Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang
Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

Điều 67. Thương hàn, sau khi cho thổ hoặc cho hạ mà vùng vị quản đầy ách lên, khí xung lên ngực, đứng dậy thì đầu choáng váng, mạch trầm khẩn, phát hãn thì động kinh, người run lảo đảo dùng Phục linh quế chi bạch truật cam thảo thang làm chủ.

Tóm tắt:

Chứng trạng, cách chữa và kiêng khem đối với bệnh thương hàn: vì dùng nhầm phép thổ, phép hạ mà gây nên tỳ dương hư, thuỷ khí nghịch lên.

Thích nghĩa:

Tà ỏ thái dương thì nên phát hãn, nếu dùng nhầm phép thổ, phép hạ làm tổn thương dương khí của tỳ vị, gây nên trung tiêu hư, thuỷ khí nghịch lên mà vùng vị quản đầy ách lên, thuỷ khí đình tụ lại ở trong, che lấp khí thanh dương, cho nên đứng dậy thì đầu choáng váng. Mạch trầm chủ lý, mạch khẩn chủ hàn đấy là bệnh hàn ỏ lý, chỉ nên dùng Linh quế truật cam thang để ôn hoà thuỷ khí; nếu dùng nhầm phép hãn thì chẳng những chứng thuỷ ẩm không hết mà dương khí càng hư, làm cho kinh mạch mất sự nuôi dưỡng nên thân thể run rẩy, lảo đảo không thể đứng vững được.

Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang
Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

Lời chú chọn lọc:

Vưu Tại Kinh nói:” Đây là chứng thương hàn tà đã giải mà thuỷ ẩm phát lên, thuỷ ẩm đình lại ở trung tiêu thì đầy, nghịch lên thì khí xung lên mà đầu choáng váng, nhập vào kinh mạch thì người run lảo đảo. Sách Kim quỹ nói:” Chứng chi ẩm thể hiện ở vùng cách mô, người suyễn đầy, vùng vị quản đầy rắn, mạch trầm khẩn”. Lại nói “Vùng vị quản có đòm ẩm, thì ngực sưòn tức, mắt mờ choáng” . Lại nói: ” Người run run, mình máy động mạnh, tất có chứng phục ẩm Phát hãn thời động kinh là không có tà để phát hãn mà trỏ lại làm động đến kinh khí cho nên dùng phục linh, bạch truật để trừ hết khí của thuỷ ẩm; quế chi, cam thảo để sinh dương khí, cho nên nói: “Bệnh đàm phải dùng thuốc ấm để điều hoà”.

Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang
Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

Đơn ba Nguyên Kiên nói:” Điều này chỉ có mạch trầm khẩn thì thang này là sở chủ, là vị hoặc cho thổ cho hạ, làm cho vị hư động đến thuỷ ẩm mà gây nên. Nếu lại phát hãn làm tổn thương phần dương ở biểu, biên thành chứng động kinh mà người run lảo đảo thì cũng giông như trường hợp mình mẩy giật nẩy, run run muốn ngã (chứng của Chân vũ thang ở điều 84 tức là chứng chủ yếu của Chân vũ thang, nên tách làm hai đoạn mà xem xét, hơi tương tự như cách nói ngược lại. về phương thuốc là chuyên dùng lợi thuỷ để kiện vị, có khác với Cam táo thang đôi chút. Cam tảo thang thi bệnh nhẹ mà thuỷ ẩm đọng ở hạ tiêu; Truật cam thang thì bệnh nặng, mà thuỷ ẩm đọng ỏ trung tiêu”.

Nhận xét:

Giải thích về đoạn “phát hãn thời động kmh” trên đây, hai nhà chú thích đều có lối nhìn khác nhau, nay cứ chép ra để tham khảo chung.

Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang
Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

Phuc linh quế chi bach truât cam thảo thang:

 

Phục linh 4 lạng

Quế chi 3 lạng (bỏ vỏ)

Bạch truật 2 lạng

Chích thảo  2 lạng

Bốn vị trên dùng 6 thảng nước, sắc lấy 3 thăng, lọc bỏ bã, chia uống ấm 3 lần.

Ý nghĩa phương thuốc:

Phương này là chữa chứng thuỷ ẩm đọng ở trung tiêu, cho nên dùng phục linh vị nhạt, tính thẩm thấp để thông giáng chất thuỷ ẩm. Quế chi cay ấm để trợ phần dương khí bị tổn thương; bạch truật ngọt ấm bổ tỳ, trừ thấp; cam thảo ngọt, tính bình để hoà trung tiêu, cùng góp sức để đạt được công hiệu ôn dương chế thuỷ.

Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang
Mạch và chứng của bài Linh Quế Truật Cam thang

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.