Là Ngải Cứu: Tác dụng chữa bệnh, liều dùng và kiêng kỵ – 北艾
Tên dùng trong đơn thuốc:
Ngải điệp, Trần ngải diệp (lá ngải để lâu ngày), Kỳ ngải diệp, Ngải nhung (lá ngải khô vò nát như nhung), Kỳ ngải thán (lá ngải sao cháy thành than)
Phần cho vào thuốc:
Lá.
Bào chế:
Dùng, sống hoặc sao cháy thành than đê’ dùng. Lá ngải để lâu ngày là tốt
Tính vị quy kinh:
Vị đắng, cay, tính hơi ôn. Vào ba Kinh Can, tỳ, thận.
Công dụng:
Ôn khí huyết, trục hàn thấp, ám từ cung, dùng đê’ cứu ở ngoài, gọi là ngải cứu.
Chủ trị:
Chữa đau bụng, trướng bụng, thiên về hàn lãnh. Làm thuốc cầm máu đối với các chứng thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam) và băng lậụ.
Ứng dụng và phân biệt:
Lá ngải tính ôn, do trung khí (khí tỳ vị) hư tàn, hạ tiêu không thu nạp được, gây nên huyết không đi theo đường kinh. Tốn hàn chi huyết (cầm máu) là dùng đúng bệnh với thuổc (phương pháp chính trị). Nếu huyết ra nóng nhiều, thl trong thuốc chi huyết cho một chút (phản tá) lá ngải là lấy theo các ý nghĩa đồng khí tương cầu.
Kiêng kỵ:
Người bị huyết táo sinh nhiệt thì cấm dùng.
Liều lượng:
Uống trong từ một đồng cân đến ba đồng cân, dùng bên ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Ngải tiễn hoàn (Lý Đông Viên phương) chữa đàn bà bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt buồn nôn, băng hậu, đới hạ (ra khí hư).
Ngải diệp, Đương quy, Hương phu, cho vào dấm chưng lên (hấp) nửa ngày, sấy khô, tán nhỏ, trộn với bột gạo quấy hồ, làm viên, uống với nước sôi để nguội.
Tham khảo:
Các nơi đều trồng cây ngải, lấy giống ngải trồng ở Kỳ châu tinh Hồ – bắc là tốt, vì thế mối gọi là Kỳ ngải.