Rối loạn ăn uống là bệnh phức tạp và là bệnh mạn tính thứ ba thường gặp ở các em gái với tỷ lệ lên tới 5%. Tỷ lệ rối loạn ăn uống tăng một cách khủng khiếp trong hơn 30 năm qua. Hai dạng rối loạn thức ăn chính là chán ăn và ăn uống vô độ. Với dạng chán ăn thì lượng thức ăn vào cơ thể rất hạn chế, với dạng ăn uống vô độ thì sau đợt ăn uống vô độ là cố gắng làm giảm ảnh hưởng của thừa cân bằng cách nôn, tập thể dục, hoặc nhịn ăn. cả hai loại bệnh này thường đi kèm với mắc bệnh về thể chất, tâm lý và gây tử vong đáng kể.

Rối loạn ăn uống là bệnh phức tạp và mạn tính
Rối loạn ăn uống là bệnh phức tạp và mạn tính

Mặc dù rối loạn ăn uống xảy ra thường xuyên ở tuổi vị thành niên, nhưng các phát hiện trong các tài liệu khoa học thường báo cáo chung với người lớn. Rối loạn ăn uống ở vị thành niên cần được xem xét tách biệt và khác với người lớn bởi vì các đặc tính riêng của các em có cần được cân nhắc kỹ càng khi chẩn đoán xác định, điều trị rối loạn ăn uống. Có biến đổi rất lớn về tốc độ, thời điểm, mức độ lớn của chiều cao và cân nặng trong quá trình dậy thì, mất kinh trong giai đoạn đầu của quá trình dậy thì sẽ khó đoán được ngày có kinh lần sau, thiếu hiểu biết tâm lý về các khái niệm trừu tượng (như các quan niệm cá nhân, động cơ của việc giảm cân, tình trạng cảm xúc), cản trở việc ứng dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán, như trong cuốn Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ IV(DSM- IV) cho vị thành niên. Tất cả vị thành niên có rối loạn ăn uống cần được đánh giá là mắc bệnh về tâm thần. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu các khía cạnh khác của rối loạn ăn uống phù hợp với vị thành niên.

Rất tiếc là tất cả các đặc tính sinh học như là dậy thì muộn, chậm phát triển, giảm hấp thu các chất khoáng của xương có thể xảy ra nhưng không điển hình như lâm sàng của bệnh rối loạn ăn uống ở vị thành niên. Chẩn đoán rối loạn ăn uống cần phải xem xét không chỉ với các em có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán mà còn phải xem xét ở các em đang thực hành giảm cân hoặc có biểu hiện lo lắng về thức ăn, cân nặng, vóc dáng và luyện tập thể dục. Bất cứ thiếu niên nào của cả hai giới không đạt được hay không duy trì được cân nặng chuẩn, chiều cao, cơ thể cân đối hoặc ở giai đoạn trưởng thành về tính dục đều cần được theo dõi. Rối loạn ăn uống có thể dẫn đến các ảnh hưởng có hại cho sự trưởng thành về thể chất, tình cảm và sự phát triển của vị thành niên. Trong một vài trường hợp các rối loạn này còn có thể làm chết người. Vì vậy ngưỡng can thiệp ở vị thành niên nên thấp hơn người lớn. Hầu hết các biến chứng về thể chất ở vị thành niên đều được cải thiện khi dinh dưỡng được phục hồi và sự phục hồi của rối loạn ăn uống. Một vài biến chứng y học có thể bị đảo ngược, đó là tăng trưởng chậm nếu rối loạn xảy ra trước khi liền các đầu xương, dậy thì muộn hoặc không, và sự hình thành các khối gai xương sẽ giảm trong độ tuổi hai mươi, tăng nguy cơ loãng xương ở tuổi trưởng thành.

Rối loạn ăn uống ở vị thành niên cần được đánh giá và điều trị tập trung vào các mặt y sinh học và tâm lý xã hội học, tình trạng mạn tính của sức khoẻ. Việc đánh giá và tiếp tục quản lý phải được sự phối hợp của các ngành, tốt nhất là được thực hiện bởi một nhóm gồm có bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ dinh dưỡng và các chuyên ngành sức khoẻ tâm thần. Liệu pháp gia đình là một phần rất quan trọng của điều trị.

Vị thành niên có rối loạn ăn uống cần được nhập viện khi: có dấu hiệu suy dinh dưỡng có các bằng chứng tổn thương y học về sinh học hay cơ thể (ví dụ như dấu hiệu sinh tồn không ổn định, mất nước, hoặc rối loạn cân bằng điện giải) thậm chí cả khi không giảm cân, ngừng tăng trưởng hoặc phát triển, bỏ điều trị ngoại trú, bỏ ăn, không kiềm chế được tình trạng ăn uống vô độ, nôn, xổ ruột, gia đình bất hoà làm ngăn cản kết quả điều trị,và những tình trạng cấp cứu về y tế và tâm lý.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.