BẦN-HUYẾT LINH
EP 107 Pin xùe Líng
Đặc biệt Kỳ huyệt.
Mô tả huyệt của huyệt Bần Huyết Linh :
Xác định huyệt Ngọc điền, đo dưới huyệt này 0,3 thốn.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Bần Huyết Linh :
Thiếu máu.
Phương pháp châm cứu:
Cứu 5 10 phút. Không châm.
HUYỆT BẤT DUNG
不容穴
S 19 Bùróng xué
Xuất xứ của huyệt Bất Dung:
«Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bất Dung:
– “Bất” có nghĩa là không.
– “Dung” có nghĩa là chứa, tiếp nạp.
Dạ dày như một cái túi chua đựng thức ăn thức uống, nó có thể chứa được một giới hạn chừng mực nào đó. Khi thức ăn thức uống trong dạ dày đã dạt toi múc của huyệt này, nó sẽ không còn tiếp nhận thêm bất cứ một thứ gi nữa. Huyệt chuyên trị đầy bụng, nôn mửa, không tiếp nạp được thức ăn, nên gọi là Bất dung (Giói hạn của thung chứa không dung nạp được nữa).
Huyệt thứ 19 Thuộc VỊ kinh
Mô tả huyệt của huyệt Bất Dung:
1. Vị trí xưa:
Cách Ư môn ra 1,5 thốn, từ Nhâm mạch đo ra 2 thôn (Giúp át).
2. Vi trí nay :
Nằm ngửa đo từ xương mỏ ác xuống rốn là 8 thốn, rồi từ rốn đo lên 6 thốn, xong do ngang ra 2 thốn là huyệt.
3. Giải phần, Thần kinh Dưới huyệt:
là cân cơ chéo to, cơ thắng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ố bụng là gan. Thần kinh vận động cơ là 6 dây gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T6.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Bất Dung:
1. Tại chỗ đau thần kinh liên sườn.
2. Theo kinh Đầy bụng, nôn mửa, đau dạ dày.
3. Toàn thân Sinh ruột, no hơi, mửa ra máu, đau vùng tim.
Lâm sàng của huyệt Bất Dung:
1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Kỳ môn trị đau tim, hay ợ chua (Tú sinh). Phối Thượng quản. Đại lăng trị mửa ra máu (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Túc Tam-lý, Nội quan, Công tôn, Trung quản trị đau dạ dày, bụng căng đầy
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cáu 5 20 phút.
* Chú ý Không nên châm quá sâu, vì dưới là gan, có thể gây xuất huyết bên trong nguy hiểm.
Tham khảo:
1. «Giáp ất>> quyên thủ 11 ghi rằng: “Nôn ra máu, đau vai, đau dưới sườn, khô họng, đau tim xuyên tới vai không ho được ho thì đau ở thận, dùng huyệt Bất dung làm chủ”
2. «Thiên kim phương» quyến thứ 30 ghi rằng: “Bất dung, Kỳ môn chủ trị đau tim ợ chua“.
3. «Nhãn khoa cẩm nang>> ghi rằng: “Trẻ con cam nhãn và quáng gà, chọn các huyệt Bất dung, Thiên khu, cứu vào các đốt sống 7, 8, 9, 11 có hiệu quả tốt”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Bất dung chủ về đầy bụng, hạch hòn trong bụng, nôn ra máu, đau vai sườn, họng khô, đau tim, đau ngực xuyên tới vai, ho suyễn, không muốn ăn, sôi bụng do hư, nôn mửa, đàm tích, thoát vị, trưng hà”.