KỴ TRÚC MÃ

騎竹馬穴

Qí zhúmǎ xué

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

Xuất xứ của huyệt Kỵ Trúc Mã:

«Bị cấp cứu pháp».

Đặc biệt của huyệt Kỵ Trúc Mã:

Kỳ huyệt

Mô tả của huyệt Kỵ Trúc Mã:

1. Vị trí xưa :

Dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 10, đo ra 0,5 thốn (Đại thành).

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

2. Vị trí nay :

Xác định đốt sống lưng 7 để tìm đốt sống lưng 10 bằng cách dựa vào xương sườn cụt. Dưới mỏm gai đốt sống lưng 10 đo ra 0,5 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kỵ Trúc Mã :

là cơ thang, cơ lưng to, cơ gian gai, cơ bán gai, cơ ngang gai; khoảng gian đốt lưng 10 – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não só Xỉ, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, các nhánh của dây sống lưng 10.

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kỵ Trúc Mã:

Trị các loại mụn nhọt, ghẻ lở, đinh nhọt, sưng lở, bướu cố, tràng nhạc.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 20 – 30 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

Tham khảo của huyệt Kỵ Trúc Mã:

1. «ĐỒ dực – Kỵ trúc mã cứu pháp» ghi rằng: “Chủ trị tất cả các chứng nhọt ác tính, nhọt lưng, nhọt vú phụ nữ, tất cả đều chữa được. Cách đo, dùng một que tre (lạt) mỏng, lấy giữa khuỷu tay nam trái nữ phải, từ lằn ngang ở huyệt Xích trạch đo đến đầu ngón tay giữa, chỗ tận cùng ngay thịt, cắt ngang làm chuẩn, dùng một thanh tre bảo bệnh nhân cỏi áo, thẳng người cỏi trên đòn tre, cho hai người trước sau khiêng thanh tre lên để bệnh nhân chân không chạm đất, bảo hai người vịn vào bệnh nhân, chớ để cho cơ thể di động, lại lấy que tre mỏng lúc nảy, từ xương cùng nơi ngồi trên thanh tre, bắt đầu đo lên sát xương sóng đi thẳng đến tận cùng đầu que tre làm dấu. Đây là cách lấy điểm chính giữa chưa phải là huyệt cứu. Lại lấy miếng tre mỏng đo ngón tay giữa xử dụng “đồng thân thôn” chọn lấy 2 thốn, đế ngang giữa xương sống trên chỗ đánh dấu mỗi bên cách 1 thốn là huyệt. (Có sách ghi mỗi bên ra 2 thốn). Cứu 5 – 7 lửa. (Có sách nói nhọt phát bên trái cứu bên phải và ngược lại, nặng thì cứu cả hai bên phải trái. Bổi hai huyệt này là nơi mạch Tâm đi qua, hễ ung nhọt đều là độc của Tâm hỏa lưu trệ, cứu vào nơi này thì Tâm hỏa lưu thông, độc tan. Có công hiệu khỏi tử hồi sinh, luôn dùng đều đạt hiệu quả”.

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

2. «Thừa Đạm Am – Trung quốc châm cứu học»: “Sách xưa ghi rằng: Bảo bệnh nhân ngồi trên đòn tre, hỏng đất chừng 5 phân, hai người khiêng hai đầu như dáng cỏi ngựa để lấy huyệt nên vì thế gọi là Kỵ trúc mã (Cổi ngựa tre). Lấy dây đo từ lằn chỉ ngang cánh tay (huyệt Xích trạch) ra tận mút ngón tay giữa làm mức. Dùng dây này để đo từ mút xương cùng cụt thắng lên xương sống của bệnh nhân, làm một điểm giả. Xong lấy dây đo ngón giữa làm 1 thốn. Rồi đặt điểm giữa của thốn đó lên điểm giả trước ở trên xương sống. Hai bên dây ấy là huyệt Kỵ trúc mã. Sách xưa thường dùng cứu. về sau sách “Châm cứu Đại thành” mới xác định lại ở đốt xương lưng thứ 10 ngang ra mỗi bên 5 phân cho dễ và tiện lợi khi lấy huyệt”.

KỴ TRÚC MÃ
KỴ TRÚC MÃ

3. «Châm cứu du huyệt đồ phô» của Lục Siếu Yến và Chu Nhữ Công ghi rằng: “Phương pháp điểm huyệt này tương đối khó khăn, phương pháp giản tiện là lấy ngoài đốt sống lưng thứ 7 đo ra mỗi bên 1 thốn là huyệt để trị các chứng ung nhọt phát bối đủ loại, vô danh thũng độc”.
4. «Châm cứu chân tủy» ghi rằng: “Huyệt Kỵ trúc mã ở trên huyệt Can du 1 thốn, từ xương sống lưng đo ra 1 thốn. Trị bệnh mắt và giải độc”.
5. Một trong những huyệt của Hoa-Đà Giáp tích.

CỨU KỴ TRÚC MÃ
CỨU KỴ TRÚC MÃ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.