Cam thảo

cam thảo

Sinh cam thảo, Cam thảo bắc – TQGlycyrrhiza uralensisFisch., châu Âu thường khai thác Cam thảo từ loàiGlycyrrhiza glabraL. , họ Đậu (Fabaceae),

Cam thảo dây (Dây cườm cườm, Dây chi chi. )

Abrus precatoriusL., họ Đậu (Fabaceae). Lá, rễ chữa rắn cắn, hạt có độc giã đắp để sát trùng

Cam thảo nam (cam thảo đất, dã cam thảo)Scoparia dulcisL., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Toàn cây tươi hoặc khô chữa ho sốt, say sắn, giải độc cơ thể

Cỏ ngọt (Cỏ đường, Cúc ngọt. )Stevia rebaudiana(Bert. ) Hemsl. =Eupatorium rebaudianumBert., họ Cúc (Asteraceae)

Vị rất ngọt không sinh năng lượng dùng cho người kiêng đường như béo phì, đái đường. Làm ngọt thuốc cho dễ uống

Bộ phận dùng: Rễ của cây cam thảo bắc

Tính vị quy kinh: Ngọt, bình – 12 kinh

Công năng chủ trị: Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị

Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử

Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho

Tây y dùng chữa Viêm loét dạ dày tá tràng, suy thượng thận (addison)

Liều dùng – cách dùng: 2 – 12g/24h sắc, bột, viên, rượu, cao

Cam thảo có glycyrrhizin vị ngọt, tác dụng tương tự như cortizon gây giữ nước và muối, dùng lâu sẽ phù, lúc đầu ở mặt, sau toàn thân. Để tránh phù phải có thời gian nghỉ dùng thuốc

Kiêng kỵ:

Tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, hải tảo

Tham khảo thêm

Hán việt :

Cam thảo cam ôn,

điều hòa chư dược,

chích tắc ôn trung,

sinh tắc tả hỏa.

( giải bách dược độc, phản Cam toại, Hải tảo, Đại kích, Nguyên hoa. ) sao, khứ niệu quản sáp thống; tiết, tiêu ung, thư, quyết, sũng; tử, trừ hung nhiệt; thân, sinh chích tùy dụng.

Dịch nghĩa : Cam thảo vị ngọt, tính ôn ấm, điều hòa cho các vị thuốc khác trong bài thuốc, Chích cam thảo ôn kiện Tỳ Vị, Sinh cam thảo tả hỏa nhiệt. ( Nó có khả năng giải được hàng trăm thứ độc, phản với Cam toại, Hải tảo, Đại kích, Nguyên hoa.) khi sao lên thì thông lợi đường tiểu, giảm đau; đốt của nó chữa được các chứng mụn nhọt, ghẻ lở, hôn mê, bất tỉnh, phù thũng; hạt trừ được nhiệt tích trong lồng ngực; toàn thân sử dụng sinh hay chích mật tùy bệnh mà dùng. )

( Bản thảo bị yếu – Uông Ngang)

… Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?

CAM THẢO BẮC

1/ Giới thiệu:

Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão.

Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L.

Thuộc họ cánh bướm Fabaceae

Cam thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu

2/ Tác dụng dược lý

A. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.

B. Tác dụng như cortison

Cam thảo có tác dụng gần như cortison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong đường tiêu hóa.

Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Tác dụng theo tây y:

– Cam thảo có tác dụng giải độc với nhiều loại độc tố như Cloralhydrat, physostigmin, acetylcholine, pilocarpin, barbituric, histamine

– Cam thảo có tác dụng chống co thắt cơ trơn ống tiêu hóa

– Cam thảo chống loét đường tiêu hóa, trên thực nghiệm cao lỏng hoặc nước chiết xuất Cam thảo đều có tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do tác dụng ức chế histamine, làm vết loét chóng lành

Tác dụng cam thảo theo Đông y: Cam thảo là một trong những vị thuốc Đông y lâu đời nhất, trong sách “Thần nông bản thảo” thế kỷ 3 trước CN đã nói đến Cam thảo. Người xưa nhấn mạnh 2 tác dụng khá động đáo của Cam thảo là:

– Điều hòa vị thuốc: nhiệt gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt nhiệt, thuốc hàn gia thêm Cam thảo thì tính sẽ bớt hàn, thuốc có tác dụng mạnh sẽ làm cho hòa hoãn

– Giải độc: Cam thảo có khả năng giải bách dược độc

3/ Có nên sử dụng liên tục?

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

4/ Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi… Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,… và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

5/ Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp suy thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo… thay nước lọc.

Bài trướcHoài sơn (Sơn dược, củ mài)
Bài tiếp theoĐại táo (Táo tầu, táo đen, táo đỏ)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.