BÁCH CHỦNG PHONG

EP 80 Bãi Zhong Fang

BÁCH CHỦNG PHONG
BÁCH CHỦNG PHONG

Tên đọc khác:

Bá chủng phong

Đặc biệt:

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt Xác định huyệt:

Đại chùy, rối từ huyệt này đo ra mỗi bên 2,3 thốn. Thần kinh, Giải phẫu (Xem: Kiên trung du)

Tác dụng trị bệnh:

Trúng phong, phong mề đay, đau vai-cánh tay.

Phương pháp châm cứu:

Châm thẳng sâu 0,5-1 thốn.

HUYỆT BÁCH HỘI
百会穴
GV20 Băi hùi ( Paé Roé).

HUYỆT BÁCH HỘI
HUYỆT BÁCH HỘI

Xuất xứ của huyệt Bách Hội:

«Giáp ất».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bách Hội:

-“Bách” có nghĩa là một trăm, nhiều về số lượng.
– “Hội” có nghĩa là nơi hội tụ, cùng đố về.
Tất cả các kinh dương đều hội tụ với đầu, kì nơi “chư dương chi sỏ hội”, huyệt là trung tâm của đỉnh đầu. Do đó có tên là Bách hội.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Bách hội là nơi hội tụ của ngũ tạng, lục phủ, kỳ kinh, tam dương, bách mạch nên được gọi là Bách hội”.
Tên đọc khác: Bách hội, Nê hoàn cung.
Tên Hán Việt khác: Tam-dương ngũ hội. Nê- hoàn cung, Duy hội, Quỷ món, Thiên sơn, Điên thượng, Thiên mãn, Thiên môn.
Huyệt thứ 20 Thuộc Đốc mạch.
Đặc biệt Hội của Đốc mạch và 6 kinh dương.

Mô tả huyệt:

HUYỆT BÁCH HỘI
HUYỆT BÁCH HỘI

1. Vị trí xưa:

Nằm sau huyệt Tiền đính 1,5 thốn, giữa xoáy tóc, sờ thấy hõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Khi điếm huyệt ngồi ngay thắng, kéo vòng hai bên đỉnh tai lên ngay giữa đầu. Huyệt là điểm gặp nhau của hai đường vuông góc: Một là đường ngang qua đỉnh vành tai và một đường dọc qua giữa đầu, sờ vào đó có một khe hõm nhỏ.

3. Giải phẫu, Thần kinh :

Dưới huyệt là cân sọ, dưới nữa là xương sọ. Da vùng huyệt chi phổi bái tiết đoạn thần kinh C2.

HUYỆT BÁCH HỘI
HUYỆT BÁCH HỘI

Hiệu năng của huyệt Bách Hội :

Khai khiếu định thần, bình can tức phong, thăng dương có thoát, cử dương khí bị hạ hãm, tiềm được can dương, thanh thần chí, tiết được nhiệt nung đốt các dương kinh.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Bách Hội:

1. Tại chỗ Nhức đính đầu.
2. Theo kinh Sa trực trường, nghẹt mũi.
3. Toàn thân Nặng đầu hay quên, điên cuồng, hôn mê lạnh, ù tai, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ.

Lâm sàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Cưu Vĩ, Trường cường trị sa trực trường (Bách chứng). Phối Thủy cấu trị hay cười (Đại thành). Phối Kinh cừ, Tiền cốc trị sốt rét (Đại thành). Phối Giải khê trị động kinh (Đại thành). Phối Côn lôn, Ty trúc không trị trẻ con động kinh mắt trợn ngược (Đại thành). Phối Trường cường trị sa trực trường (Đại thành). Phối Hợp cốc, Thượng tinh trị đau giữa đầu (Đại thành). Phối Trường cường, Đại-trường du trị trẻ con sa trực trường (Đại thành). Phối Cưu vĩ trị lỵ (Linh quang). Phối Tín hội trị trúng phong đột ngột (Ngọc long). Trẻ con sa trực trường, trước tiên cứu Bách hội, sau đó dùng huyệt Vĩ đê. Phối Thái xung, Chiêu hải, Âm giao trị bệnh ở yết hầu (Tịch hoằng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thần môn, Tứ Thần-thông, Dũng tuyền trị chóng mặt do hư chứng. Phối Cưu vĩ, Tam lý, Dũng tuyền trị trúng phong. Phối Thượng tinh (cứu) trị chóng mặt sợ lạnh. Phối Yêu nhãn, Thận du, Tỳ du (cứu) trị sa trực trường. Phối Thận du (cứu) trị ù tai. Phối  Thông thiên, Thượng tinh, Phong môn (cứu) trị chảy mũi nước không cầm. Phối Trung quản (cứu) trị sa tử cung. Phối Tỳ du (cứu) trị trẻ con khóc dạ đề. Phối Phong phủ, Đại chùy, Khúc trì trị viêm não người nảy ngược. Phối Nôi quan, Nhân trung trị kích ngất. Phối Ấn đường Nhân trung trị kích ngất. Phối Ẩn đường, Thái-dương, Hợp cốc, trị nhức đầu. Phối Trường cường, Thừa sơn trị sa trực trường. Phối Khí hải, Duy bào, Túc Tam-lý trị sa tử cung. Phối Nhân trung chữa trụy mạch. Phối Thập tuyên (xuất huyết) trị sốt cao co giật. Phối Chiên trung, Khí hải trị khí hư.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, hướng mũi kim ra phía trước sau hoặc phải trái. Không được châm đụng xương sọ. Sâu 0,5 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng đau.
2. Cứu Cứu 3 lửa, ở Trung quốc xứ lạnh thường hay cứu, còn nước ta không nên cứu vì xứ nóng. Nếu cứu nhiều trợ cho hỏa khí đi lên có thê gây nhức đầu, chóng mặt, ù tai, suy nhược thần kinh.
* Chú ỷ Da đầu mỏng không nên cứu dễ gây sẹo (Đồng nhân).
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT BÁCH HỘI
HUYỆT BÁCH HỘI

Tham khảo:

1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau trên đỉnh đầu, đầu nặng, mắt như muốn ra ngoài, không quay qua trái qua phải được, chọn huyệt Bách hội làm chủ”.
2. «Trửu hậu bị cấp phương» ghi rằng: “Phương pháp cứu lạnh tay lạnh chân, xỉu đột ngột, châm Bách hội, gióng chính giữa mũi đi vào chân tóc 5 thốn, châm sâu 3 phân bằng phép bổ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Trẻ con sa trực trường, cứu chính giữa xoáy trên đỉnh đầu 30 lửa thì lên. Trúng phong mất tiếng không thể nói được, liệt không tự chủ, trước tiên cứu Thiên song 50 lửa, sau đó cứu Bách hội 50 lửa, rồi lại cứu Thiên song 50 lửa, bước đầu mới phát, trước tiên cứu Bách hội thì phong khí không tiết được, bên trong công vào ngũ tạng, thích bế phục. Cho nên mất tiếng vì vậy trước tiên cứu Thiên song, sau đó cứu Bách hội mới tốt”.
4. «Đồng nhân» ghi rằng: “Bách hội trị trẻ con sa trực trường lâu ngày không co rút lên được, động kinh, trúng phong làm người uốn cong như đòn gánh, hay khóc la, ngọng nghịu không rõ, phát bệnh không có giờ giấc, thịnh thì sinh ra nhớt dãi, tâm phiền, hồi hộp hay quên, sốt rét, ù tai điếc, nghẹt mũi mất khứu giác, châm vào 2 phân, đắc khí tức là tả, có thể cứu 7 lửa đến 49 lửa là được. Thái Minh Hạc đời Đường xuất huyết nhẹ ở Bách hội trị chứng đau đầu thì lành ngay”.
5. «Thánh huệ» quyển thứ 99 ghi rằng: “Bách hội chủ trị sa trực trường, động kinh, phong đòn gánh, động kinh như dê kêu la khóc, nói không rõ, khi phát thì bất tỉnh, nôn ra nhớt dãi, trong tim phiền nhiệt, đầu phong, hay ngủ, tâm phiền, hồi hộp tim đập yếu, quên trước quên sau, ăn uống không biết ngon, nặng đầu, uống rượu đỏ mặt nghẹt mũi”.
6. «Dương chơn tập» ghi rằng: “Trong thân thê con người, ở phía trước có ba cung là: Nê- hoàn cung, Giáng-cung, Huỳnh-đình cung, là chỗ thần khí đình trú. ớ trên thì kêu là Thiên-cốc, là Nê-hoàn cung, làm thiên căn là bổn cung của Thần (như buồng phòng). Cho nên thần ở Thiên- cốc thì tinh hóa khí, khí thượng thăng, chính năm thiên cung đầy đủ thì thiên môn bỏi đó mà khai thông. Ớ giữa thì kêu Ưng-cốc, là Giáng-cung, làm Minh-đường thuộc về BÓ chính (như chỗ làm việc nước). Cho nên thần ở Ưng cốc, là Giáng cung, làm Minh-đường thuộc về Bố chánh (như chỗ làm việc nước). Cho nên thần ở Ưng cốc thi lỗ Tai mới nghe, con mắt mới thấy, ngũ quan đều lo chức vụ, thì toàn thân thể do đây mà từng lệnh, ơ dưới thì kêu Linh cốc, là Đơn điên, làm nhà kín để ấn thân tu hành (như am thất). Cho nên thần ở Linh-cốc thi mắt thấy trở lại, tai nghe lộn về, thần khí gìn giữ lấy nhau, thì dinh phách (hồn phách) nhờ vậy mà bảo nhứt (dính một không rời).
Nê-hoàn cung, cũng gọi là Thượng Đơn-điên, ỏ trong chính giữa cái dầu, phía trước là giữa hai lông mày (mi gian), phía sau là ải Ngọc chẩm, phía hữu và phía tả là hai lỗ tai. Chớ lầm tưởng đó là huyệt Bách hội ở trên đỉnh đầu. Cuốn “Như thị ngã văn” nói: “Dưới cái Tám huyệt có một khiêu, gọi là Giáng cung, là chỗ rồng cọp giao hội. Từ Giáng-cung xuống ngay 3 thổn 6 phân, gọi là Thơ-phú, là Huỳnh-đình. Ấy là Trung Đơn-điền, mỏ trống không một khiêu, vuông tròn 1 thốn 2 phân. Đó là chỗ chứa khí, là nơi dương chơn. Từ đó đi xuống sau rốn, có ước 3 thốn 6 phân. Cho nên nói: “Trên trời 36, dưới đất 36. Từ từng trời cao di xuống tới đất thấp, là 8 muôn 4 ngàn dặm. Nói về trong thân thế con người, từ Tâm tới Thận, có 84 phân. Thiên tâm có 36 phân, Địa thận có 36 phân, Trung Đơn-điền 12 phân. Cộng lại: 36+36+12, có phải là 84 phân hay là 8 thôn 4 phân chăng ? Sau rốn trước Thận, chỗ chánh-trung gọi là Yên-nguyệt lư, lai cùng gọi là Khí hải. Thấp xuống 1 thốn 3 phân, gọi là Hoa-trì (Quan-nguyên, Quan-nguyên). Đó là Hạ Đơn- điền. chỗ chứa tinh”.
ớ phía sau có ba quan, là: Vĩ-lư quan, Giáp-tích quan, Ngọc-chấm quan, là đường thần khí lưu thông.
Ba quan này ở nơi xương sống, xương sống của con người có 24 đốt. Vĩ-lư quan ở phía dưới, tại đốt thư 22 (có chỗ ghi đốt thứ 24). Giáp-tích quan ở giữa (trên 12 đốt, dưới 12 đốt). Ngọc chẩm ở trên tận chót, cũng gọi là Phong trì, tại sau cái não.
7. Huyệt Bách hội theo “Giáp ất” còn gọi là Tam dương ngũ hội, “Tư sinh” còn gọi là Thiên mãn, “Bản sự phương” gọi là Nê-hoàn cung, Quỷ môn. “Tụ anh” gọi là Điên thượng, “Vệ sinh bảo giám” gọi là Duy hội.
8. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi Bách hội là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương. Lại căn cứ theo “Tụ anh” ghi huyệt này là nơi hội của Thủ túc tam dương, Đốc mạch. Còn “Đồ dực” thì lại ghi Bách hội là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái- dương. Các kinh thủ túc Thiếu-dương, túc quyết âm đều hội ở đây cả.
9. Huyệt Bách hội nằm ở giữa đường giao nhau của hộp sọ, trẻ con dưới 5 tuổi hoặc trẻ con xương đỉnh sọ chưa hoàn thành thì không nên châm huyệt này, nếu châm vào tổn thương tới não dễ chết người, đối với những bệnh nhân não úng thủy càng nên chú ý. Bách hội nên ít cứu mà hay dùng kim đê châm vì ở nơi đầu là các dương kinh hội tụ (chư dương chi sỏ hội), mạch của Túc quyết âm Can kinh cũng đi thẳng lên đến đỉnh đầu, can hỏa, can dương, can phong dễ bốc lên trên để quấy nhiễu thanh không, cho nên bệnh ở vùng đầu phần nhiều là do can dương thực chứng hoặc chứng thượng thịnh hạ hư. Bệnh tật đầu não mà không phải do phong hàn hoặc do hàn tà gây ra thì không thể xem nhẹ việc dùng ngải cứu, nếu không thì có thể đưa tới nặng đầu hoa mắt tối sầm mặt mày, não trướng. Căn cứ trên thực tiên lâm sàng, nhiệt cực có thể sinh ra trẻ con động kinh, kinh quyết, co rút, hôn mê, trước tiên châm Thập tuyên ra máu đê thanh nhiệt giải độc khai khiếu, kế đó tả mạnh huyệt Bách hội để bình can tức phong, hiệu quả rất cao . Sau khi cứu có bong hoặc có mủ, nên dùng kim tam lăng chích nặn cho ra máu hoặc mũ rồi sau đó sát trùng.
10. Lý giải đặc điểm chủ trị của huyệt Bách hội như thế nào ? – Bách hội thuộc du huyệt của Đốc mạch, là nơi triều hội của bách mạch bách hài. “Châm cứu tụ anh” ghi rằng Thủ Túc tam- dương đều hội vào đó, “Y kinh lý giải” nói rằng Bách hội là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương, Thủ túc Thiếu dương, Quyết âm, cho nên lại còn có tên là Tam dương Ngũ-hội. Đầu là nơi hội của chư dương, Bách hội nằm ở chính giữa đỉnh đầu, nơi cao nhất của toàn thân, mà lại có công dụng thăng đề thanh dương trị các chứng dương hư hạ hãm như trĩ, sa trực trường, sa sinh dục, ỉa chảy; đầu là phủ của nguyên thần, Túc Quyết âm Can kinh và Đốc mạch hội nơi đỉnh đầu, giao ở Bách hội, vì vậy huyệt này lại có công dụng khai khiếu định thần, bình can tức phong, có thể trị các chứng đau đầu, động kinh, điên cuồng, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, trúng phong lưỡi khó nói. Những công dụng này của Bách hội có thê dùng hổ tương lẫn nhau, như chứng đau đầu chóng mặt có thể vì thanh dương không thăng, đầu mất nuôi dưỡng, cũng có thể vì đầu khiếu mê mờ không thông, hoặc vi can dương xung lên ma gây ra. Bách hội có công hiệu thăng đề thanh dương, khai khiếu ninh thần và bình can tức phong có thể trị được các chứng đau đầu chóng mặt như đã nói trên.

HUYỆT BÁCH HỘI
HUYỆT BÁCH HỘI
Bài trướcHUYỆT ẨN BẠCH
Bài tiếp theoHUYỆT BÁCH LAO

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.