HUYỆT KHỐ PHÒNG
庫房穴
S14 Kùfáng xué(Krou Fang)
Xuất xứ của huyệt Khố Phòng:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Khố Phòng:
– “Khố” có nghĩa là chứa.
– “Phòng” có nghĩa là cái buồng, ngăn.
Lồng ngực tựa như buồng tàng chứa Tâm Phế. Phế khí từ Khí hộ đi vào phần sâu của phổi, nó được giữ lại ở đây. Do đó có tên là Khố phòng (nhà kho).
Huyệt thứ:
14 Thuộc Vị kinh
Mô tả của huyệt Khố Phòng:
1. VỊ trí xưa :
Chỗ hõm dưới huyệt Khí hộ 1.6 thốn (Giáp ất) và cách đường giữa ngực 4 thổn (Đại thành).
2. Vị trí nay :
Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, từ Khí hộ thẳng xuống. Huyệt ở trên bờ xương sườn 2 và ở trên đường thẳng đứng qua núm vú, cách Nhâm mạch 4 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khố Phòng :
là có ngực to, các cơ gian sườn 1, bờ trên xương sườn 2. Dưới nữa là đỉnh Phổi – Thần kinh vận động cơ là nhánh ngực to của đám rối thần kinh nách, dây thần kinh gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khố Phòng:
Đau thần kinh liên sườn, viêm khí quản.
Lâm sàng của huyệt Khố Phòng:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thiêu trạch, Tâm du trị ho (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Nhũ căn, Kiên tỉnh, Khúc trạch trị sưng vú. Tả huyệt Khố phòng, bổ huyệt Thiếu hải, Thân mạch, chữa It- tê-ri. Phối Phế du, Chiên trung, Thiên đột, Xích trạch trị đau ngực, ho, nôn ra máu mủ.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Không nên châm sâu vì đụng phổi.
Tham khảo của huyệt Khố Phòng:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: ” Hung ngực đầy tức, ho khí xóc ngược, ho suyễn, ra đàm có máu mủ, Dùng huyệt Khố phòng làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Khố phòng chủ đau sườn ngực, khí xóc ngược, khó thở “.
3. Theo kinh nghiệm của Martiny (Pháp), châm bổ huyệt Khố phòng bên phải trong trường hợp buồn phiền, bị sốc về tinh thần và có nỗi lo lắng đau khổ luôn luôn trong người.