HUYỆT ĐẠI CHÙY 

大椎穴

GV 14 Dàzhuì (Ta Toui).

 

Xuất xứ của huyệt

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

Đại Chùy:

«Tô vấn – Khí phủ luận thiên»

Tên gọi của huyệt Đại Chùy:

– “Đại” có nghĩa là to, cao và lớn.
– “Chùy” có nghĩa là ụ xương nối nhô lên, ở đây chỉ cột sống cổ thứ bảy.
Huyệt nằm bên dưới chỗ lồi lớn lên của ụ xương cố thứ 7, nên được gọi là Đại chùy.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở nơi chỗ hõm trên ụ xương thứ nhất, vi xương ở nơi đó rất lớn nên gọi là Đại chùy”.

Tên Hán Việt khác Bách lao, Thượng trủ.
Huyệt thứ 14 Thuộc Đốc mạch
Đặc biệt Hội của 6 dương kinh và Đốc mạch.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

Mô tả của huyệt Đại Chùy:

1. Vị trí xưa:

Chồ hõm trên đốt sống lưng thú nhất (Đồng nhân, Phát huy. Dại thành).

2. Vị trí nay:

Khi điểm huyệt ngồi ngay hơi cúi đầu xuống một tí, bảo bệnh nhân quay đầu qua lại phải trái, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là xương cổ thứ 7. Huyệt nằm dưới đầu mỏm gai này (Trên đầu mỏm gai xương sống lưng thứ nhất).

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Chùy :

là cơ gân thang, cơ gân trám, gân cơ răng bé sau-trên, cơ gói đầu, cơ gian gai, cơ ngang-vai, dây chằng trên gai và dây chằng giữa vai, dây chằng vàng. Dưới nữa là ống sống. Nhánh sau dây thần kinh cố 8 và nhánh trong của nhánh sau dây thần kinh ngực 1. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C8.

Hiệu năng của huyệt Đại Chùy:

Giải biểu thông dương, thanh não định thần, sơ biểu tà của 3 đường kinh dương, thông dương khí toàn thân, thanh tâm định thần, giáng phế điều khí.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Chùy:

1. Tại chỗ:

Cứng gáy, vẹo cổ.

2. Theo kinh:

Nhiệt cấp tính, sốt cao, đau đầu, đau lưng.

3. Toàn thân:

sốt rét, cảm cúm, ho, đau ngực, lao phổi, động kinh, viêm khí quản, phế khí thủng.

Lâm sàng của huyệt Đại Chùy:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Gian sứ, Nhũ căn trị tỳ hàn, phát sốt (Đại thành). Phối Trung quản trị sốt rét (Đại thành). Phối Yêu du trị sốt rét (Tư sinh).

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Phong long trị suyễn. Phôi Túc Tam-lý, Khúc trì trị chứng giảm bạch cầu. Phối Gian sứ, Hậu khê trị sốt rét. Phối Nội quan, Gian sứ. Đào dạo trị sốt rét. Phối Gian Sử trị sốt rét khi đang lên cơn. Phối Phong trì, Liệt khuyết trị cảm mạo do phong hàn. Phối Thái-dương, Phong trì, Họp cốc, Ngư tê trị cảm mạo do phong nhiệt. Phối Quan nguyên, Thận du trị đau nhức khớp. Phối Túc Tam-lý, Thương khâu trị trước tý. Phôi Cách du, Huyết hai trị hành tý. Phối Tích trung, Yêu Dương-quan trị đau lưngthắt lưng.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thắng, hơi xiên lên trên 1 1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng túc xuống dưới hoặc lan ra hai bên vai.
2. Cứu 3 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý: Trong trường hợp tiết ứ dịch phế quản khi vê kim, nếu bệnh nhân có phản ứng thở dội lên, thường có kết quả tốt.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

Tham khao của huyệt Đại Chùy:

1. «Tô vân – Cốt không luận thiên» ghi rằng: “Phép cứu hàn nhiệt, trước tiên cứu Đại chùy ở gáy tùy theo tuối mà cứu số lửa, sau đó cứu Quyết cốt, lấy theo tuổi đế làm số lửa cứu”.
2. «Thương hàn luận» ghi rằng: “Bệnh ở Thái dương và Thiếu dương, cổ gáy cứng đau hoặc hoa mắt choáng váng, có khi như kết hung, ngột Cứng dưới tim, thì châm dưới giữa xương cố lớn, Can du, Phế du”.
3. «Thiên kim» quyên thứ 30 ghi rằng: “Nếu cột sống cứng nảy ngược như gãy, cứu Đại chùy, đồng thời cứu các du của tạng và chứng đau giữa cột sống, mười ngày sau có thể cứu 3 lửa, trên một tháng có thế cứu 5 lửa”.
4. «Đại thành» quyến thứ 7 ghi rằng: “Đại chùy chủ trị phế trướng, đầy tức sườn, nôn mửa. ngũ lao đại thương, yếu Sức, ôn bệnh sốt rét, khi công thốc đau cột Sống, cổ gáy không quay được, nóng trong xương”.
5. «Thương hàn luận» ghi rằng: “Bệnh chứng tại kinh Thái-dương và Thiếu-dương, làm cổ đau, nhức đầu tức ngực, cần phải châm Đại chùy”.
6. «Viện nghiên cứu Trung y Thiếm tây, Trung quốc»: Tiêm vắc-xin ho gà cho thỏ rồi chúm hoặc châm kích thích bằng điện ở huyệt Đại chùy và Túc Tam-lý làm hiệu giá ngưng kết tó (agglutinin) cao lên rõ rệt, hiệu giá ngưng kết hồng cẩu gián tiếp cũng được nâng cao.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

7. < Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa» ghi rằng, huyệt Đại chùy là chỗ tụ hội của cả ba kinh dương ở tay và chân cùng với Đốc mạch. Vì là thuần dương nên chủ biểu, bởi thế nên ngoại cảm lục dâm trị biếu để có thế dùng huyệt Đại chùy đế sơ giải. Phối thêm huyệt Khúc trì và Hợp cốc là lấy lẽ dương theo dương, hai huyệt này có thể giúp sức thêm cho Đại chùy để cán triền vinh vệ. thanh lý đê đạt biểu. Nếu xét thấy mình nóng mơ hôi tự ra thỉ tả Đại chùy để giải cơ, sợ lạnh mà không có mồ hôi thì phải bổ Đại chùy để phát biếu, hoặc là trước bố sau tả hoặc là trước tả sau bố, diều ấy phải tùy nghi châm chước không cố định máy móc được, nếu ngoại cảm có biến chủng thường rất phức tạp. Nếu có kèm theo các triệu chứng khác thi đại khái phải gia thêm huyệt. chẳng hạn tà còn tại kinh, đầu và cổ cứng thì Phong trì (thấu Phong phủ), nhiệt cao, bức rức và khó chịu, nước tiểu vàng đỏ thì gia Nội quan, nói bậy đại tiện táo cũng là Vị gia thực thì gia Phong long, Túc Tam-lý. Đau hông nôn mửa chứng tỏ thuộc Thiếu-dương thì gia Chi cấu, Dương Lăng tuyền. Khí nghịch ho thổ thì gia Ngư tế. Thương phong, nghẹt mũi thì gia Thượng tinh. Nếu là bệnh sốt rét cơn, tuy có khác nhau về biểu lý âm dương, nhưng đã có cơn nóng lạnh tức là không thê’ không có liên quan tới vinh vệ, bổi thế dùng ba huyệt: Đại chùy, Khúc tri, Hợp cốc cũng có thế trị được. Ngoài ra chứng nóng âm ỉ trong xương (cốt chưng), nóng sốt về chiều (triều nhiệt), hay có mồ hôi trộm, tùy thuộc về âm hư lao tổn nhưng chọn dùng phương pháp này cũng có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm rất tốt.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

8. «Viện nghiên cứu Trung y Thiếm tây Trung quốc»: Châm hai huyệt Túc Tam lý và Đại chùy của thể thấy làm tăng lượng bổ thế (opsonin) và nâng cao được khả năng miễn dịch của cơ thể thỏ.
9. Huyệt Đại chùy, theo “Đại Toàn” gọi là Bách lao. “Tuần kinh khảo huyệt biên” gọi là Thượng trử.
10. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Đại chùy là nơi hội tụ của ba kinh dương và Đốc mạch. Lại căn cứ theo “Đồng nhân” ghi huyệt này là hội của ba kinh dương ở tay, ba kinh dương ở chân và Đốc mạch.
11. Hiện nay người ta còn phối hợp huyệt Đại chùy với Phong trì, Khúc trì đế trị cảm cúm. Phối Trung quản, Phong long đế trị viêm khí quản Phối Khúc trì, Túc Tam-lý, Tỳ du, Tam-âm giao trị chứng giảm bạch tế bào. Phối Đào đạo, Vô danh (Dưới đốt sống lúng thứ hai), Thân trụ đê trị tâm thần phân liệt. Phối Chí dương, Gian sử đê trị sốt rét. Thường không nên châm sâu quá, nếu có cảm giác như điện giật thì rút ra đừng đề tháp hay vê kim thêm nữa.

HUYỆT ĐẠI CHÙY 
HUYỆT ĐẠI CHÙY

12. Theo kinh nghiệm riêng, dùng huyệt Đại chùy trong châm cứu, vì là huyệt hội của các dương kinh thành thử dùng châm mà ít cứu, đế tả và ít khi bố nó, hơn thế nữa nước là thuộc xứ nhiệt đới khi cứu nên cẩn thận, nếu muốn cứu phải tả huyệt Bách hội bằng kim để tả hỏa đi.

13. Khi bấm vào huyệt Đại chùy thấy đau đó là dấu hiệu đang cao huyết áp, não sung huyết hoặc bệnh ỏ mũi.
14. Tại sao huyệt Đại chùy lại lui được sốt ? – Đốc mạch tuần hành tại vùng đầu gáy lưng, thuộc dương chủ biểu, các dương kinh của toàn thân đều thuộc vào Đại chùy rồi thông vào Đốc mạch, vì Đốc mạch là “Biển của dương mạch” (Dương mạch chi hải), thống đốc dương của toàn thân. Sốt do ngoại cảm, bệnh ấy đều tại dương kinh, châm vào huyệt Đại chùy trên Đốc mạch có thê kích phát được mạch khí của các dương kinh, thông dương giải biểu mà lui sót.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.