HUYỆT MI XUNG
眉沖穴
B 3 Méi chōng xué (Mei Tchrong, Mỉ Tchong).
Xuất xứ của huyệt My Xung:
«Mạch kinh».
Tên gọi của huyệt My Xung:
– “Mi” có nghĩa là lông mày.
– “Xung” có nghĩa là vọt, quay mặt về phía hay di chuyển về phía.
Trong trường hợp này nói đến hướng của kinh, từ huyệt trước ở lông mày. Do đó có tên là My xung.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “My xung có nghĩa là kinh khí từ chân mày xông thẳng vào mí tóc nên gọi là Mi xung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt My Xung:
Tiều trúc.
Huyệt thứ :
3 Thuộc Bàng quang kinh.
Mô tả của huyệt My Xung:
1. VỊ trí xưa :
Đầu lông mày kéo thẳng lên, vào chân tóc (Thánh huệ). Giữa huyệt Thần đình và Khúc sai (Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Giữa chân tóc trán đo lên 0,5 thốn (Thần đình) rồi đo ngang ra 0,5 thốn là huyệt.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt My Xung :
là chỗ cơ trán bám vào cân sọ, dưới cân là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh VỊ.
Tác dụng trị bệnh của huyệt My Xung:
1. Tại chỗ :
Đau đầu vùng trán.
2. Toàn thân :
Động kinh, chóng mặt, hoa mắt.
Lâm sàng của huyệt My Xung:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thượng tinh trị nhức đầu, nghẹt mủi.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên 0,3 – 0,5 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ.
2. Ôn cứu 5-10 phút.
3. Cứu Cấm cứu.
Tham khảo của huyệt My Xung:
1. «Thiên kim» ghi rằng: “Thốn khẩu có mạch khẩn, đau nhức đầu đó là thương hàn, châm vào huyệt Mi xung”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Mi xung chủ trị năm chứng kinh giản, đau đầu, nghẹt mũi”.
3. Cân cứ vào “Tư sinh” huyệt này gọi là Tiểu trúc