HUYỆT TÝ NHU Ở ĐÂU?
臂臑穴
LI 14 Bì nào xué (Pì Nao)
Xuất xứ của huyệt Tý Nhu ở đâu?
Sách <<Giáp Ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Tý Nhu là gì?
– “Tý” có nghĩa là cánh tay trên.
– “Nhu” là mặt giữa của cánh tay trên.
Huyệt nằm trên chỉ giao nhau của xương cánh tay và biên giói trước phía dưới của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối với huyệt Khúc trì và Kiên liêu. Huyệt này căn cứ theo bộ vị mà đặt tên gọi là Tý nhu (Mặt giữa của cánh tay trên).
Tên đọc khác của huyệt Tý Nhu là gì?
Tý nao
Tên Hán Việt khác của huyệt Tý Nhu là gì?
Dầu xung, Hạn xung, Tý nao.
Huyệt thứ:
14 Thuộc Đại-trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Tý Nhu là gì?
Hội của Thủ túc Thái dương, Dương duy-mạch. Hội lạc của Thủ dương minh.
Vị trí của huyệt Tý Nhu nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Trên khuỷu tay 7 thốn, nơi đầu của bắp thịt cánh tay (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Co duỗi cánh tay để lộ gân cơ. Huyệt ở chỗ đầu cuối của cơ tam giác cánh tay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tý Nhu là gì?
là đỉnh cơ Đen-ta, bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước vào xương, phía sau là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay. Xương cánh tay – Thần kinh đi từ tiết đoạn thần kinh cổ 5- ngực 1. Lớp nông có dây thần kinh da cánh tay sau, lớp sâu có dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C5.
Hiệu năng của huyệt Tý Nhu là gì?
Thông lạc, minh mục.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tý Nhu là gì?
1. Tại chỗ, Theo kinh:
Đau vai cánh tay, bại liệt chi trên.
2. Toàn thân:
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Tý Nhu là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Trửu liêu trị đau cánh tay đưa lên không nổi (Tư sinh).
2. Kinh nghiêm hiện nay:
Phối châm thấu huyệt Nhu thượng, Khúc tri trị đau cánh tay vai. Phối Tình minh, Thừa khấp trị bệnh thuộc mắt. Mũi kim thâu lên Kiên ngung dùng trong giải phẫu mổ ngực (châm tê). Phối Khúc trì, Thiên tông, Kiên ngung trị đau nhức vai cánh tay, chi trên không cử động được.
Phương pháp châm cứu của huyệt Tý Nhu là gì?
1. Châm Thăng, sâu 0,5 1 thốn, có thể châm vào bờ sau trước xương cánh tay, sâu 1 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức – Xiên, khi trị bệnh mắt hướng mũi kim lên phía giữa cơ Đen- ta, sàu 1 2 thon, tại chỗ có cảm giác căng tức
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Tý Nhu:
1. <<Giáp ât» quyến thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh tràng nhạc ở cổ, đau vai cánh tay không cử động được, chọn Tý nhu làm chủ”.
2. <<Thièn kim» quyển thứ 24 ghi rằng: “Các loại bướu (anh) cứu huyệt Đầu xung, huyệt Đầu xung ở hai tay buông thông xuống phía trước”
3. <<Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tý nhu chủ trị về sốt lạnh đau cánh tay, không nâng lên được, tràng nhạt, gáy cổ co cứng“.
4. «Bách chứngphú» ghi rằng: “Ngũ lý, Tý nhu trị lở” (Ngũ lý, Tý nhu, sinh lệ sang nhi năng trị).
5. Căn cứ theo “Giáp ất” thì huyệt này là “Hội” của lạc Thủ Dương-minh và theo “Kỳ kinh bát mạch khảo” ghi huyệt này là hội của Thủ Dương minh. Thủ túc Thái dương, Dương-duy.
6. Tý nhu, theo “Thiên kim” gọi là Đầu xung, “Thiên kim dực” gọi là Hạn xung, “Thánh huệ” gọi la Tý nao.