TIỂU TRƯỜNG DU
小腸俞穴
B 27 Xiǎocháng yú xué .
Xuất xứ của huyệt Tiểu Trường Du:
«Mạch kinh».
Tên gọi của huyệt Tiểu Trường Du:
– “Tiểu-trưởng”, hiểu theo giải phẫu là ruột non.
– “Du” là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt nằm tương ứng vói Tiểu-trường, là chỗ của khí Tiểu-trường di chuyển và rót về, chủ trị các bệnh của Tiểu-trường nên gọi là Tiểu trường du.
Huyệt thứ:
27 Thuộc Bàng-quang du.
Đặc biệt của huyệt Tiểu Trường Du:
“Bối-du huyệt” của Tiểutrường.
Mô tả của huyệt Tiểu Trường Du:
1. Vị trí xưa:
Hai bên xương sống, dưới đốt xương sống lưng thứ 18 đo ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Dưới đốt xương cùng 1 đo ra 1,5 thốn ngang với lỗ cùng 1. Khi điểm huyệt nằm sấp.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tiểu Trường Du:
là cân của cơ lưng to, khỗi cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống. Xương cùng – Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 1. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L5.
Hiệu năng của huyệt Tiểu Trường Du:
Thông lý Tiểu-trường, thanh lợi thấp nhiệt, hóa tích trệ, phân thanh trọc, điều bàng quang.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tiểu Trường Du:
1. Tai chỗ, theo kinh :
Đau thắt lưng, đau khớp thắt lưng cùng, xương cùng chậu.
2. Toàn thân:
Viêm hố xoang chậu, táo bón, viêm ruột, đái dầm, di tinh.
Lâm sàng của huyệt Tiểu Trường Du:
Kinh nghiêm hiện nay:
Phối Đại chùy, Tỳ du, Thận du, Giáp tích (tương ứng) trị viêm cột sống do phong thấp. Phối Dương Lăng-tuyền trị tử cung xuất huyết. Phối Quan nguyên, Thượng Cự- hư trị ỉa chảy, kiết lỵ, bón. Phối Quan nguyên, Tam âm giao, Thận đu trị kinh nguyệt không đều, đau tiêu trường.
Phương pháp châm cứu:
1.Chớm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức – Xiên, khi trị bệnh viêm khép cùng-chậu và viêm hó chậu, châm sâu 2 – 3 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan ra khắp khớp cùng-chậu.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Tiểu Trường Du:
1. « Giáp ât» quyền thứ 9 ghi rằng: “Đau Tiểu-trường, đau thóc từ dịch hoàn lên cột sống thắt lưng, sán thống, công lên tim, cứng thát lưng, tiểu vàng đỏ, họng miệng khô, dùng Tiếu trưồng du làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tiêu- trường du chủ trị về Bàng-quang, Tam-tiêu du tân dịch ít, do Đại Tiêu-trường sốt lạnh, tiểu đó sẻn, đái lắt nhắt, bụng dưđi căng đầy, kiết lỵ ra máu mũ, mót rặn, sưng đau, trĩ, nhức đầu, tiêu khát, gầy còm, miệng khô không chịu được, phụ nữ đới hạ”.
3. Quan hệ tới vị trí huyệt này, “Đổ dực”, “Kim giám” ghi rằng, từ chính giữa cột ẩống thắt lưng đo ra mỗi bên 2 thốn.
4. Có tác giả hiện đại cho rằng huyệt nằm trên mỏm gai đốt xương sống cùng thứ nhất đo ra mồi bên 1,5 thốn.