Chỉ tiêu bình thường của trẻ sơ sinh

Thể trọng ( kg) : 2, 5 ~ 3, 8

Chiều cao (cm) : 47-53

Vòng ngực (cm) : 32 ± 1, 5

Vòng đầu (cm) : 34 ± 1, 2 (33 ~ 34)

Cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ

Giai đoạn này bé được gọi là trẻ mới sinh. Bé vừa mới ra khỏi lòng mẹ, sự phát triển của các cơ quan nội tạng còn chưa hoàn thiện, khả năng mắc bệnh và tử vong cao nhất vì vậy cần hết sức chú ý chăm sóc nuôi dưỡng.

Đặc điểm của trẻ mới sinh

Đặc điểm bình thường của trẻ mới sinh đủ tháng: Mang thai 37 tuần đến 42 tuần và khí sinh thể trọng 2, 5 kg trở lên là trẻ đủ tháng.

Bề ngoài: Trẻ đủ tháng tiếng khóc thanh, dahồng mịn, tay chân cử động tự do, cơ bắp có trương lực nhất định, nhìn toàn thân thấy đầu lớn, thân nhỏ hơn.

Hô hấp: Lần hô hấp đầu tiên sau khi sinh là tiếng khóc của bé, phổi nở, ngực của trẻ sơ sinh nhỏ, cơ hô hấp mỏng, chủ yếu là hô hấp cơ hoành. Sau khi sinh 12 giờ, từ từ chuyển thành hô hấp kiểu bụng, đầu tiên hô hấp hơi nhanh, mỗi phút 40 – 60 lần. Sau khi sinh 2 ngày, từ từ giảm chậm đến mỗi phút 20 – 40 lần.

Nhịp tim: Sau khi sinh trong vòng 24 giờ, mỗi phút 100 ~140 lần, sau đó từ từ giảm đến mỗi phút khoảng 120 lần. Khi vừa mới bú xong và sau khi khóc, nhịp tim nhanh hơn một chút.

Chức năng tiêu hóa: Diện tích đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh tương đối lớn, nhu động nhanh, vì vậy có thể thích ứng với việc hấp thu một lượng lớn thức ăn lỏng. Nhưng vì thực quản không có nhu động, cơ vòng thượng vị phát triển chưa hoàn thiện, dung tích dạ dày nhỏ, nén dễ làm sữa chảy ngược trở lại khoang miệng ra ngoài.

Lượng glucogen dự trữ trong gan của trẻ sơ sinh không nhiều, vì vậy sau khi sinh 8 ~ 12 giờ cần cho bé bú sữa và nước đường để tránh chứng đường huyết thấp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ, cho bú sớm, sau khi sinh nửa giờ là có thể cho bé bú.

Sau khi sinh trong vòng 12 giờ bắt đầu thấy bé đi cầu ra phân su màu xanh đen, dính. Nếu trong vòng 24 giờ vẫn không thấy đi tiêu ra phân su thì cần kiểm tra xem đường tiêu hóa của bé có bị tật bẩm sinh không.

Chức năng tiết niệu: Sau khi sinh không lâu trẻ sơ sinh đại tiểu. Nước tiểu trong, hơi vàng mỗi ngày hơn 10 lần. Nếu sau ‘24 giờ vẫn không thấy bé tiểu cần khám để tìm nguyên nhân.

Thể trọng’. Vì lượng sữa bú ít, hơn nữa lượng nước thoát hơi qua da và hô hấp khá nhiều, lại thải ra qua tiêu tiểu, nên sau khi sinh từ 2 – 4 ngày, thể trọng của bé so với lúc mới sinh có phần giảm xuống, thông thường không quá 10%. Sau khi sinh 4 ngày, thể trọng bắt đầu từ từ tăng lên, 7-10 ngày sẽ lấy lại thể trọng bằng lúc mới sinh. Nếu sự lấy lại thể trọng này quá chậm hoặc thời gian dài thì cần khám để tìm nguyên nhân.

Nhiệt.độ cơ thể: Trung khu điều hòa nhiệt, độ cơ thể của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện, lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng giữ nhiệt thấp, thoát nhiệt nhanh, đỡ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Vì vậy nhiệt độ cơ thể của bé không Ổn định, cần chú ý giữ ấm cho bé.

Chức năng của hệ thần kinh và đại não: Khi mới sinh ra bé đã có phản xạ đòi bú, phản xạ bú, phản xạ nuốt, phản xạ ánh sáng; thính giác vàkhứu giác còn kém, thị giác chưa nhạy, nhưng xúc giác và cảm giác về nhiệt độ khá nhạy. Vì đại não chưa phát triển hoàn thiện, nên thường xuyên có những động tác không phối hợp và không tự chủ.

Ngủ: Trẻ sơ sinh mỗi ngày trung bình ngủ 15 – 20 tiếng, ngoài thời gian bú sữa, thay tã gần như thời gian còn lại là ngủ. Sau đó, từ từ thời gian ngủ ngắn lại. Nếu trẻ sơ sinh thường bị ngủ không được bao lâu là khóc thì cần cho bú, nếu sau khi bú vẫn còn khóc phải tìm nguyên nhân.

Chức năng miễn dịch: Trẻ sơ sinh có tính miễn dịch riêng đối với nhiều loại bệnh. Vì trẻ có được miễn dịch Immunoglobulin G (IgG) từ mẹ qua nhau thai, nhưng còn thiếu khả năng tự tổng hợp IgG nên khả năng’ kháng bệnh rất thấp, và khi mắc bệnh thường nặng hơn. Vì vậy cần chú ý môi trường chăm sóc, vệ sinh ăn uống.

Da: Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh có một lớp mỏng như sáp trên da, có tác dụng bảo vệ da. Da của trẻ sơ sinh mỏng manh mềm mại, nhiều mạch máu nên có màu hồng. Sau khi sinh 3 ngày, sẽ xuất hiện vàng da sinh lý biểu hiện ở da có màu hơi vàng, sau 7-14 ngày sẽ từ từ biến mất. Vì da mỏng dễ bị trầy xước và nhiễm khuẩn nên chú ý giữ vệ sinh da cho bé.

Ngoài ra, sau khi sinh 3 -4 ngày, da của trẻtrở nên khô, lớp biểu bì tróc ra, khoảng sau 1 tuần, để lộ ra lớp da mịn màng trơn nhẵn.

 

Bài trướcChuẩn bị trước khi sinh và trong lúc sinh
Bài tiếp theoChăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.