HUYỆT BẢN THẦN
G 13 Bénshén (Penn Chenn, Pounn Chenn).
Xuất xứ của huyệt Bản Thần:
Sách «Giấp ất»
Ý nghĩa tên gọi của huyệt Bản Thần:
– “Bản”có nghĩa là nguồn gốc, căn nguyên.
– “Thần ” có nghĩa là tinh thần hay tâm trí.
Não được xem như là nguồn gốc của con người và là nhà của tinh thần. Huyệt ở trên trán 3 thốn bên Thần đình. Do đó mà có tên là Bản thần.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở hai bên Khúc sai 1,5 phân trong chân tóc trán, là hội của Túc Thiếu-dương và Dương-duy tương ứng với não. Não là cái vốn của con người chủ về bệnh thần chí, nên gọi là Bản thần”.
Tên Hán Việt khác :Trực nhĩ
Tên đọc khác: Bổn thần
Huyệt thứ :13 Thuộc Đởm kinh
Đặc biệt Hội của Túc Thiểu-dương kinh và Dương duy mạch.
Mô tả của huyệt Bản Thần:
1. Kị tri xưa:
Hai bên huyệt Khúc sai, mỗi bên 1,5 thôn (Giáp ất), vào trong chân tóc 4 phân, phía ngoài huyệt Khúc sai 1,5 thốn (Đồng nhân).
2. Vị trí nay:
Ngồi ngay điểm huyệt Thần đình (mạch Đốc đo ra 3 thốn), từ huyệt Ty trúc không đo thắng lên, vào mé tóc 5 phân là huyệt.
3. Giải phần. Thần kinh Dưới huyệt:
là chỗ cơ trán dính vào cân sọ. Dưới nữa là xương trán Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh mặt V1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Bản Thần :
1. Tại chỗ Đau đầu.
2. Theo kinh Hoa mắt, cố cứng đau, đau sườn – ngực.
3. Toàn thân Liệt nửa người, động kinh, điên.
Lâm sàng của huyệt Bản Thần:
1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Thân trụ trị động kinh, điên (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Tam-âm giao, Đại đô, Thân mạch trị bệnh ở mắt. Phối Tiền đỉnh. Tín hội. Thiên trụ trị trẻ con động kinh. Phối Nhân trung, Bách hội, Thập tuyên trị trúng phong, bất tỉnh nhân sự. Phối Tâm du, Hành gian, Đại lăng, Hợp cốc trị động kinh.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên dưới da 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 15 phút.
* Chú ý Khi cứu không được gây bỏng, cân thận lúc cứu.
Tham khảo:
1. «Giáp ất» quyên thứ 7 ghi rằng: “Đau đầu hoa mắt, cổ gáy cứng đơ, đau thắt ngực sườn, không quay qua quay về được, chọn Bản thần làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Trị các loại phong, cứu hai huyệt Bản thần, mỗi nơi 7 lửa”.
3. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Động kinh sủi bọt mép, cổ gáy cứng đơ, hoa mắt, đau hông không quay được, nôn mửa dãi nhốt, thiên phong”.
4. «Bách chứng» ghi rằng: “Bản thẩn phối Thân trụ trị động kinh có hiệu quả” (Kiêm Thân trụ, trị diên tật hiệu).
5. Theo “Giáp ất” huyệt này còn gọi là Trực nhĩ.
6. Căn cứ theo “Kỳ kinh bát mạch khảo ” thì huyệt này là nơi hội của năm mạch Thủ Túc Thiếu- dương, Dương-minh, Dương duy”.