BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

1. Lý chứng chuyển biểu

Ở trên nói truyền kinh là biểu tà nhập lý, nhưng lại có mặt khác là lý chứng chuyển ra biểu. Hiện tương này là do chính khí của người bệnh dần dần khôi phục; trên lâm sàng thường thấy ba âm chứng chuyển thành ba dương chứng, như thế là tiên lượng bệnh tình chuyển biến tốt. Vì thế trên nói: bệnh trực trứng thái âm bắt đầu nôn oẹ, ỉa chảy; trái lại đại tiện bí kết phát sốt miệng khát, đỏ là âm bệnh dương khí đã khôi phục mà bệnh tà chùa kết mà chuyển thành dương minh bệnh. Bệnh ở âm kinh phần nhiều là hư hàn, nếu chính khí thắng tà khí thì tam âm bệnh chuyển ra tam dương. Trái lại chính khí không thắng được tà khí thì dương khí chuyển thành âm chứng sẽ dự đoán xấu.

2. Hợp bệnh

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

Hợp bệnh là chứng trạng của hai hoặc ba kinh đồng thời xuất hiện không phải do truyền biến mà là do hai hoặc ba kinh đồng thời bị cảm tà khí, tức là đã có chứng của thái dương lại có chứng của dương minh là thái dươngdương minh hợp bệnh. Nếu là của chứng thiếu dương nữa thì là tam dương hợp bệnh. Phép chữa nói chung là phải cân nhắc bệnh tình, châm chước dùng thuốc, có khi dùng hợp phương, có khi dùng đơn phương.

a. Dùng hợp phương:

一 Vừa có chứng thái dương trúng phong lại vừa có chứng Tiểu sài hồ thang thì dùng bài Sài hồ quế chi thang . Nếu lại thêm chứng khát nước, phiền táo, rêu trắng khô tức là lại liên chứng dương minh kinh bệnh thì trong phương Sài hồ quế chi thang lại phải gia thạch cao mối khỏi được.
—Vừa có chứng Cát căn thang lại có chứng Tiểu sài hổ thang cũng gọi là thái dương – thiếu dương hợp bệnh, dùng Cát càn thang hợp vối Tiểu sài hồ thang là khỏi bệnh. Nếu lại thêm chứng tâm hạ cấp nữa là kiêm chứng dương minh phải dùng Cát căn thang hợp với Đại sài hồ thang mới thích hợp bệnh tình.

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

b.Cũng có trường hợp tuy là hợp bệnh nhưng chỉ dùng một phương như:

chứng thái dương rồi chứng dương minh hợp bệnh, tất có chứng đi ngoài lỏng thì dùng Cát cản thang làm chủ, tức là có chứng trạng mạch phù, nhức đầu, gáy cứng, phát sôt, sợ rét, khồng có mồ hôi của biểu chứng, lại có chứng ỉa chảy phát ra ỏ trường vị, nhưng mạch phù thì trong tâm bệnh vẫn còn ở đây, cho nên chỉ dùng Cát căn thang. Lý do vì hai nguyên nhân sau đây sinh ra bệnh ỉa chảy chứ không phải nhiệt độc phát triển vào lý mà sinh ra.
-Vì biểu chứng mà bí mồ hôi, làm cho thuỷ độc không có lôì thoát ra ngoài.
-Tân dịch bị ứ lại ở trường vị quá nhiều, không vận chuyển được vào huyết dịch.
Do vậy phải dùng phương thuốc vừa có tác dụng phát hãn giải cơ, vừa có tác dụng cổ vũ vị khí thượng thành là Cát căn thang mới chữa được (cổ vũ vị khí thượng thành có nghĩa là làm cho cơ năng vận chuyển tân dịch ở trường vị vào huyết quản để nuôi thân thể, vị cát căn có tác dụng ấy đốỉ với người tạng nhiệt).

3. Tính bệnh

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

Tính bệnh là tình trạng của một kinh chưa hết mà bệnh tà đã chuyển sang kinh khác rất mau.
Thí dụ như:

chứng trạng của bệnh thái dương chưa khỏi mà đã dồn dập hiện ra chứng trạng đang hạ của dương minh bệnh rồi.
Hơp bênh và tính bênh khác nhau là:
Hợp bệnh thì dùng chứng trạng của hai ba kinh đồng thời xuất hiện và không có chia ra sau trước.
Tính bệnh tuy có chứng trạng của hai kinh cùng xuất hiện, nhưng trước ngày xuất hiện tính bệnh thì chỉ có chứng trạng của một bệnh mà chỉ thòi gian ngắn đã xuất hiện chứng trạng của kinh sau đấy rất đầy đủ, dù chứng của kinh trưóc vẫn có nhiều phần chưa hết.

Tóm Lại:

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

-Hợp bệnh là chứng trạng của hai ba kinh cùng xuất hiện ngay buổi đầu, tuy có chênh lệch nhưng không chênh lệch quá.
—Tính bệnh thì ban đầu chỉ có chứng của một kinh, đến khi chứng của kinh sau xuất hiện rất đầy đủ mà chứng của kinh trước thì còn rất ít.
Thương hàn luận của nhà Y học Trương Trọng cảnh đã thừa kế nhiều kinh nghiệm lâm sàng và mọi sách cơ bản lý luận mà thành ra pho sách lớn nhất vể lâm sàng, ông lấy lục kinh bàn về thương hàn sáng lập ra lý, pháp, phương, dược mọi mặt.
Đó là phương pháp biện chứng luận trị, lý luận Y học cổ truyền thêm hoàn chỉnh.
Lấy lục kinh luận thương hàn là lấy chứng hậu thương hàn khác nhau, cùng với tạng phủ thuộc lục kinh, bệnh lý biến hoá kết hợp chặt chẽ đổ tiến hành phân tích. Trên lâm sàng chứng hậu phân biệt nhận thức nêu lén bòi lý sỏ tại, hàn nhiệt biến hoá, hư thực khác nhau. Trong sáu điều đó lại lấy âm dương để khái quát, làm cơ sở biện chứng bát cương cho đời sau.

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

Ông lại vận dụng phép tứ chẩn để tiến hành chẩn đoán, lấy bát pháp quv nạp phép trị liệu. Đó là mang lý, pháp, phương, dược nhất quán với nhau để chỉ đạo cho thực tiễn lâm sàng có công hiệu tốt.
Đời sau tuy có nhiều trường phái khác nhau, nhưng trường phái nào cũng hải dựa vào một mật của Thương hàn luận mà phát triển .
Ví dụ như:
-Lý Đông Viên đề xướng lên thuyết tỳ vị là do chứng lý trung mà đi sâu thêm.
-Chu Đan Khê với thuyết “Tư âm” cũng là do chứng Hoàng liên a giao kê tử hoàng thang mà mở rộng ra.
一 Lưu Hà Gian chủ trương về thanh hoà cũng là nhân cơ sở cùa các chứng: Đại, Tiểu sài; Bạch hổ, Nhân sâm bạch hổ mà ra. Cho nên Trần Tu Viên phát biểu: “Lý, Chu, Trương, Lưu các đắc Trọng cảnh chi nhất ngang, hợp nhi kiến kỳ toàn phần nhi kiến kỳ thiên”.
Nghĩa là:
Lý, Chu, Trương, Lưu mỗi Nhà được một mặt của Trọng cảnh hợp lại thì hoàn toàn, chia ra thì thiên lệch.
Vi thế Thương hàn luận là bộ sách bắt buộc người học tập Đông Y phải thông hiểu, lấy dó làm nền tảng để nghiên cứu rộng thêm các sách.

BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH
BIỆN CHỨNG LỤC KINH TRUYỀN BỆNH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.