HUYỆT THỪA KHẤP
承泣穴
S 1 Chéng qì xué(Tchrang Tsri).
Xuất xứ của huyệt Thừa Khấp:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thừa Khấp:
– “Thừa” có nghĩa là ngưôi trên ban cho, kẻ dưới nhận lấy, cần giữ.
– “Khấp” có nghĩa là khi khóc chảy nước mắt.
Khi khóc chảy nưóc mắt, nước mắt chảy xuống qua vùng huyệt, huyệt nhận đón lấy nước mắt. Huyệt này thưòng dùng cho chứng ra gió chảy nước mắt (nghênh phong lưu lệ) và cầm được chứng nước mắt trong viêm tuyến lệ nên gọi là huyệt Thừa khắp (cầm giữ nước mắt).
Tên Hán Việt khác của huyệt Thừa Khấp:
Diện liêu, Hề huyệt, Khê huyệt.
Huyệt thứ:
1 Thuộc Vị kinh.
Đặc biệt của huyệt Thừa Khấp:
Hội của Túc Dương-minh, Dương- kiều, Nhâm mạch.
Mô tả của huyệt Thừa Khấp:
1. VỊ trí xưa:
Dưới mắt 7 phân, từ con ngươi kéo thẳng xuống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Mắt nhìn thẳng, dưới đồng tử 7 phân, ở giữa nhãn cầu và bò dưới hố mắt.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Khấp:
là cơ vòng mi, lớp sâu trong hố mắt có cơ thắng dưới của mắt, cơ chéo dưới của mắt – Nhánh dưới hó mắt dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh vận nhãn, và nhánh dây thần kinh mặt. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não VII và các nhánh của dây sọ não số III. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh sọ não v2.
Hiệu năng của huyệt Thừa Khấp:
Khu phong tán hỏa, sơ tà minh mục.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Khấp:
Tại chỗ, toàn thân :
Viêm kết mạc cấp mãn tính, cận thị, viễn thị, tán quang, lác mắt, quáng gà, viêm teo thần kinh thị giác, viêm giác mạc.
Lâm sàng của huyệt Thừa Khấp:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Can du, Đồng tử liêu trị hoa mắt. Phối Tình minh, Phong trì, Hợp cốc, Túc Tam-lý, Can du, Thận du trị teo thần kinh thị giác. Châm ngang thấu Tình minh trị cận thị. Phối Tình minh, Phong trì, Khúc trì. Thái xung trị viêm màng tiếp hợp, viêm củng mạc. Phối Kiện minh, Kiện minh 5, Phong trì, Tỳ du, Thận du, Can du trị võng mạc mắt biến tính. Phối Phong trì, Hợp cốc trị ra gió chảy nhóc mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Bảo bệnh nhân mắt nhìn lên trên cố định nhãn cầu, mũi kim chàm chếch xuống dưới dựa theo bờ ổ mắt sâu 1 – 1,5 thốn. Khi châm bệnh cận thị có thể châm ngang thấu tói góc mi trong. Tại chỗ có cảm giác căng tủc có khi chảy nước mắt.
*2. Không cứu.
* Chú ý:
1. Huyệt này dễ xuất huyết, sau khi rút kim cần phải ép bông 2 – 3 phút để phòng chảy máu. Nếu có xuất huyết, khoanh dưói mắt có thể tím xanh, một tuần sau tan hết không ảnh hưỏng tới thị lực. Cần lưu ý tránh châm vào nhãn cầu, hoặc vào mạch máu khu mi dưới mắt.
2. Không nên châm quá sâu tránh kim vào xoang sọ.
Tham khảo của huyệt Thừa Khấp:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Mắt không rõ, chảy nước mắt, hoa mắt, ngứa tròng mắt, nhìn xa nhìn gần lờ mà, quáng gà, đau hố mắt, nó cùng thông với cô’ miệng, méo miệng, miệng khó nói, châm huyệt Thừa khấp”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thừa khấp chủ trị về chảy nước mắt, ngứa mắt, giảm thị lực, quáng gà, miệng méo mắt xếch, miệng không nói được, mặt run giật mấp máy, đỏ đau mắt, ù tai điếc tai”.
3. Theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Thừa khấp là hội của Dương-kiều, Nhâm mạch, Túc Dương-minh.
4. Huyệt này ở chung quanh có nhiều mạch máu, dễ xuất huyết, cho nên khi tiến châm vào phải từ từ chậm rãi, không nên đề tháp hay vê kim để đề phòng tổn thương tói nhãn cầu. Châm vào tổn thương huyết quản gây ra sung huyết.
Khi nói về chú ý của huyệt này. Sách “Ngoại dài” ghi rằng: “Cấm không được cứu, cứu vào sau đó dưới mắt sẽ lón như nắm tay”. Sách “Giáp ât” lại nói rằng: “Không được cứu” còn “Đồng nhân” ghi: “Cấm châm, châm làm cho đen vùng mắt, châm không thận trọng dễ xuất huyết dưới da”.
5. Huyệt này trong “Giáp ất” ghi là Hề huyệt, Diện liêu.
6. Thừa khấp là huyệt chính ưên lâm sàng dùng đê chữa bệnh thuộc mắt, khi châm huyệt này dùng ngón cái tay trái nâng nhãn cầu lên, tay phải mới châm kim vào từ từ theo bờ dưới hốc mắt, không được châm quá sâu nếu không có kỹ thuật, thường sâu 0,5 – 1,5 thốn.
7. Lỡ ngộ châm mờ mắt không thấy, nên châm huyệt Nội đình để cứu, nếu vì ngộ châm mà mắt không di động được thì dùng ngải thật nhỏ cứu huyệt Thính cung một lửa thì khôi phục.