ĐẢN TRUNG (CHIÊN TRUNG)

膻 中穴

CV 17 Shān zhōng

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

Xuất xứ của huyệt Đản Trung:

«Linh khu – Căn kết»

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Đản Trung:

– “Chiên” có nghĩa là hôi tanh (mùi riêng của loài dê, cừu). ớ đây có ý nghĩa là cung diện của trái tim, nói đến màng ngoài bảo vệ trái tim.
– “Trung” có nghĩa là giữa, sự tương ứng bên trong-bên ngoài hay bên trong màng phổi
Do đó mà có tên là Chiên Trung.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Giữa hai vú ở ngực là Chiên. Huyệt ở chính giữa hõm khoảng cách hai vú, nên gọi là Chiên trung”.
Tên đọc khác Đản trung
Tên Hán Việt khác Nguyên nhi, Thượng Khí- hải, Hung dường, Nguyên kiên.
Huyệt thứ 17 thuộc Nhâm mạch.
Đặc biệt Hội huyệt của khí. Giao hội của Túc Thái-âm, Túc Thiếu-âm. Thủ Thái-dương, Thủ thiếu dương và Nhâm mạch. Mộ huyệt của Tâm-bào.

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

Mô tả huyệt của huyệt Đản Trung :

1. Vị trí xưa :

Chỗ hõm dưới huyệt Ngọc đường 1,6 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Giữa ức, ngang giữa hai đầu vú, đàn bà lấy theo xương sườn thứ 4, ngay ở giữa. Huyệt là nơi gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bò trên khớp ức-sườn 4.

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:

là xương ức – Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T4.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Đản Trung:

Điều khí giáng nghịch, thanh phế hóa đàm, thông ngực lợi cách.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đản Trung :

1. Tại chỗ:

Tức ngực, đau ngực

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

2. Toàn thân:

Viêm màng ngực, suyễn, khó thở, nấc cụt, đau thần kinh liên sườn, bệnh thuộc khí uất, tuyến sữa giảm.

Lâm sàng của huyệt Đản Trung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Cự khuyết trị tức ngực (Bách chứng). Phối Thiếu trạch, Nhũ căn trị sữa ít (Đại thành). Phối Trung quản, Đại lăng trị ho (Đại thành). Phối Thiên tỉnh trị đau tim, tê ngực (Tư sinh). Phối Hoa cái trị đoản khí, khó thỏ, nói không nổi (Ngọc long). Phối Hoa cái, Thiên đột trị ho suyễn (Tư sinh). Phối Thiên tỉnh trị đau tim ngực, đầy ngực bụng (Tư sinh).

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Định suyễn (hoặc Ngoại Định-suyễn hay Suyễn tức). Thiên dột, Nội quan trị suyễn tức ngực. Phối Nhũ căn, Túc Tam- lý, Thiếu trạch trị ít sữa. Phối Hợp cốc, Khúc trì trị viêm tuyển vú. Phối Tâm du, Nội quan trị đau thắt tim. Phối Trung quản, Khí hải trị nôn mửa. Phối Bá hội, Khí hải trị khí hư.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Dưới da, mũi kim hướng lên trên hoặc hai bên vú, sâu 0,5 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức hoặc nặng trước ngực.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.
* Chú ý Khi châm huyệt này lỡ bị ngộ châm làm cho bệnh nhân lạnh tay lạnh chân, bất tỉnh nhân sự thì dùng huyệt Thiên đột để giải, dùng phương pháp vê kim đồng thời thủ pháp đề tháp 3 lần, mỗi lần vê chừng 9 lần. Chừng 10 giây thì rút kim.

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

Tham khảo của huyệt Đản Trung:

1. «Trửu hậu bị cấp phương» ghi rằng: “Thi quyết, cứu 28 lửa ỏ huyệt Chiên trung”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Chiên trung, Hoa cái chủ trị khí ngắn nói hụt hơi. Chiên trung, Thiên tỉnh chủ trị đau tim ngực“.
3. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Chứng suyễn dùng huyệt Thiên đột, Chiên trung” (Háo suyễn chi chứng tôi nan đương, dạ gian bát thùy khí hoàng hoàng, Thiên đột diệu huyệt nghi tầm đác, Chiên trung trước tiện an khang).
4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Đau khoảng giữa ngực, ăn uống khó, dùng Chiên trung, Cự khuyết” (Cách thông ẩm Sức nan cấm, Chiên trung, Cự khuyết tiện châm).
5. «Hành châm chỉ yếu ca» ghi rằng: “Châm bệnh thuộc về khí, dùng Chiên trung” (Hoặc châm khí, Chiên trung nhất huyệt phân minh luận).
6. «Đại thành» ghi rằng: “Nhọt ở vú, châm nơi chỗ vú đau, Chiên trung, Đại lăng, Ủy trung, Thiếu trạch, Du phủ. Không có sữa dùng hai huyệt Chiên trung, Thiếu trạch có hiệu quả”.
7. Huyệt Chiên trung theo “Giáp ất” gọi là Nguyên nhi, “Đồng nhân” gọi là Khí nhi, “Đại thành” gọi là Nguyên kiến, “Đồ dực” gọi là Thượng Khí-hải.

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

8. “Đồng nhân châm cứu kinh”, “Tây phương tử minh đường cứu kinh”, “Cấm châm huyệt ca” đều nói huyệt Chiên trung cấm châm. “Đồ dực” lại ghi rằng: “Châm không may làm người ta chết yểu”. Theo kinh nghiệm cổ nhân ghi lại và thể hội lâm sàng thì huyệt này đối với khí cơ ở thượng tiêu rối loạn gây ra thực chứng điều trị tương đối có hiệu quả, nhưng với hư chứng do khí huyết suy nhược dùng huyệt này hậu quả sẽ không tốt mà nên chú ý tới huyệt Khí hải.
9. Huyệt Chiên trung là “Mộ huyệt” của Tâm- bào, “Khí hội huyệt” trong Bát hội. Lại căn cứ theo “Đại thành” huyệt này là nơi hội của Túc Thái âm, Thiểu-âm, Thiếu-dương, Nhâm mạch.
10. Huyệt này là nơi hội của khí, khí trệ gây ra đau ngực châm vào rất hay; khi đau thuộc ở trên ngực, dùng Chiên trung thấu Hoa cái; khi đau thuộc ở dưới ngực, dùng Chiên trung thấu Trung đình; khi đau một bên ngực, dùng Chiên trung hướng phía bên bị đau. Ba huyệt Chiên trung, Khí hải, Trung quản đều có công năng lý khí nhưng mỗi huyệt đều có điểm đặc biệt của nó.
(xem thêm Trung quản, Khí hải).

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG

11. Đè vào huyệt Chiên trung, Ngọc đường đế tìm xem bệnh nhân có khí uất hay không. Nếu có thì có phản ứng đau tức thốn cả ngực.
12. Dùng huyệt Chiên trung để có thể tìm hiếu về bệnh của khí quản, thực quản và xem bệnh nhân có ho hay không ho.
13. Huyệt Chiên trung và huyệt Khí hải đều trị khí bệnh, mỗi huyệt có một đặc điểm gì ? – Huyệt Khí hải ở dưới rốn 1,5 thốn; huyệt Chiên trung nằm ở chính giữa trước ngực, giữa hai vú; hai huyệt đều thuộc về Nhâm mạch, đều gọi tên là “Khí hải”, đều dùng để trị khí bệnh, nhưng mỗi huyệt đều có mỗi đặc điểm khác nhau của nó. Huyệt Khí hải, là nơi biển sinh khí của toàn thân, động khí giữa thận dưới rốn, đó cũng là nơi phát ra nguyên khí. Chiên trung nằm ở giữa hai phế, phế chủ khí của toàn thân, bên ngoài thông với thanh khí của trời, là nơi sinh ra khí của hậu thiên. Vì thế, huyệt Chiên trung và huyệt Khí hải, một huyệt nằm ở trên một huyệt nằm ở dưới, đê phân biệt nên gọi là “Thượng Khí-hải” và “Hạ Khí-hải”. Trong “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Chiên trung: Chính giữa hai vú, nơi khí hồi triền, vì vậy lại có tên Thượng Khí-hải. Kinh này có hai Khí hải: Hạ Khí hải là biển sinh khí, Thượng Khi hải là biển của tông khí”. Điểm đáng chú ý là, “Tứ hải” của toàn thân có Khí hải thì Khí hải ở đây chỉ trong ngực khác với huyệt Khí hải của Chiên trung. Tứ hải chi nơi tụ tập của Thủy cốc, Khí, Huyết. Tủy. “Linh khu – Hải luận”: ghi rằng: “Người có Tủy hải (não), có Huyết hải (Xung mạch), có Khí hải (Chiên trung), có biển của thủy cốc (VỊ). Phàm tất cả Tứ hái này ứng với Tứ hải bên ngoài. “Linh khu – Trướng luận”: ghi rằng: “Chiên trung là cung thành của cung chủ”. “Linh khu – Ngũ vị” ghi rằng: “Phần đại khi (tông khí) chí đoàn tụ lại mà không vận hành rồi tích lại ở trong lồng ngực, mệnh danh là Khí hải”.
Huyệt Chiên trung cùng tương ứng với bên trong và bên ngoài này. Do vị trí của huyệt Khí hải, Chiên trung khác nhau, nơi liên hệ của tạng phủ kinh lạc củng không giống nhau, cho nên mặc dù đều có công hiệu lý khí ích khí, nhưng chủ trị mỗi nơi đều có một đặc điểm. Huyệt Khí hải ứng dụng trên lâm sàng trong bồi bổ nguyên khí, ích thận hồi dương, điều bổ củng cố hạ tiêu, công dụng của nó giống như huyệt Quan nguyên, cho nên hai huyệt Quan nguyên và Khí hải thường hay đi đôi với nhau đều được gọi là Đan điền hay Đơn điền. Huyệt Khí hải chủ về khí bệnh, chú trọng tới khoan trung lý khí, tuyên phế giáng nghịch, điều lý thượng tiêu. Trong lúc trị khí bệnh, huyệt Khí hải có quan hệ mật thiết với thận, có tiếng về bồi bổ nguyên khí và đặc biệt ỏ chữ bổ; Huyệt Chiên trung có quan hệ mật thiết với phế, lấy sở trường khoan hung lý khí làm chủ, đặc biệt ở chữ lý.

ĐẢN TRUNG
ĐẢN TRUNG
Bài trướcHUYỆT CHI CHÍNH 
Bài tiếp theoHUYỆT CHIẾU HẢI 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.