Chăm sóc bệnh nhân sau mổ phụ khoa

Phẫu thuật phụ khoa bao gồm các phẫu thuật đường bụng, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật đường âm đạo liên quan đến bộ phận sinh dục của nữ giới như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm hộ, tầng sinh môn, âm đạo…

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật hết sức quan trọng để đảm bảo kết quả phẫu thuật được tốt. Tùy theo mỗi trường hợp phẫu thuật có sự chăm sóc khác nhau nhưng nguyên tắc chung cần chú ý

1. Theo dõi biến chứng sớm xảy ra sau phẫu thuật

1.1. Toàn trạng

– Tình trạng thiếu O2: do thở kém, do tác dụng kéo dài của thuốc giãn cơ hoặc ứ trệ đường hô hấp trên (gặp ở bệnh nhân mổ gây mê NKQ).

– Tụt huyết áp: do gây tê tủy sống (đb là tụt huyết áp tư thế: phải cho bệnh nhân nằm đầu thấp, không kê cao gối)

– Thần kinh: kích thích: đau, mất ngủ (cho thuốc giảm t/c)

– Phản ứng thuốc, dịch truyền: ngừng tiêm truyền, cho thuốc chống shock.

1.2. Chảy máu sau phẫu thuật

Do cầm máu chưa bảo đảm, tụt nút chỉ, đốt điện cầm máu không tốt…

Lâm sàng:

+ Toàn thân có hay không các triệu chứng mất máu cấp: da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, HA tụt.

+ Chảy máu thành bụng thường thấy vết mổ chảy máu nhiều thấm băng hoặc chảy máu sâu (lớp cơ) có thể phát hiện thấy khối máu tụ thành bụng hoặc có hội chứng chảy máu trong ổ bụng.

+ Nếu phẫu thuật đường dưới (Cắt tử cung, PT sa sinh dục…) có thể thấy máu âm đạo ra nhiều hoặc rỉ rả từ mỏm cắt, từ vết khâu.

+ Nước tiểu có máu: phạm bàng quang, niệu quản hoặc chấn thương bàng quang trong quá trình phẫu thuật. (theo dõi mức độ, lượng nước tiểu t/ư ịch truyền, cho thuốc cầm máu)

– Xét nghiệm: công thức máu, siêu âm…

– Thay băng kỳ đầu sau 24h.

– Làm thuốc hàng ngày đối với phẫu thuật đường âm đạo.

2. Thời gian sau

2.1. Thuốc

– Bồi phụ nước, điện giải phụ thuộc mức độ mất nước (đb chú thời tiết nóng bức): các loại dịch truyền: 1 – 2l/ng

– Kháng sinh toàn thân

– Thuốc cầm máu

– Chống viêm giảm phù nề

– Giảm đau… Toàn thân, tại chỗ.

2.2. Cho bệnh nhân vận động sớm sau 24h

(Tránh liệt ruột, bàng quang) – chú ý bệnh nhân gây tê tủy sống: bất động trong vòng 24h.

2.3. Theo dõi nhu động ruột

Nếu sau 48h không trung tiện phải đặt ống thông hậu môn, tiêm Prostigmin, HTM 0,9% 20ml…

2.4. Theo dõi nước tiểu

Số lượng, tính chất. Rút sonde NĐ sau 1 – 2 ngày, có nơi sớm hơn.

Các phương pháp tăng co bóp BQ để bệnh nhân tự tiểu được:

+ Vận động sớm, cho BN ngồi dậy.

+ Chườm lạnh hạ vị.

+ Bơm Glycerin borat.

1h đầu sau mổ: theo dõi M, HA 15’ 1 lần. 3h 30’ 1 lần 6h1h. Sau đó theo dõi 6h 1 lần đến hết 24h.

3. Triệu chứng muộn hơn

– Tắc ruột cơ năng (gặp sớm hơn tắc ruột cơ học): cơn đau nhẹ, bụng chướng, gõ trong, sốt nhẹ, ấn đau, trung tiện muộn, không có dấu hiệu rắn bò. Biện pháp: Hút dạ dày, Vận động sớm, Chườm đá vùng bụng, Thuốc tăng co, Bù nước, điện giải đb là Kali.

– Huyết khối TM: hiếm gặp.

– Chế độ ăn: khi chưa trung tiện: truyền dịch thay ăn.

Đã trung tiện: cho chế độ ăn lỏng, đặc dần, ít bã

4. Biến chứng muộn

– Chảy máu do nhiễm trùng tiềm tàng vết rạch vào thời điểm tiêu chỉ 7 – 10 ngày.

+ Không sốt hoặc sốt nhẹ

+ Máu rỉ từ cuống mạch, chảy máu mỏm cắt…

+ Rỉ máu thành bụng tạo khối huyết tụ: sốt, đau, nhiễm trùng hoặc không, khám, siêu âm thấy khối máu tụ.

– Nhiễm trùng: thành bụng nếu toác vết mổ ít: nặn dịch mủ, rửa vết thương bằng oxy già, thay băng hàng ngày, đắp HTM 10% đến khi lên tổ chức hạt. Nếu toác rộng: làm sạch, cho kháng sinh toàn thân, khâu lại. Nếu nhiễm trùng mỏm cắt cho kháng sinh toàn thân + lau âm đạo hàng ngày bằng oxy già và sát khuẩn bằng betadin.

Nặng: viêm tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm trùng huyết. Điều trị tích cực.

Bài trướcSốt sau đẻ nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
Bài tiếp theoBệnh Ung thư niêm mạc tử cung

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.