Thủy vi âm, hòa vi dương(1), dương vi khí, âm vi vị(2). VỊ quy hình, hình quy khí(3), khí quy tinh, tinh quy hóa. Tinh thực khí, hình thực vị, hóa sinh tinh, khí sinh hình. VỊ thương hình, khí thương tinh(4), tinh hóa vi khí(5), khí thương vu vị. Âm vị xuất hạ khiếu(6), dương khí xuất thượng khiếu(7).
(Tôi’ vấn : Âm Dương ứng tượng đại luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYỀN VĂN :
Phân biệt thuộc tính của thủy hỏa thì thủy thuộc âm, hỏa thuộc dương, phân biệt khí vị của thức ăn, thuốc uống thì khí thuộc dương, vị thuộc âm. Ăn uống ngũ vị để nuôi dưỡng cơ thể, cơ thể hóa sinh nguyên khí, dinh khí của ẩm thực sưởi ấm âm tinh, qua khí hóa âm tinh hóa sinh nguyên khí. Cho nên nói âm tinh nhờ hấp thụ dinh khí của ẩm thực, cơ thể nhờ sự dinh dưỡng của thức ăn ngũ vị, công năng khí hóa của nguyền khí chuyển hóa tinh ba của thức ăn thành âm tinh để nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, nếu ta ăn uống không điều độ, thức ăn khí vị thái quá cũng có hại cho cơ thể và tinh huyết. Âm tinh có thể chuyển hóa thành nguyên khí, nguyên khí cũng có thể bị tổn thương do ăn uống không điều độ. Vị thuộc âm nên những cặn bã của thức ăn đều được bài tiết xuống hạ khiếu (lỗ đái và hậu môn), khí thuộc dương nên thanh khí thăng lên thoát ra từ thượng khiếu (lỗ trên).
D-CHÚ THÍCH :
(1) Thủy vi âm, hỏa vi dương: Thuộc tính của thủy là nhuận, là hướng xuống, nên thuộc âm. Thuộc tính của hỏa là nóng, là thăng bốc, nên thuộc dương.
(2) Dương vi khí, âm vi vị ? Khí vô hình tính thăng nên thuộc dương, vị thuộc vật chât hữu hình tính giáng nên thuộc âm.
(3) VỊ quy hình, hình quy khí : VỊ chỉ ẩm thực ngũ vị, quy là chuyển hóa, hình là chi’ hình thể, khí ở đây là chỉ nguyên khí. Ý nói thức ăn ngũ vị bồi bổ cơ thể hình hài và hóa sinh ra nguyên khí.
(4) VỊ thương hình, khí thương tinh: Nghĩa là ăn uống khí vị thái quá sẽ làm tổn thương cơ thể và âm tinh.
(1) Tinh hóa vi khí : Âm tinh có thể chuyển hóa thành nguyên khí.
(2) Hạ khiếu : Khiếu là cái lỗ. Hạ khiếu là chỉ hậu môn và lỗ tiểu, hoặc gọi là nhị âm.
(3) Thượng khiếu: Chỉ tai, mắt, mũi, miệng.
A- NGUYÊN VĂN :
Tráng hỏa chi khí suy(I), thiếu hỏa chi khí tráng(2), tráng hỏa thực khí, khí thực thiếu hỏa<3), tráng hỏa tán khí, thiếu hỏa sinh khí. Khí vị tân cam phát tán vi dương, toan khổ dũng tiết(4)vi âm.
(Tô’ vân : Âm dương ứng tượng đại luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Dương khí hóa thịnh làm cho nguyên khí suy, dương khí bình hòa nguyên khí mới thịnh vượng. Dương khí hỏa thịnh làm cho nguyên khí bị tiêu hao, dương khí bình hòa giúp ôn ấm nguyên khí. Thế cho nên nói dương hỏa thịnh làm hao tán nguyên khí, dương hỏa bình hòa có thể nuôi dưỡng nguyên khí. về khí vị, vị cay, vị ngọt có tính phát tán thuộc tính dương, vị chua, đắng có công năng gây nôn ói, đi ngoài thuộc tính âm.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Tráng hỏa chi khí suy: Tráng hỏa chỉ dương khí hỏa thịnh. Khí là nguyên khí. Ý nói dương khí hỏa thịnh làm cho nguyên khí suy.
(2) Thiếu hỏa chi khí tráng :Thiếu hỏa chỉ dương khí bình hòa, khí tráng là nói nguyên khí thịnh vượng. Ý nói dương khí bình hòa thì nguyên khí mới thịnh vượng.
(3) Tráng hỏa thực khí. khí thực thiếu hỏa, Dương khí hỏa thịnh khiến nguyên khí bị hao tán mà nguyên khí phải nhờ dương khí bình hòa nuôi dưỡng, ôn ấm. Chữ “thực’’đứng ở trước có nghĩa là hao tán, chữ “thực”đi ở sau có nghĩa là nuôi dương.
(4) Dũng tiết : Chữ dũng có nghĩa là ói mửa, chữ tiết có nghĩa là đi ngoài.