HUYỆT KỲ MÔN 

期門穴
Liv 14 Qī mén xué (Tchi Menn)

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

Xuất xứ của huyệt Kỳ Môn:

<< Thương hàn luận>>

Tên gọi của huyệt Kỳ Môn:

– “Kỳ” có nghĩa là kỳ hẹn, chu kỳ.
– “Môn” có nghĩa là cửa.
Huyệt Ở bên thân mình, đó cũng là nơi khí đến và đi. Sự lưu thông của khí và huyết của các kinh bắt đầu từ Vân môn đi ngang qua Phế, Đại trường, Vị, Tỳ, Tâm, Tiểu trường, Bàng-quang, Thận, Tâm-bào lạc, Tam tiêu, Đởm và Cang, cuối cùng chấm dứt á Kỳ môn. Đó là huyệt cuối cùng nếu tính theo thứ tự trong số huyệt không thay đổi của 12 kinh, ở cuối chu kỳ kinh khí, nên có tên là Kỳ môn.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Kỳ môn, ngọn nguồn vào của khí huyết, xuyên qua vùng cách mô, giao với Dương-minh, xuất ở Thái-âm. cửa ngỏ chú ý của âm tinh, nên gọi là Kỳ môn”.

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

Tên Hán Việt khác của huyệt Kỳ Môn:

Can mộ

Huyệt thứ:

14 Thuộc Can kinh.

Đặc biệt của huyệt Kỳ Môn:

Mộ huyệt của Can. Hội huyệt của Túc Thái âm, Quyết âm, Âm duy mạch.

Mô tả của huyệt Kỳ Môn:

1. VỊ trí xưa :

Thẳng từ đầu vú xuống hai xương sườn, ngoài huyệt Bất dung, mỗi bên 1 thốn 5 phân (Giáp ất. Đại thành).

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

2. VỊ trí nay :

Nằm ngửa, huyệt là giao điểm của hai đường thẳng ngang qua đầu núm vú và đường ngang qua huyệt Cự khuyết thường nằm vào bờ trên của xương sườn 7.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kỳ Môn :

là cơ chéo to của bụng, các cơ gian sườn 6. Dưới nữa la gan (bên phải), lá lách (bên trái) – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh liên sườn. Da vùng huyệt chi phoi bổi tiết đoạn thần kinh T6.

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

Hiệu năng của huyệt Kỳ Môn:

Đuối tà nhiệt ở huyết, điều hòa bán biểu bán lý hóa đàm tiêu ứ, bình can lợi khí.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kỳ Môn:

1. Tại chồ :

Tức ngực, đau thần kinh liên sườn.

2. Theo kinh :

Mờ mắt, đau xóc hai bên sườn.

3. Toàn thân :

Viêm túi mật, viêm màng ngực, viêm gan, ợ mửa nước chua.

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

Làm sàng của huyệt Kỳ Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Đại đôn trị thoát vị (Ngọc long). Phối Hợp cốc, Tam lý trị SÔI ruột óc ách, sình căng vùng dạ dày, ruột (Đại thanh). Phối Khí hải, Khúc trì trị thương hàn phát cuống. Phối Khuyết bồn trị nóng trong ngực (Tư sinh). Phối Ôn lựu trị thương hàn làm cứng cổ (Bách chứng). Phối Tam lý trị thương hàn không ra mồ hôi (Thiên tinh bí quyết).

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thiên phủ trị viêm gan. Phối Tỳ du, Trường cường trị vàng da viêm gan cấp tính. Phối Tam lý (cứu) trị nấc cụt. Phối Cách du, Can du trị đau thần kinh liên sườn.
Phối Tam lý (cứu) trị co thắt cơ hoành. Phối Trung phong, Dương Lăng-tuyền trị viêm gan. Phối Túc Tam-lý, Nội quan trị nấc cụt. Phối Trung phong, Âm Lăng-tuyền trị vàng da.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, sâu 0,5 thốn có cảm giác lan ra ở thành bụng.
2. Cứu 5 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút
* Chú ý Không nên châm sâu quá vì dưới là gan (bên phải), hoành kết trường và đáy bao tử (bên trái).

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

Tham khảo của huyệt Kỳ Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Bụng cứng lớn, không thở được dùng Kỳ môn làm chủ”
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Ho, tích tụ dưới sườn, suyễn, nằm không yên, có khi sốt lạnh, dùng Kỳ môn làm chủ. Bôn đồn chạy lên chạy xuống, dùng Kỳ môn làm chủ”
3. «Thiên kim dực» quyến thứ 26 ghi rằng: “Trị tất cả các loại sốt rét, lâu hay mới”.
4. «Thiên kim dực» quyên thứ 27 ghi rằng: “Đau tim, đầy ngực sườn, cứu Kỳ môn, tùy theo số tuổi để mà cứu”.
5. «Đồng nhân» ghi rằng: “Kỳ môn trị phiền nhiệt ở trong ngực, bôn đồn chạy lên chạy xuống, mắt xanh mà nôn, hoắc loạn ỉa chảy kiết lỵ, bụng cứng, suyễn nặng không nằm được, dưới sườn tích khí di chứng bệnh sau khi sinh đẻ, ăn uống không ngon, hông sườn đầy tức, đau nhức trong tim, thích Ợ hơi. Nếu thương hàn qua kinh chưa giải được, nên châm Kỳ môn, làm cho kinh không truyền, châm vào 4 phân, có thể cứu 5 lửa”.
6. «Tịch hoằng phú» ghi rằng: “Huyệt Kỳ môn chủ trị thương hàn, qua kinh 6 ngày mà chưa phát mồ hôi, huyệt ở dưới Nhũ căn giữa xương sườn thứ hai, lại còn trị được phụ nữ sinh khó” (Kỳ môn huyệt chủ thương hàn hoạn, lục nhật quá kinh do vị hãn, đán hướng Nhũ cân nhị tặc gian, hựu trị phụ nhân sinh sản nan).

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

7. Căn cứ theo “Mạch kinh” ghi huyệt này là “Mộ huyệt” của Can.
8. Căn cứ theo “Giáp ất” huyệt này là nơi hội của Túc Thái-âm, Quyết-âm, Âm-duy.
9. Căn cứ theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” huyệt này là nơi hội của Túc Quyết-âm, Âm-duy.

10. Có sách ghi huyệt dưới vú kéo xuổng ở xương sườn, ngang với xương sườn thứ 9 .
11. Kinh nghiệm của Hứa Thúc Di, một bệnh nhân đàn bà hôn mê nói xàm cỏi áo nằm dưới đất, bất tỉnh, người sốt cao, cho là chứng nhiệt nhập huyết thất, châm huyệt Kỳ môn bệnh nhẹ ngay.
12. Theo “Thương hàn luận”, bệnh thương hàn ở kinh Thái dương hợp với Thiếu-dương, có các chứng cổ đầu cứng đau, chóng mặt đầy ngực, ngột thở, châm các huyệt Đại chùy, Can du, Phế du, không nên phát mồ hôi ra, vì ra mồ hôi sẽ sinh nói bậy, nếu 5 – 6 ngày không nhẹ nên châm huyệt Kỳ môn để trị.

HUYỆT KỲ MÔN 
HUYỆT KỲ MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.