HẬU ĐỈNH
后頂穴
GV 19 Hòu dǐng xué
Xuất xứ của huyệt Hậu Đỉnh:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Hậu Đỉnh:
– “Hậu” có nghĩa là sau, phía sau
– “Đỉnh ” có nghĩa là đỉnh đầu.
Huyệt nằm ở đỉnh đầu, phía sau Bách hội 1.5 thốn nên gọi là Hậu đính.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Đỉnh tức là đỉnh trên cùng, huyệt ở sau Bách hội 1,5 thốn, nơi phía sau đỉnh đầu, đối xứng với Tiền đính qua Bách hội nên gọi là Hậu đính”.
Tên đọc khác của huyệt Hậu Đỉnh:
Hậu đỉnh, Hậu đảnh.
Tên Hán Việt khác của huyệt Hậu Đỉnh:
Giao xung.
Huyệt thứ :
19 Thuộc Đốc mạch
Mô tả huyệt của huyệt Hậu Đỉnh:
1. VỊ trí xưa :
Sau huyệt Bách hội 1,5 thốn, ở trên xương chẩm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Điểm giữa của huyệt Bách hội và Cường gian, hoặc từ Cường gian do lên 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hậu Đỉnh:
là cân sọ, dưới nữa là xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Hậu Đỉnh:
1. Tại chỗ, Theo kinh:
Đau đỉnh đầu
2. Toàn thân :
cảm mạo, nhức nửa đầu, mất ngủ, động kinh.
Lâm sàng của huyệt Hậu Đỉnh
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Bách hội, Hợp cốc trị đau đỉnh đầu (Đại thành). Phối Ngoại khâu trị đau cổ gáy, sợ gió lạnh (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Yêu kỳ, Dịch môn, Đại chùy, Dương phụ trị động kinh, tâm thần phân liệt. Phối Thái dương, Bách hội, Hợp cốc trị đau đầu. Phối Trung quản, Thái dương trị chóng mặt hoa mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ỷ Tránh châm đụng xương.
Tham khảo của huyệt Hậu Đỉnh:
1. «Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: “Hoa mắt chóng mặt xây xẩm, đau trên đỉnh đầu, dùng Hậu đính làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyên thứ 11 ghi rằng: “Tâm thần phân liệt co giật, chạy bậy, cô gáy đau, dùng Hậu đính làm chủ”.
3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Hậu đính trị mắt loàng quàng, cổ gáy sợ gió lạnh, hoa mắt đau nửa đầu, có thể cứu 5 lửa. Châm vào 3 phân”.
4. «Khảo huyệt biên» ghi rằng: “Hậu đính chủ trị đầu phong, chóng mặt hoa mắt, đau tim, khi châm Hậu đính xong nên tả huyệt Dũng tuyền làm cho trên dưới đều được tương thông để dễ lành bệnh”.
5. Theo “Giáp ất” huyệt này còn gọi là Giao xung.