BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH

(Vị, Đại trường)

BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH

Dương minh là giai đoạn cuối cùng của tam dương. Dương minh chứng đã đôn tột bực rồi cho nên bệnh thế nhiệt hoá rất lớn mạnh. Là chứng thực nhiệt, bệnh tà đã truyền vào lý, chứng trạng nói chung là: mình nóng, tự ra mồ hôi mà sợ nóng, chứng tỏ nhiệt tà đã phát triển đến mức cao (khát uống nước nhiều, bứt rứt khó chịu, chứng tỏ tân dịch đã bị tổn thương nhiều; hoặc đại tiện táo kết, bụng đầy đau, rắn chắc, nóng từng cơn, nóng về chiều, nói mê sảng).

Chứng trạng dương minh phần nhiều bị táo nhiệt kết lại gây nên, cho nên trong Thương hàn luận lấy chứng vị gia thực làm chủ.

Nguyên nhân gây bệnh của dương minh : có ba phương diện

-Từ thái dựơng truyền vào: vì bệnh ở thái dương mà phát hãn nhiều quá làm hao tổn tân dịch; hoặc bệnh ở thái dương phát hãn chưa đúng mức; biểu tà còn sót lại truyền vàò lý mà hoá thành nhiệt, thành táo (tỳ ước).

-Bệnh tà từ thiếu dương truyền đến: vì phát hãn, lợi tiểu tiện thái quá làm hao tổn tân dịch đến nỗi gây táo mà thành ra kết thực (đại tiện khó).

-Tà ở dương minh kinh truyền vào phủ: nhiệt kết ở thượng vị gây thành chứng vị gia thực.

Trừ những nguvên nhân nói trên còn có khi do vì bệnh ở tam âm kinh khi rnà chính khí đã dần dần hồi phục, tà khí đưa ra ngoài, âm chứng chuyển sang dương chứng mà vào dương minh. Trong ba thiên âm ở Thương hàn luận đều có chứng nồn, hạ, cấp hạ, tức là nói rõ âm chứng có thể chuyển thànn dương chứng, bệnh ở tạng có thể chuyển ra phủ, căn cứ vào đó thì bất kỳ chứng hậu nào mà khi bệnh thê truyền đến dương minh phần nhiều là có tiên lượng tốt, vì người bệnh phải có đủ cơ năng chống bệnh mới có thể gây nên chứng hậu thực nhiệt. Người xưa nói: “Dương minh vô tử chứng” nghĩa là dương minh không có bệnh chết, lúc mắc bệnh mà chữa ngay thường có thể chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng.

BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH

Tuy thế nhưng hoàn toàn không phải là sau khi đã trở thành bệnh dương minh rồi thì không có biến chuyển gì nữa. Nếu người bệnh hư nhược, dương khí ở trung tiêu kém thì cũng có thể từ chứng vị gia thực của dương minh mà chuyển thành các chứng hư hàn của thái âm như: bụng đầy, ỉa chảy, nôn mửa, không khát nước hoặc ít khát. Nói chung tà khí thực ở dương minh chính khí hư ở thái âm, có thể chuyển thành bệnh thiếu âm (tay chân giá lạnh, mạch trầm tê) có khi đến tử vong.

Chứng trạng của dương minh bệnh tuy biểu lộ trạng thái đều nhiệt như lý nhiệt (là căn bản), biểu nhiệt nhưng chỉ là do ảnh hưởng của lý nhiệt mà thôi.

Dương minh bệnh chia làm kinh chứng và phủ chứng, do nhiệt độc chưa kết tụ hay đã lại mà gây ra chứng thực.

Kinh chứng:

Sốt cao, tự ra mồ hổi, không sợ rét mà sợ nóng, bứt rứt, khát nước nhiều, mạch hồng đại là tà nhiệt dương minh tản mạn khắp toàn, thân, chưa kết lại một chỗ mà thành ra chứng thực gọi là dương minh kinh.

Phép chữa:

Dùng bài bạch hổ thang để thanh nhiệt, sinh tân, ích khí, dưỡng âm. Bạch hổ thang:

Tri mẫu                   12g thanh vị nhiệt

Thạch cao (sống)     20g thanh vị, chỉ khát, trị phiền táo

Ngạnh mễ               20g          hoà vị, sinh tân

Chích thảo             4 – 8g      ích khí

Bài này có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, bảo dưỡng vị âm. Nếu khát nước nhiều, ra mồ hôi quá nhiều mà hơi sợ lạnh (do ra nhiều mồ hôi, tấu lý bị sơ hở) gia nhân sâm 8g thành bài Nhân sâm bạch hổ thang.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thường gia sa sâm 12g, thiên hoa phấn 12g bỏ ngạnh mễ, tác dụng chỉ khát là thanh nhiệt mau hơn và dễ uống (sắc ngạnh mễ chât dẻo sánh khó uống).

BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH

Phủ chứng:

Nếu xuất hiện chứng nóng từng cơn, nóng hâm hấp ra mồ hôi đại tiện bí, bụng đầy đau, đánh hơi, nói sảng, mạch trầm thực nhiệt đã cấu kết với các chất cặn bã ở trường vị, trong bụng có phân táo thành ra thực rồi gọi là dương minh phủ chứng, nên dùng phép hạ làm chủ yếu. Nhưng bệnh trạng có mức độ khác nhau, cần phân biệt mức độ nặng nhẹ, hoãn cấp của bệnh mà xử lý.

-Như chỉ có chứng táo kết, chứng bí môn chưa nặng thì nên hoà hạ, dùng bài Điều vị thừa khí thang hạ một cách nhẹ nhàng, hoà vị mà nhuận táo.

Điêu vị thừa khí thang:

Đại hoàng 16g tiết nhiệt, tả thực
Cam thảo 8g hoà trung
Mang tiêu l/2g nhuyễn kiên

Đại hoàng, cam thảo sắc bỏ bã rồi sau đó cho mang tiêu vào đun kỹ, uống nóng (ấm).

Tiêu chuẩn chủ yếu: táo thực mà chưa bĩ mãn.

-Táo nhiệt kết ở trong vị còn nhẹ, đầy trướng mà còn chưa có táo thực
thì dùng bài Tiểu thừa khí khang để hoãn hạ mà tả nhiệt điều khí.

Tiểu thừa khí thang:

Đại hoàng 16g tiết nhiệt, tả thực
Hậu phác 8g thông khí, tiết mãn
Chỉ thực 8g tán kết, trừ mãn
Tiêu chuẩn chủ vếu: bĩ mãn mà chưa táo thực.

Táo nhiệt kết ở trong, phân đã cứng rắn, có đủ các chứng: bĩ, mãn, táo thực thì dùng bài Đại thừa khí thang để hạ gấp (cấp hạ) làm mềm vật cứng, tả nhiệt, thông lợi đường ruột, tống hết ứ trệ ra ngoài.

 

Đai thừa khí thang:
Đại hoàng 16g tiết nhiệt, tả thực
Hậu phác 16g thông khí, tiết mãn
Chỉ thực 16g tán kết, trừ mãn
Mang tiêu 12g nhuyễn kiên

 

Tiêu chuẩn chủ yếu: bĩ, mãn, táo, thực.

BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH

Dương minh táo nhiệt mạnh quá tất nhiên làm thương tổn đến tân dịch cho nên khi chữa cần tránh những phép phát hãn và lợi tiểu tiện, sợ làm ảnh hưởng đến chân âm thì lại táo thêm. Nếu bệnh nối truyền vào dương minh, biểu tà chưa hết, tân dịch chưa bị tổn thương thì có thể châm chước dùng ma hoàng, quế chi để giải biểu trước, đợi sau khi biểu tà giải được rồi thì sẽ công lý.

Theo quan điểm của chúng tôi lấy bài Ma hạnh thạch cam thang (ma hoàng, hạnh nhân, thạch cao, cam thảo) hoặc bài Quế chi thang gia hoàng cầm, tuỳ chứng trạng mà sử dụng.

Bệnh dương minh ngoài đường tà khí hoá nhiệt, hoá tán mà gây ra hai chứng kinh và phủ, có khi theo thấp biến hoá mà gây nên chứng phát hoàng, Phát hoàng (dương hoàng)

Do trong khi mắc bệnh dương minh hoặc trong khi còn đù nhiệt mà không ra mồ hôi, nhiệt độc không tiết ra ngoài cơ biểu được dừng lại ở lý. Nếu có kiêm chứng tiểu tiện vàng nữa thì tất sẽ thành ra bệnh hoàng đảm. Tuy cũng thuộc về loại dương hoàng nhưng bệnh tình và phương pháp chữa có khác nhau:

-Bệnh thiên về lý:

bụng hơi đầy, tiểu tiện không lợi, phát nóng, chỉ sợ nóng không sợ rét, mồ hôi chỉ ra ở đầu, khắp mình mặt mắt đều, vàng, màu vàng tươi sáng như màu quả quýt chín, khát nước, đại tiện bí kết. Dùng bài nhân trần cao thang để lợi tiểu tiện, trừ thấp nhiệt.

Nhân trần cao thang

Nhân trần 10g thanh thấp nhiệt, lợi thuỷ
Chi tử 24g thanh uất, nhiệt hoạt lợi tiểu tiện
Đại hoàng 8g nhuận tràng, thông tiện

 

Sau khi uống thuốc, tiểu tiện đi ra đỏ như nước bồ kết là tiểu tiện thải hoàng đảm ra ngoài. Bài này mục đích lợi tiểu tiện là chính, nên quân thần dược là nhân trần và chi tử còn đại hoàng chỉ là tá dược cho nên liều lượng dùng ít (nếu đại tiện táo nhiệt, thì đại hoàng dùng tăng lương thêm).

-Bệnh thiên về biểu:

mạch phù, phát sốt, sợ rét, không có mồ hôi, tiểu tiện không lợi, vàng khắp mình, mặt, mắt. Dùng Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang để giải biểu tà, thanh thấp nhiệt (biểu lý song giải).

Ma hoàng liên kiêu xích tiểu đâu thang:

Ma hoàng 8g tiêu phế, lợi khí,giải biểu,íán hàn
Hạnh nhân 12g chỉ khái lợi hầu họng
Liên kiều 8g thanh nhiệt
Xích tiểu đậu 16g thanh nhiệt lợi thấp
Sinh khương 8g
Đại táo I2g… bổ khí, hoà dinh vệ
Cam thảo &g

 

-Bệnh nhân không thiên, lý, kiêm biểu, không phát sốt, không sợ rét, cũng không sợ nóng mà cũng không có mồ hôi, trong lòng buồn bực, tiểu tiện không lợi; khắp mình, mặt, mắt đều vàng. Dùng Chi tử bá tử thang để thanh nhiệt trừ thấp, theo đường tiểu tiện thoát ra ngoài.

Chi tử bá tử thang:

Chi tử 24g thanh uất hoả, lợi tiểu tiện
nhích thảo 12g hoà trung, kiện tỳ
Hoàng bá 16g thanh nhiệt, noá thấp

 

Nếu mắc bệnh thương hàn, dùng thuốc phát hăn mồ liôi đã ra rồi mà khắp mình, mắt và mặt còn vàng, màu vàng tôi sẫm là do lý có hàn thấp, bệnh thuộc thái âm phải dùng thuốc ôn bổ tỳ và vị.

Bệnh dương minh là thời kỳ cao độ của chúng phát sốt, thế bệnh tuy nạng hđn thái dương và thiếu dương nhưng khi tà khí đã truyền đến dương minh là bệnh tình có chiều hướng ổn định. Kinh này lại nhiều khi nhiều huyết, sức chống đõ mạnh, nếu chữa được sớm (hoặc thanh, hoặc hạ) thì bệnh mau lành. Người thầy thuốc phải tinh tế và quyết đoán, không nên đế lỡ thời cơ.

BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
BỆNH CHỨNG KINH DƯƠNG MINH
Bài trướcNGŨ TÀNG SINH THÀNH THIÊN
Bài tiếp theoChữa Chân đổ trong, đổ ngoài dùng huyệt nào?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.