KINH NGHIỆM ĐÔNG Y CHỮA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- Cách đặt vấn đề:
Bệnh được mô tả từ lâu, nhưng để thống nhất việc xác định bệnh giữa 2 nền y học hiện đại và y học dân tộc cổ truyền. Nghiên cứu và đánh giá khả năng của y học dân tộc trong việc điều trị bệnh này.
- Nguyên nhân:
+ Y học hiện đại nói:
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi đốt có tên là Den-gue (gốc từ chữ dengue nghĩa là loạng choạng). Do muỗi vằn là thủ phạm truyền bệnh từ người nọ sang người kia.
Do một loại vi rút rất nhỏ có ở trong máu bệnh nhân trước khi sốt 2 – 3 ngày và kéo dài suốt trong thời kỳ sốt. – Loại vi rút này không sống lâu ở nhiệt độ trong nhà, ở 40°C sẽ bị tiêu diệt trong vòng 30 phút, ướp trong nước đá sống được 7 ngày. Bệnh này có ở nhiều nước trên thế giới, các nước vùng nhiệt đới, có nhiệt độ thường xuyên là 20 – 30°C như Mê-hi-cô, Nam Hoa Kỳ, Ấn Độ, Mã Lai, Philippin, Thái Lan, Lào, Singapo, Nam Việt Nam v.v… hầu như có quanh năm.
Ở tỉnh ta, tuy ở vùng nhiệt đới, nhưng khí hậu không hoàn toàn nhiệt đới. Mùa đông khá lạnh kéo dài đã huỷ diệt một phần mầm bệnh. Nhưng sau mùa đông nắng ấm lên có thể có dịch sốt xuất huyết do muỗi truyền. Hay là do người nào đó mang mầm bệnh từ nơi khác đến gây nên.
Từ khi nước nhà được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất việc giao lưu giữa hai miền và nước ngoài được mở rộng, mầm bệnh xâm nhập vào tình ta gây ra các vụ dịch như ở Nga Sơn, Hoằng Hoá, Lang Chách, Ngọc Lạc, Thành phố Thanh Hoá v,v…
Thống kê qua các vụ dịch, lứa tuổi mắc bệnh từ 7 – 15 tuổi là 87%, người lớn là 12%.
- Triệu chứng của bệnh:
+ Sốt: Thường sốt cao đột ngột 38 – 39 – 40°C kéo dài 3 – 4 ngày. .
+ Phát ban:
- a) Dưới da: Giảm sốt hay hết sốt, trên người nổi ban đỏ như lên sởi, ban nổi thêm những vết chấm xuất huyết, trông như nốt chấm xanh mờ ở dưới da, hoặc những mảng xuất huyết trông như vết hằn tím, khi bị đòn đánh vào. Những vết này thường thấy ở chi dưới và những chỗ đầu xương.
- b) Phủ tạng:
Một số người bệnh xuất huyết trong phủ tạng như: .
– Chảy máu mũi.
– Nôn ra máu.
– Đại tiện ra máu.
– Rong huyết (tưởng là kinh nguyệt thấy bất thường).
- c) Các triệu chứng khác: Đau bụng, nôn, oẹ, biếng ăn, đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi các bắt thịt.
- Phân loại tình trạng bệnh trong vụ dịch.
Căn cứ vào lâm sàng có thể chia làm 2 loại:
+ Loại có sốt không xuất huyết chiếm 60%, loại này có thể điều trị tại chỗ.
+ Sốt và xuất huyết: Dưới da: Nhẹ. Xuất huyết phủ tạng: Nặng.
Loại này chiếm 40% cần được theo dõi điều trị chu đáo.
Tỷ lệ tử vong của sốt xuất huyết do muỗi truyền là 5% (theo thống kê của Hà Nội).
Y học cổ truyền dân tộc viết:
Sách Tỉnh y của Ngô Hữu Khả đã viết: Bệnh này thuộc về ôn dịch, phát thành dịch lớn, bệnh chuyển biến cấp mãnh liệt. Hay như sách Chư bệnh Nguyên Hậu Luận nói “Bệnh dịch sốt dễ truyền nhiễm có thể chết cả nhà bằng đường hô hấp, mũi họng”.
Bệnh này do khí độc ở ngoài qua đường mũi họng vào phế (phế chủ khí) phế chủ mao, vào phần vệ.
Khí độc từ phần vệ khí vào dinh huyết vào tâm huyết nhiệt gây sốt cao và xuất huyết.
– Nếu tà khí đến phần vệ, gây xuất huyết dưới da.
– Vào phần dinh, vào phủ tạng gây xuất huyết nội tạng.
– Về chẩn đoán loại hình theo y học dân tộc, bệnh có 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu:
Nhiệt đã từ ngoài vào phân vệ khí, tương đương với triệu chứng ở thượng tiên có các triệu chứng sau: Sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, sợ gió, có ít mồ hôi, miệng đắng, nốt lưỡi đỏ, môi khô, ho rát cổ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, cơ nhục đau mỏi, mạch phù sác.
+ Giai đoạn sau:
Nếu điều trị không kịp thời kéo dài độc tà vào phần dinh huyết, ngoài các triệu chứng ở trên, sốt nguyên hoặc giảm, nhưng có dấu hiệu xuất huyết dưới da từng điểm hoặc như hạt cải ở tay chân và toàn thân, có lúc mê sảng. Mạch trầm tế sác.
Nặng hơn nữa thì xuất huyết nội tạng như: Chảy máu mũi (nục huyết) Nôn ra máu (thổ huyết) Đại tiện ra máu (tiện huyết) Đái ra máu (niệu huyết).
+ Chẩn đoán phân biệt:
– Cúm: Có dấu hiệu viêm long đờm đường hô hấp trên, không có dấu hiệu xuất huyết.
– Sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Có dấu hiệu viêm long đờm đường hô hấp trên, có các biến chứng hay gặp: Hô hấp, tiêu hoá, thần kinh.
+ Quá trình nghiên cứu:
Năm 1981 và lẻ tẻ những năm sau này Bệnh viện chúng tôi có theo dõi, điều trị cho hơn 34 cán bộ, công nhân viên và các con cháu cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện.
Qua điều trị và theo dõi đã thống kê thấy như sau:
Về lứa tuổi: Lứa tuổi công
15
Lứa tuổi công tác | 20-40 | 15 tuổi trở xuống | ||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
Bệnh viện y học dân tộc | 9 | 8 | 10 | 7 |
Về nghề nghiệp: Học sinh, cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện Y học dân tộc. 5. Triệu chứng:
Đau đầu, đau xương sống, đau mỏi cơ nhẹ chiếm 100%.
– Đau bụng: Người lớn chiếm 10%
Trẻ em 60%
– Nôn oẹ: Người lớn 30%
Trẻ em 40%
Biếng ăn chiếm 100%
Mệt mỏi chiếm 100%
Mê sảng chiếm 24%
Nhiệt độ từ 38 – 39°C: Người lớn 10. Trẻ em 7
Chiếm 50%
Trên 39°C: Người lớn 11. Trẻ em 6
Chiếm 50%
Mạch: Tăng theo nhiệt độ.
Huyết áp: Nói chung huyết áp dao động hông đáng kể.
Xuất huyết dưới da: Người lớn 8; trẻ em 5 người.
Tạng phủ: Người lớn 5.
Nục huyết: 2 người.
Nục huyết + sinh dục: 2 người.
Toàn huyết: 1 người.
+ Phân tích theo phân loại: Sốt: 16 người, chiếm 47%.
Sốt và xuất huyết dưới da: 13 người, chiếm 33%. Sốt và xuất huyết nội tạng: 5 người, chiếm 15%.
+ Phi lâm sàng:
Khả năng chúng tôi mới làm được như sau:
Máu: – KST sốt rét: 100%. Hồng cầu không thay đổi rõ rệt.
Số lượng bạch cầu giảm.
Lâm ba cầu bình thường.
Tốc độ huyết trầm: Bình thường.
Lâm ba cầu: Bình thường.
Máu đông, máu chảy: Bình thường.
Nước tiểu: Protein (-)
Cặn bình thường.
- Phương pháp điều trị:
+ Y học hiện đại: Không dùng thuốc hạ sốt vì làm huyết áp giảm sức đề kháng.
+ Y học cổ truyền: Pháp:
Giai đoạn đầu: Thanh nhiệt giải độc
Bài thuốc:
Cát căn 15 gam
Kim ngân 10 gam
Cúc hoa 10 gam
Lá trúc 15 gam
Cát sâm 15 gam
Kinh giới 10 gam
Cam thảo đất 8 gam
Mạch môn 15 gam
Chi tử 10 gam
Giai đoạn sau: Lương huyết, tiêu độc, chỉ huyết. Bài thuốc:
Huyền sâm 20 gam
Kim ngân 10 gam
Lá trúc diệp 10 gam
Sinh địa 15 gam
Cỏ mực (sao cháy) 10 gam
Cam thảo đất 8 gam
Mạch môn 15 gam
Hoè hoa (sao đen)10 gam
Thời gian điều trị: Sốt 7 – 10 ngày . Xuất huyết 10 – 15 ngày
Xuất huyết tạng phủ đe doạ tụt huyết áp: 20 ngày. Sau đó chuyển sang điều trị bồi dưỡng thêm.
Kết quả điều trị: 100% khỏi. Không xảy ra tai biến gì đáng tiếc.
- Nhận xét.
Chung: Vì nghiên cứu trong phạm vi hẹp đơn giản nên đánh giá còn bị hạn chế.
Riêng: Khả năng thuốc y học dân tộc có tác dụng rõ rệt trong điều trị sốt xuất huyết.
Điều quan trọng là khi có dịch cần phát hiện sớm, có biện pháp phòng và chủ động điều trị ngay từ đầu.
Cần có kế hoạch phổ biến rộng rãi trong thời gian trước vụ dịch xảy ra, hay nơi có dịch cũ, chủ động để dự trữ thuốc có khả năng hạn chế các thể nặng dẫn đến tử vong.
Theo: Bác sĩ: Đàm Trưng