Đau Thần Kinh Tọa chữa bằng thuốc Nam có khỏi không?
Bệnh nhân:
(nam), 56 tuổi.
Giáo viên, ngụ tại Cư xá Lê Đại Hành.
Chứng bệnh:
Đau thần kinh tọa hơn 1 năm, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rầy, chưa khỏi. Hiện chứng, cứng gân cổ không cử động được đã 4 tháng, đau lưng, đau vùng cột sống, chụp X quang cột sống nổi gai đôi, mỗi sáng sớm đi cầu lỏng, ngủ được, ăn được, ăn cho có bữa, tiểu bình thường.
Khám:
Vọng chẩn:
sác mặt tái xanh, tinh thần kém, da nhăn, không có vệ khí, lưỡi trắng lợt, người béo bẹn.
Văn chẩn:
Mệt nhọc uể oải.
Thiết chẩn:
Tay phải:
Mệnh môn vô hỏa, tỳ vô lực.
Tay trái:
Thận trầm tế vô lực.
Thuốc chữa:
Hắc khương 12g
Minh đẳng sám 10g
Đại hồi hương 8g
Phá cố chỉ 12 g
Uống 5 thang-tuần. Can khương 4g
Từ tuần sau mỗi khi bệnh nhan đến xin khám đều cho thuốc như trên 5 thang, trong thời gian mồi lần đến khám mạch đã lên, bệnh đã bớt nhiều, bệnh nhân nói cứng gân cổ bớt 7/10, các bệnh khác đều bớt, tuần cuối cùng các chứng hết, người khỏe, da dỏ hồng hào, cho ra Viện. (2-5-79).
THẢO LUẬN
Bệnh lý:
Mạch tả xích trầm tế vô lực là thận quá suy yếu không năng lực. Hữu xích mệnh môn vỏ lực cùng là không được, như vậy thận dương tỳ dương đều quá thiếu tỳ thận đều hư hàn.
Tỳ thận hư hàn không sinh dương, không có dương khí dựa 1 đầu, đầu là nơi tụ hội dương khí. Dương trong người còn phần nào chỉ lên đến vai không đi qua đường gân cổ mà lên Đầu. bởi vậy hai gân cổ bị lạnh mà Cứng đơ, không quay trở được mà nhức hai vai.
Thận hư hàn không thèm ăn, chỉ ăn cho có bữa, ăn ít lấy gì dương khí sinh, tỳ hư hàn thời tỳ mỏi mệt (tỳ quyện) cho nên nằm xuống là ngủ, nay nói ngủ được, cái ngủ được ấy là bệnh, không phải giấc ngủ.
Tỳ hư hàn không có khí nóng chuyển vào vị trung thì làm mệt không ăn được cơm đi uống sữa, uống nước mát ngọt làm dạ dày úng thũng mà lưỡi trắng lợt, người béo bệu.
Tỳ hư hàn không có dương khí bảo vệ bì phu mà sắc mặt tái xanh da tay chân nhăn nheo lộ rõ từng lồ chân lông.
Tất cả mọi bệnh trên đều bới tỳ dương và thận dương suy nói chung là tỳ thận hư hàn.
Y lý:
Tỳ hư hàn chú òn bó chơ tỳ, thận hư hàn chú ôn bổ cho thận, tất cá dê tỳ thận sinh dương, dương ớ tỳ thận dây dù thời các bệnh mau khói.
Nhưng muôn hỏi tại sao dé daư thân kinh tọa dêìi hằng năm để gân cố dau cứng không quay trớ’ dược déìi hàng quý mà không chữa khỏi? Điétn này xin nhường những vị nào chữa trước trá lời.
Dược lý:
Hắc khương chủ yếu vào thẳng thận cung để ôn thận.
Can khương chủ về vào thang tỳ gia để ôn tỳ.
Đáng lý hơn.
Hắc khương nhập thận nên cùng với Thục địa là chất có màu để nhập thận vừa ôn vừa bổ. vì thận sợ khô ráo (thận ở thấp) nếu chỉ dùng một Hắc khương thì chỉ ôn mà không cớ bổ.
Can khương nhập tỳ nên cùng với Sâm truật là chất bổ để nhập tỳ vừa ôn vừa bổ. Vì tỳ chủ khí. Nếu chỉ dùng một vị Can khương thì chỉ có ôn mà không có bổ. cả hai vị dùng là như vậy sẽ làm khô tỳ thận chăng? Nhưng trong lúc thận quá hư hàn, chỉ dùng Hắc khương, thận quá hư hàn chỉ dùng Can khương, thận quá hư hàn chỉ dùng Can khương cho kiến hiệu ngay, vả chăng cũng có ý không dùng Thục, Sâm, Truật là những vị thuốc Bắc sao?
Phá cố chỉ để bổ thận thêm tủy trong xương, bổ tinh cho ấm để tinh khỏi vì lạnh mà tiết ra, lại cũng lợi tiểu tiện, ấm bụng không đi cầu lỏng sáng sớm.
Đại hồi hương chữa tỳ hàn, thận lạnh cho ấm lại tức là bổ dương cho tỳ thận, lại cũng điều hòa Vị khí cho thèm ăn.
Minh Đảng sâm chi là vị thuốc phụ thuộc để ôn dương khí, thực ra bài thuốc này chỉ dùng 4 vị trên cũng đủ khỏi bệnh.
Tất cả đê’ ôn tỳ thận, để khới dòng dương khí cho toàn thân tăng giáng điều hòa.
Dương đã thăng thì còn gì làm cứng gân cổ?
Tỳ đã ôn làm gì còn xanh xao tái mét?
Thận đã ấm thì làm gì còn đau cột sống, eo lưng và bàn tọa.
Tỳ thận được ôn ấm thì còn gì phải đi cầu lỏng vào sáng.
Thật vậy, bệnh nhân khi ra Viện, sắc mặt đỏ hồng, đi đứng nhanh nhẹn, vui mùng quá.
Nói về việc uống thuốc, trong khi ông cụ uống thuốc đến thời thứ hai mà bệnh đã bớt nhiêu, càng tin những lý giải về mạch bệnh nói trên có tỏ lời cám ơn.
Ngoài ra, thiết nghĩ người thầy thuốc xem mạch luận chứng để điêu trị cho bệnh nhân xong, biên toa chỉ có một lần, chỉ dùng 5 vị thuốc, uống luôn mấy tuần cho đến khi hết bệnh mà không thay đổi phương dược gì khác, vậy tự thấy mình cũng có nắm được bệnh lý: y và dược lý khá vũng chắc mới quyết đoán hướng chữạ như vậy. Lại nữa, bất luận là thầy nào khi chữa khỏi một căn bệnh trầm kha đúng như ý mình điêu trị thì xin thầy thuốc ấy vui mừng còn hơn bệnh nhân (ai trong nghề thì mới tỏ). Đành rằng khi chữa khỏi bệnh đó chỉ là bổn phân người thây thuốc nào có hữu ý gì đến việc đòi hỏi thù lao quà cáp; tuy nhiên, nếu được bệnh nhân ngỏ lời bằng tiếng cảm ơn đối với thầy thuốc tường người thầy thuốc ấy cũng hài lòng lắm vậy.
Lương Y Định Ninh.