HỒN MÔN

魂門穴
B 47 Hún mén xué

HỒN MÔN
HỒN MÔN

Xuất xứ của huyệt Hồn Môn:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Hồn Môn:

– “Hồn” có nghĩa là phần hồn, là cái làm chúa tể cả phần tinh thần, con người lúc sống thì hồn phách cùng quấn với nhau, đến lúc chết thì hồn phách lìa khỏi nhau. Vì thế nên bảo thần với quỷ đều là hồn hóa ra cả, vì nó là một vật rất linh thiêng, thiêng liêng hơn cả muôn vật cho nên gọi là linh hồn.
– “Môn” có nghĩa là cái cửa.
Huyệt ở ngang với Can du “Can tàng hồn”. Huyệt này có dấu hiệu chủ yếu trong các rối loạn Can, bệnh tinh thần, đau lưng, nôn, mửa. Do đó mà co tên Hồn môn.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Hồn môn, Môn chỉ nơi ra vào, huyệt nằm ỏ hai bên Can du. “Can tàng hồn”, chủ trị về bệnh của Can như sườn hông đầy tức đau, nó có công hiệu lý khí thư can nên gọi là Hồn môn”.

HỒN MÔN
HỒN MÔN

Huyệt thứ:

47 Thuộc Bàng quang kinh

Mô tả huyệt của huyệt Hồn Môn:

1. VỊ trí xưa :

Hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 9 ngang ra mỗi bên 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HỒN MÔN
HỒN MÔN

2. VỊ trí nay:

Xác định đốt xương sống 9 (Cân súc) đo ra 3 thốn. Huyệt là điểm gặp nhau của đường giữa cột sóng ngang ra 3 thốn và đường ngang dưới gai đốt sống lưng thứ 9. Khi điếm huyệt nằm sấp hoặc ngồi hơi khom lưng.

HỒN MÔN
HỒN MÔN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hồn Môn:

là cơ lúng to, cơ chậu-sườn-ngực, cơ gian sườn 9. Dưới nữa là phổi Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay và nhánh của dây thần kinh gian sườn 9. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn

Toàn thân:

Viêm màng ngực, đau dạ dày, suy nhược thần kinh, bệnh thuộc gan mật.

Lâm sàng của huyệt Hồn Môn:

Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối VỊ du trị ăn không tiêu do Vị hàn (Bách chứng). Phối Dương quan trị nôn mửa không cầm, mửa nhiều nước bọt (Tư sinh).

HỒN MÔN
HỒN MÔN

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Tâm du, Nội quan trị đau ngực lưng xuyên qua tim.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên , sâu 0,5 – 0,8 thốn
2. Cứu 3 – 7 lửa
3. Ôn cứu 10-20 phút
* Chú ỷ Cấm châm sâu có thể đụng phổi.

Tham khảo của huyệt Hồn Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đầy trướng hông sườn, đau lưng sợ gió lạnh, ăn uống không xuống, nôn mửa, dùng Hồn môn làm chủ”.

HỒN MÔN

HỒN MÔN2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ngực lưng đau xuyên tới tim, ăn uống không xuống, trong bụng sôi ruột, đại tiện không chừng, tiêu đỏ vàng”.
3. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Nhức xương gân rút bổ Hồn môn” (Cân loan cốt thống, nhi bổ Hồn môn)
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Vị lạnh ăn khó tiêu, dùng Vân môn, Vị du rất hay” (VỊ lãnh, thực nhi nan hóa, Hồn môn, VỊ du thậm trách).
5. Quan hệ với vị trí của huyệt này, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Chính giữa cột sống mỗi bên do ra 3,5 thốn”.

HỒN MÔN
HỒN MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.