Mạch và chứng của bài Ngũ Linh tán
Điều 71. Bệnh thái dương sau khi phát hãn ra mồ hôi nhiều, khô trong trường vị, buồn phiền vật vã, không ngủ được, muốn được uống nước, nên uống dần dần khiến cho vị khí hoà thì khỏi. Nếu mạch phù, tiểu tiện không lợi, hơi sốt mà tiêu khát, dùng Ngũ linh tán làm chủ.
Tóm tắt:
Biện chứng khô trong dạ dày và dạ dày đọng nước.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương sau khi phát hãn ra mồ hôi nhiều quá làm cho tân dịch trong dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các chứng buồn phiền vật vả, không ngủ được, muốn uổíng cũng không được nên uống dần dần ít một, khiến cho vị khí điều hoà thì khỏi. Nếu sau khi phát hãn thấy mạch phù, tiểu tiện không lợi, hơi sôt và tiêu khát là do nước đọng, không khí hoá được, biểu không giải được mà gây nên. Có biểu tà cho nên mạch phù, hơi sốt, bên trong có chứng thuỷ ẩm, kliông khí hoá được nên sinh tiêu khát, tiểu tiện không lợi. Cho uống Ngũ linh tán để giải cả biểu lẫn lý, tiểu tiện lợi được thì thuỷ ẩm hêt, tiêu khát cũng hết; uống nhiều nước nóng trợ dược lực để phát hãn thòi mạch phù hơi sốt tự khỏi.
Ngũ linh tán:
Trư linh 18 thù (bỏ vỏ)
Trạch tả 1 lạng 6 thù
Bạch truật 18 thù
Phục linh 18 thù
Quế chi 1/2 lạng (bỏ vỏ)
Năm vị trên tán nhỏ, dùng nước cơm sôi hoà uống mỗi lần một phương thấm thuỷ, ngày uống 3 lần, uông nhiều nước ấm, đổ mồ hôi là khỏi, sử dụng và theo dõi kiêng khem y như trưốc.
Ý nghĩa phương thuốc:
Phương này là hoá khí hành thuỷ, giải cả biểu lẫn lý. Trư linh, trạch tả làm lợi thuỷ ở phần dưới; phục linh, bạch truật kiện tỳ lợi thấp. Quế chi thông dương hoá khí, cùng góp sức để đạt được hiệu quả hoá khí hành thuỷ thì chứng khát với chứng tiểu tiện không lợi tự khỏi. Hoà với nước cơm sôi mà uông, uông nhiều nước nóng là giúp phần dương để phát hãn, cho nên sau phương có nói: “Đổ mồ hôi là khỏi”.
Điều 72. Phát hãn rồi mà mạch phù sác, phiền khát thì cho uống Ngũ linh thang làm chủ.
Tóm tắt:
Mạch và chứng của chứng súc thuỷ, phiền khát sau khi phát hãn.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương phát hãn rồi mà mạch phù sác là bên ngoài có biểu tà, phiền khát là bên trong có nước đọng dùng Ngũ linh tán để giải cả biểu lẫn lý.
Nhận xét:
Chứng phiền khát chữa bằng phương này là do biểu tà chưa giải kiêm có nước đọng. Nước với nhiệt cùng cản trỏ nhau cho nên tân dịch không rải khắp được cho khát mà kiêm có chứng tiểu tiện không lợi, khác với chứng phiền khát của Bạch hổ thang là vì lý nhiệt quá thịnh, mồ hôi ra quá nhiều, mình nóng là do ỏ lý nhiệt đạt ra biểu chứ không phải là biểu chứng, vả lại mạch hồng đại hoặc phù hoạt, phân biệt về hai chứng này không khó lắm.