MẠCH CHẨN 

THỜI ĐIỂM XEM MẠCH

MẠCH CHẨN 
MẠCH CHẨN

A- NGUYÊN VĂN :

Chẩn pháp thường dĩ bình đán(1), âm khí vị động, dương khí vị tán, ẩm thực vị tiến, kinh mạch vị thịnh, lạc mạch điều quân, khí huyết vị loạn, cô’ nãi khả chẩn hữu quá chi mạch. Thiết mạch động tịnh nhi thị tinh minh(2), sát ngủ sắc quan ngũ tạng hữu dư bất túc, lục phủ cường nhược, hình chi thịnh suy, dĩ thử tham ngủ (3), quyết tử sinh chi phân.
(Tố vấn : Mạch yếu tinh vi luận)


C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :


C
hẩn mạch thông thường là vào lúc sáng sớm, bởi vì lúc bấy giờ khí âm chưa đông, khí dương cũng chưa tán, lại chưa có ăn uống gì, khí của kinh mạch chưa thịnh, khí của lạc mạch cũng rất điều hòa, khí huyết chưa bị nhiễu loạn, cho nên có thể xem rõ được mạch tượng có bệnh.
Trong khi bắt mạch theo dõi động tịnh, đồng thời phải quan sát tinh minh của mắt để xem xét thần khí, chẩn sát biến hóa của ngũ sắc để xem xét tạng phủ mạnh yếu, thực hư và hình thể của bệnh nhân thịnh hay suy, qua đó tổng hợp, so sánh, phân tích, phán đoán bệnh tật lành hay dữ và tiên lượng chết hay sông.

MẠCH CHẨN 
MẠCH CHẨN

D- CHÚ THÍCH :

(1) Chẩn pháp thường dĩ bình đán Bình đán tức là sáng sớm. Loại kinh chú:“ Bình đán là lúc âm dương giao nhau. Dương chủ ban ngày, âm chủ ban đêm, dương chủ biểu, âm chủ lý.
Khí dinh vệ của con người ngày đêm đi 50 vòng toàn thân. Ban ngày thì đi giữa dương phận, ban đêm thì đi ở ân, phận, đến sáng sớm lại đều hội tụ nơi thốn khẩu, cho nên
xem mạch nên chọn lúc sáng sớm khi mới thức dậy”.
(2) Tinh minh : Sách“Tô” vấn kinh chú tiết giải” nói:“Tinh thần của con người đều tập trung ở mắt. Quan sát tinh minh có nghĩa là xem ánh mắt tối hay sáng là biết được tinh khí của con người”.
(3) Tham ngũ Ý nói đem cái dị đồng ra so sánh. Loại kinh chú:“Lấy ba cái khác biệt để so sánh gọi là tham, lây năm cái giông nhau để chung gọi là ngũ. Qua so sánh sự khác biệt, đốì chiếu sự dị đồng mà tìm hiểu những điêu bí ẩn tinh vi vậy”.

E-LỜI BÀN:

Đoạn kinh văn này nêu ra luận điểm“Chẩn mạch thông thường là vào lúc sáng sớm” vì “Khí huyết chưa bị nhiễu loạn, cho nên có thể xem rõ được mạch tượng có bệnh”. Mặc dù đây là điểm quan trọng trong phép xem mạch, thế nhưng nếu không phải là vào lúc sáng sớm, nếu khí huyết bệnh nhân còn chúa bị nguyên nhân bên trong hay bên ngoài nhiễu loạn, thì cũng có thể xem mạch và nắm bắt được mạch tượng có bệnh khá chân thật. Cho nên cũng không nên quá câu nệ mà nhất thiết phải chọn giờ xem mạch vào buổi sáng sớm mới được.


MẠCH CHẨN 
MẠCH CHẨN

 

Bài trướcTRIỆU CHỨNG 12 KINH KHÍ TUYỆT
Bài tiếp theoMẠCH HỢP ÂM DƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.