ứng dụng phối ngũ giống nhau khi dùng chung làm tăng cường công dụng của nhau, hoặc sản sinh ra tác dụng tương đồng.

VD:

Ma hoàng

Thạch cao

Hoàng bá

Đại hoàng

+

+

+

+

Quế chi

Tri mẫu

Tri mẫu

Mang tiêu

Tăng tác dụng phát hãn giải biểu.

Thanh nhiệt tả hoả.

Thanh hư nhiệt, giáng hư hoả.

Tả hạ.

Tương sử

Hai vị thuốc có tác dụng gần giống nhau, hoặc khác nhau. Khi dùng chung một vị là chủ, một vị là thần sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

VD: Hoàng kỳ bổ khí lợi thuỷ + Phục linh ⇒ Tăng hiệu quả điều trị. Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả + Đại hoàng ⇒ Tăng tác dụng điều trị.

Hai phép tương tu và tương sử là hai phép phối ngũ thông dụng nhất.

Tương uý

Một vị thuốc có tác dụng phụ, hoặc có phản ứng độc bị một loại khác làm mất hoặc làm giảm độc tính, hoặc tác dụng phụ.

VD: Sinh Bán hạ, sinh Nam tinh khi dùng cùng với Sinh khương thì sẽ bị Sinh khương làm mất độc tính. Như vậy, sinh Bán hạ, sinh Nam tinh tương uý với Sinh khương.

Tương sát

Một vị thuốc làm giảm, mất độc tính hoặc tác dụng phụ của vị thuốc khác.

VD: Sinh khương có tác dụng làm giảm hoặc mất tác dụng phụ của Bán hạ và Nam tinh. Như vậy, Sinh khương tương sát với Bán hạ, Nam tinh.

Hai loại tương uý, tương sát là hai loại phối ngũ đối với thuốc độc.

Tương ố

Hai vị thuốc dùng kết hợp với nhau làm giảm hoặc mất tác dụng của nhau.

VD: Nhân sâm ố Lai phúc tử vì Lai phúc tử làm mất tác dụng bổ khí của Nhân sâm. Sinh khương ố Hoàng cầm vì Hoàng cầm làm mất tác dụng tán hàn của Sinh khương.

Tương phản

Hai vị thuốc kết hợp với nhau sinh ra độc tính hoặc tăng tác dụng phụ. Có hai loại tương phản:

Thập bát phản: Các loại thuốc chống nhau, cấm kỵ không được dùng gồm có:

Cam thảo phản Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.

Ô đầu phản Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập.

Lê lô phản Nhân sâm, Sa sâm, Đan sâm, Khổ sâm, Tế tân, Bạch thược.

Thập cửu uý: 19 vị thuốc tương uý.

Lưu hoàng uý Phác tiêu; Thuỷ ngân uý Phê sương.

Long độc uý Mật đà tăng; Đinh hương uý Uất kim.

Nha tiêu uý Tam lăng; Xuyên ô, Thảo ô uý Tê giác.

Nhân sâm uý Ngũ linh chi; Nhục quế uý Xích thạch chi.

Tương ố và tương phản là hai loại phối ngũ nói lên sự cấm kỵ khi dùng thuốc.

Liều lượng các vị thuốc trong phương tễ

Có 3 mức độ dùng lượng thuốc: Lượng nhỏ, lượng vừa, lượng lớn. Tuỳ theo mục đích sử dụng và tuỳ theo loại thuốc mà sử dụng liều lượng cho phù hợp.

Thuốc không có độc: Lượng dùng thường từ 6 – 12g và có thể lớn hơn như Mạch môn, Sa sâm, Liên nhục…

Thuốc có độc: Liều lượng thường ít, thường từ 4 – 8g, hoặc thấp hơn như các vị Phụ tử chế, Toàn yết, Mã tiền chế… Đối với các loại thuốc độc dùng lượng phải chính xác.

Thuốc có khí vị bình nhạt dùng lượng nhiều hơn các thuốc có khí vị nồng hậu như Phục linh, ý dĩ dùng lượng nhiều hơn Quế chi, Trầm hương, Tế tân…

Loại tẩy sổ, trục thuỷ, phá khí, tán kết nên dùng lượng ít như Đại hoàng, Cam toại.

Căn cứ vào trọng lượng của thuốc: Trọng lượng nặng như Mẫu lệ, Cửu khổng, Hoạt thạch nên dùng nhiều. Các loại nhẹ, hoa, lá như Đăng tâm, Tang diệp… dùng ít.

Căn cứ tác dụng của thuốc thì thuốc giải biểu thường dùng ít, thuốc trừ hàn dùng ít, thuốc bổ âm có thể dùng nhiều.

Căn cứ mục đích dùng thuốc:

VD:

Lượng nhỏ

Lượng vừa

Lượng lớn

Nhân sâm

Phối hợp với nhau có tác dụng trợ chính khu tà

Bổ ích tỳ phế

ích khí cứu thoát

Hoàng kỳ

Bổ ích tỳ phế

ích khí cố nhiếp

Hoặc:

Lượng nhỏ

Lượng vừa

Lượng lớn

Sài hồ

Thăng cử thanh dương

Sơ can lý khí

Giải cơ khu tà

Tô diệp

Thanh nhiệt giải uất

Điều hoà khí huyết

Phát biểu tán hàn

Vị Hoàng liên nếu dùng để thanh nhiệt tả hoả thì dùng liều 8 – 12g (trong bài Hoàng liên giải độc thang thì Hoàng liên là quân). Nhưng dùng với mục đích táo thấp thì lượng dùng chỉ 4 – 6g (trong bài Bán hạ tả tâm thang thì Hoàng liên là thần).

Căn cứ vào tình trạng người bệnh:

Người cao tuổi vốn dĩ tỳ vị kém nên sự dung nạp thuốc yếu do đó lượng dùng ít hơn người trẻ khoẻ. Trẻ em dùng lượng nhỏ hơn người lớn.

Bệnh hư nhược, bệnh lâu ngày dùng thuốc bổ, lượng thường bắt đầu ít, sau tăng dần để không làm ảnh hưởng đến tỳ vị.

Bệnh cấp và phản ứng mạnh thường dùng lượng nhiều hơn.

Đơn vị đo lường dùng trong YHCT: Hiện nay thống nhất quy định dùng đơn vị đo lường quốc tế.

Cách đặt tên các phương tễ

Thông thường có 3 nguyên tắc đặt tên sau:

Lấy tác dụng điều trị của phương ghép với tên dạng bào chế của phương thuốc

VD: Bổ trung ích khí hoàn, Khu phong thư cân hoàn, Chỉ thấu tán…

Lấy thành phần của phương ghép với tên dạng bào chế của phương thuốc

VD: Lục nhất tán gồm 6 phần Hoạt thạch và 1 phần Cam thảo. Lục vị địa hoàng hoàn gồm 6 vị phối hợp với nhau.

Lấy tên vị thuốc chủ yếu ghép với tác dụng điều trị của phương và tên dạng bào chế của phương thuốc

VD: Bá tử dưỡng tâm hoàn, Hoắc hương chính khí tán, Chu sa an thần hoàn…

Nguyên tắc đầu là phổ biến, hai nguyên tắc sau là phụ. Như vậy, mục đích của việc đặt tên các phương thuốc là cho người dùng một khái niệm về điều trị, hiểu rõ về một vị thuốc chính và dạng bào chế của thuốc. Do đó, sau khi đã chẩn đoán được chứng, bệnh có thể tra cứu mà chọn phương thuốc.

Sự biến hoá một phương thuốc

Tăng hay giảm các vị thuốc trong phương thuốc (tạo thành phương thuốc mới)

Căn cứ vào sự diễn biến của bệnh (trong trường hợp triệu chứng không thay đổi song có kiêm chứng) của một bệnh hay hội chứng bệnh mà tăng hay giảm các vị thuốc trong bài cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

VD: Bài Ma hoàng thang dùng để chữa cảm mạo phong hàn không có mồ hôi, sợ lạnh, phát sốt, ho suyễn; nếu có thêm chứng vật vã, rêu lưỡi vàng thì thêm Thạch cao, bỏ Quế chi thành bài Ma hạnh thạch cam thang.

Thay đổi các vị thuốc phối ngũ trong phương thuốc

Không thay đổi vị quân mà chỉ thay đổi các vị thuốc phối ngũ để dẫn tới tác dụng của phương thuốc.

VD: Trong bài Tả kim hoàn có Hoàng liên là quân phối ngũ với Ngô thù du để chữa chứng đau dạ dày có ợ hơi, ợ chua. Nếu Hoàng liên chỉ hợp với Mộc hương mà không hợp với Ngô thù du thì tạo thành bài Hương liên hoàn dùng để chữa chứng lỵ có đau bụng, mót rặn.

Thay đổi liều lượng của các vị thuốc trong phương thuốc

Cấu trúc phương thuốc không thay đổi, song liều lượng của vị thuốc nào đó thay đổi thì dẫn tới thay đổi tác dụng chữa bệnh, thay đổi tên phương thuốc.

VD: Trong bài Tứ nghịch thang (Chích thảo 2 lạng, Phụ tử sống 1 củ, Can khương 1.5 lạng) để hồi dương cứu nghịch do âm thịnh (ỉa lỏng, nôn, sợ lạnh, chân tay quyết lạnh, thân thể đau, mạch vi tế). Nếu tăng liều Phụ tử 1 củ to và Can khương 3 lạng thành bài Thông mạch thang có tác dụng hồi dương trục âm, thông mạch cứu nghịch do âm tà thịnh đẩy dương ra ngoài (ỉa lỏng, chân tay quyết lạnh, mạch vi muốn tuyệt, thân mình không sợ lạnh).

Thay đổi dạng bào chế

Thuốc sắc dùng cho bệnh nhân nặng, bệnh cấp tính. Thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc r­ợu dùng cho bệnh nhân mãn tính, hoà hoãn, hoặc bệnh ở giai đoạn củng cố.

VD: Bài Lý trung hoàn (Can kh­ương, Bạch truật, Nhân sâm, Cam thảo đều 3 lạng hoàn mật) có tác dụng hoãn để chữa trung tiêu hư hàn. Bài này dùng để sắc có tác dụng nhanh hơn để chữa thượng tiêu hư hàn gây hung tý, có tên là Nhân sâm thang.

Cách dùng thuốc trong YHCT

Cách sắc thuốc

Ấm sắc: ấm đất hoặc tráng men là tốt nhất. Ngày nay có thể dùng dụng cụ bằng nhôm hoặc inox.

Nước dùng để sắc: Nước sạch, đổ ngập nước, ngâm thuốc Trước khi sắc khoảng 1 giờ.

Lửa:

Lửa to (vũ hoả): Với thuốc cần lấy khí để chữa bệnh ở biểu, để thanh nhiệt, thuốc thơm có tinh dầu (ph­ương h­ương) cần lửa to, sắc nhanh để giữ tác dụng của thuốc.

Lửa nhỏ (văn hoả): Với thuốc chữa bệnh h­ tổn lúc đầu lửa to, sau lửa âm ỉ; với thuốc độc phải sắc kỹ để giảm độc (Ô đầu, Phụ tử…).

Thời gian sắc:

Sắc Trước: Khoáng vật, vỏ cứng sắc Trước 10 – 15 phút, rồi cho thuốc khác vào sắc cùng.

Sắc sau: Dùng cho thuốc thơm (Bạc hà, Sa nhân…)

Những loại gây kích thích họng phải bọc vải rồi mới sắc.

Sắc riêng: Đối với một số thuốc quý nh­ Nhân sâm, Tê giác… tránh lãng phí.

Hoà tan: Dùng với thuốc cao (A giao, Phác tiêu, Chu sa…)

Cách uống thuốc

Thời gian uống thuốc: Ngày x­a quan niệm bệnh ở thượng tiêu thì ăn xong uống thuốc, bệnh ở hạ tiêu thì uống thuốc rồi ăn; nếu là thuốc bổ thì uống lúc đói. Ngày nay nói chung uống thuốc Trước khi ăn 1 giờ, song với thuốc kích thích dạ dày thì uống sau khi ăn; với thuốc an thần thì uống Trước khi đi ngủ; bệnh nhân cấp tính thì thời gian uống thuốc không nhất định; với bệnh mạn tính dùng thuốc hoàn tán thì uống theo giờ (thuốc bổ uống Trước khi ăn, thuốc tả uống lúc đói).

Cách uống thuốc: Tuỳ theo tình hình bệnh mà uống 1, 2 hoặc 3 lần để duy trì hiệu quả.

Nếu là thuốc hàn để chữa bệnh nhiệt thì uống thuốc để ấm hoặc nguội.

Nếu là thuốc nhiệt để chữa bệnh hư hàn thì uống thuốc lúc nóng.

Thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi phải uống nóng.

Nếu có nôn phải chú ý hiện t­ượng chân giả để dùng thuốc cho phù hợp. Nếu đúng thuốc mà vẫn nôn thì giảm lượng thuốc hoặc cho thêm gừng t­ơi.

Nếu thuốc có độc thì uống từ từ liều nhỏ Trước để đảm bảo an toàn.

Bài trướcCách kê đơn thuốc trong phương tễ học
Bài tiếp theoQuan Hệ Giữa Phương Tễ Và Phương Pháp Trị Liệu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.