Các thủ pháp nắn chỉnh cơ bản
Thường dùng 10 thủ pháp (lấy gãy xương cánh tay minh họa).
Sờ
Trước và sau khi nắn chỉnh, cần thiết phải sờ nắn rõ tình hình di lệch của xương gãy và kết quả sau nắn chỉnh.
Dùng hai tay sờ nắn vùng gãy một cách thận trọng, xác định tình hình các đoạn xương gãy (về vị trí, hướng di lệch), cũng như nhiệt độ và mạch của đoạn ngoại vi; các tổn thương khác về mạch máu, tổ chức mềm.
Khi nhẹ nhàng sờ khám hai đoạn xương gãy có thể cảm nhận được tiếng cọ xát của hai đầu xương gãy, tiếng cọ xát này khi có kinh nghiệm sẽ phân biệt được là tiếng cọ của hai vỏ xương hay hai mặt gãy với nhau, thông qua đó phần nào xác định được hướng di lệch sang bên của các đoạn gãy với nhau, tiếng cọ xát với nhau trong trường hợp bị gãy vụn nhiều mảnh.
Phim X quang cho phép chẩn đoán chính xác xương gãy và kiểu di lệch, tránh làm bệnh nhân đau đớn do thăm khám gây nên. Tuy nhiên cũng cần khám toàn diện để nắm được tình trạng chi gãy cũng như người bệnh.
Kéo
Dùng băng vải cố định ngược với chiều sẽ kéo, sau đó kéo từ từ với lực kéo tăng dần cho hết di lệch chồng rồi tiến hành các thủ pháp nắn chỉnh. Kéo chủ yếu để làm giãn trương lực cơ (trương lực này co kéo góp phần làm các đoạn gãy di lệch, nhất là di lệch chồng, di lệch gấp góc, di lệch xoắn vặn).
Đẩy
Dùng lực đẩy ngược với chiều di lệch để giải quyết di lệch bên. Căn cứ vào vị trí gãy mà cần sử dụng lực đẩy nắn mạnh hay yếu, tuỳ sức khoẻ của người nắn mà chỉ dùng bàn tay hay dùng hai cẳng để xiết (sau khi đan cài các ngón vào nhau) để lực mạnh hơn.
Dùng lực kéo và kéo ngược lại
Gãy xương cánh tay
áp
Trong trường hợp xương gãy vát, chéo, giữa hai mặt gãy của xương có khoảng cách, chi gãy không hoặc ngắn ít, người nắn dùng hai bàn tay ấn ép hai mặt thuộc hai đoạn gãy trung tâm và ngoại vi áp sát vào nhau.
Nắn
Dùng trong trường hợp xương gãy ngang, di lệch chồng làm chi gãy bị co ngắn so với bên lành. Người nắn dùng một tay hoặc hai tay nắm lấy đoạn ngoại vi; người thứ hai hoặc tay kia dùng bốn ngón trỏ đến ngón út nhẹ nhàng kéo đoạn ngoại vi và gấp thành góc khoảng 30o -50o so với trục chi. Sau đó dùng tay hoặc ngón tay đẩy đoạn ngoại vi trượt hướng ra đầu gãy của đoạn trung tâm (có thể gấp từ từ đến 90o ) cho đến khi hai đoạn gãy tương ứng thì duỗi đoạn ngoại vi trả về hướng trục xương.
Khi dùng thủ pháp này chú ý, góc gấp không được quá lớn, hướng gấp góc không được mở về hướng có thể làm thương tổn thần kinh, mạch máu, vỏ xương có thể làm thương tổn phần mềm, thậm chí làm rách da biến gãy kín thành gãy hở. Ngoài ra có thể kẹp tổ chức khác vào giữa hai mặt gãy.
Nắn ngược lại nơi gãy
Rung
Mục đích của phương pháp rung là làm cho các diện xương gãy khớp lại với nhau. Hay dùng cho gãy xương kiểu diện gãy răng cưa. Thủ pháp này được tiến hành ở các chi dài, chiều kéo thẳng lực vừa phải, sau đó lắc đùi với góc độ 5-10o .
Nắn vòng ra sau
Dùng trong trường hợp hai đoạn gãy trở lưng vào nhau, giữa hai đoạn có thể có chèn tổ chức phần mềm. Trước hết, cần căn cứ cơ chế gãy hướng di lệch để chọn phương pháp nắn vòng hợp lý để phục hồi giải phẫu. Người phụ kéo giãn hai đoạn gãy với lực vừa phải, người nắn một tay cố định đoạn trung tâm, tay kia nắm đoạn ngoại vi dẫn vòng về bên đối diện theo ngược đường cơ chế di lệch đưa hai mặt xương gãy về vị trí . Lại dùng thủ pháp ápđể hai mặt gãy áp sát nhau.
Rung theo nhiều hướng Nắn vòng phía sau
Khi áp dụng thủ pháp này cần chú ý: khi kéo, không được kéo quá mạnh vì sẽ làm thương tổn cơ; ngược lại nếu kéo quá yếu cũng làm tổn thương cơ (do cơ phủ lên các mặt gãy) thậm chí nghiền nát phần mềm đệm giữa hai đoạn gãy.
Khi thao tác hai đoạn gãy cần dựa sát vào nhau để tránh thương tổn thêm phần mềm xung quanh.
Khi tiến hành nắn quay vòng đoạn gãy, nếu thấy vướng tổ chức phần mềm thì cần thay đổi phương hướng, lựa đường đi dễ và nhẹ hơn.
ấn ba điểm(tam điểm nại an pháp):áp dụng trong các trường hợp gãy cành tươi và chỉ đơn thuần có di lệch gấp góc.
Một điểm là đỉnh góc di lệch, hai điểm kia là hai đầu xương gãy được ấn ngược lại với điểm đỉnh góc và nắn hết di lệch gấp góc.
Tăng tiếp xúc(xúc đỉnh hợp)
Dùng trong các trường hợp các đoạn xương gãy di lệch xa nhau (ví dụ gãy xương cánh tay, do trọng lượng của phần ngoại vi ổ gãy kéo xuống làm nhược và giãn dài cơ nhị đầu và tam đầu cánh tay, đoạn ngoại vi tách rời đoạn trung tâm). Tăng tiếp xúc là làm cho hai đầu gãy của xương áp sát nhau làm tăng cường thêm tính ổn định. Với gãy ngang xương sau khi đã được nắn chỉnh thẳng trục và di lệch xoay, người nắn nắm chặt lấy đoạn gãy trung tâm, tay kia nắm lấy đoạn ngoại vi, trợ thủ nhẹ nhàng ấn ép hai đoạn làm cho hai mặt gãy áp sát nhau thêm. Khi nắn chỉnh xương gãy ngang cũng có thể dùng pháp xúc đỉnh để kiểm tra hiệu quả. Nếu nắn chỉnh thành công, các mặt gãy tiếp xúc tốt thì khi trợ thủ ấn dồn hai đoạn gãy vào nhau chi gãy không bị ngắn lại.
Hình Nắn ấn ba điểm Hình Dồn áp hai mặt gãy
Tách
Dùng trong các trường hợp gãy hai xương cẳng tay, xương bàn tay, xương sườn, xương bàn chân. Trong các trường hợp này, các đoạn gãy do sự co kéo của màng liên cốt hoặc các cơ gian đốt làm cho khe giữa các xương bị hẹp lại. Người nắn dùng hai ngón cái và các ngón trỏ, giữa, nhẫn bấm phân tách giữa các xương, nắn thẳng các di lệch gấp góc, làm cho các đầu gãy về hợp đúng chỗ của mình là đạt mục đích nắn chỉnh. Khi cố định, thường dùng đệm hình đũa để tách xương.
Trên đây là 10 thủ pháp thường dùng. Cần căn cứ tình hình di lệch và loại gãy cụ thể mà dùng một hay phối hợp nhiều thủ pháp khi ứng dụng.
Tiêu chuẩn nắn chỉnh
Phục hồi giải phẫu
Xương gãy sau khi nắn chỉnh cần phải được phục hồi về hình thể chi.
Hình Phương pháp tách xương
Thường so sánh với chi bên lành hoặc so sánh cấu trúc tương ứng thân thể người thường. Các chỗ gãy phải được tiếp xúc nhau càng như bình thường càng tốt để tiên lượng có lợi cho liền xương và phục hồi công năng.
X quang cho phép kiểm tra tốt kết quả nắn chỉnh.
Phục hồi công năng
Sau khi xương gãy được nắn chỉnh, cố định, liền xương… cần chú trọng phục hồi cơ năng chi gãy. Một số trường hợp không thể phục hồi về hình thể thì cần căn cứ vào tuổi tác, nghề nghiệp, thời gian sau gãy, vị trí gãy để chọn mục tiêu hồi phục công năng chi làm chính; không nắn thô bạo hay cố nắn chỉnh nhiều lần làm thương tổn thêm cân, cơ, dây chằng làm cho xương gãy khó liền và ảnh hưởng cơ năng chi gãy về sau. Y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng do nắn chỉnh thô bạo hay nhiều lần đã gây cốt hoá tổ chức phần mềm làm cứng cơ, khớp, ảnh hưởng xấu đến chức năng chi gãy. Hậu quả này cũng thường gặp đối với gãy trên lồi cầu xương cánh tay như cốt hoá ngoài khớp, cứng khuỷu… Một số trường hợp bị viêm xương mạn tính kéo dài.