CÁC CHỨNG BỆNH CỦA TẠNG TÂM – 心脏病症

CÁC CHỨNG BỆNH CỦA TẠNG TÂM
CÁC CHỨNG BỆNH CỦA TẠNG TÂM

1.Chứng Tâm tích:

Tâm tích hay còn gọi là Phục lương ở vùng trên rốn dưới Tâm, ở bên trong có tích khối, to bằng nắm tay. Không thể di chuyển, vị trí ở phía ngoài Trường Vị, là bệnh chứng biểu hiện chủ yếu, bệnh này thường kết hợp các chứng trong ngực phiền đầy, hổi hộp, Tâm phiến, trong bụng nóng, lòng bàn tay chân nóng, mặt đỏ họng khô, nửa người dưới phù thũng, nặng thì nôn ra máu, chân tay co rút .v.v.

Nạn thứ 56 sách Nạn Kinh nói: “Tâm tích, gọi là Phục lương, khởi ở trên rốn, to bằng nắm tay, bên trên đến dưới Tầm, lâu ngày không khỏi, khiến cho người bệnh Tâm phiền Mục Bình ngũ tạng tích tụ mạch chứng của sách Mạch kinh củà Vương Thúc Hoà đời Tấn nói: “Khám thấy Tâm tích, mạch Trầm mà Khâu, lúc ở trên lúc ở dưới, không cố định, có chứng như ngực đẫy hồi hộp, trong bụng nóng, mặt đỏ nóng khô, Tâm phiều, lòng bàn tay nóng, nặng có thể khạc ra huyết.

Sách Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luân- Quyển 8 nói: “Phục lương hoàn chữa chứng Tâm tích nổi lên ở;dưới rốn, thượng lên Tâm, to như nắm tay. Lâu ngày không khỏi, bệnh có chứng Tâm phiền, thân thể ở vùng bắp vế bị phù, dầu quanh rốn, mà mạch Trầm và Khâu “Bệnh này chủ yếu bời cảm thụ ngoại tà, hoặc nội thương lâu ngày dẫn đến đàm ngưng, khí trệ, huyết ứ cấu kết ở dưới Tâm, hình thành tích khối. Điều trị nên nuống Phục lương hoàn (của Lý Đông Viên); Hoàng liên, Nhân sâm, Hậu phác, Hoàng cầm, Nhục quế, Phục thần, Đan sâm, Xuyên ô, Can khương, Hồng đậu khấu, Xương bồ, Ba đậu sương. Hoặc dùng Đại thất khí thang gia Thạch xương bồ, Bán hạ, kiêm nuốt Phục lương hoàn.

2.Chứng Tâm cam:

Tâm Cam hay còn gọi là Kinh Cam là một loại bệnh chứng mà biểu hiện chủ yếu là thân thể sốt cao, mặt đỏ, môi hồng, miệng lưỡi mọc mụn, ngực khó chịu, Tâm phiền, khát, ưa uống lạnh, nghiến răng hay kinh sợ, khi ngủ thích nằm sấp hoặc kết hợp đi ngoài ra mủ máu, có lúc ra mồ hôi trộm v.v. Thuộc một trong năm loại Cam.

Bệnh này chủ ỵếu thấy ở trẻ em, bởi bú mớm không đều, thấp hoả nội sinh, hạ trứ ở Trường đạo, ẩn náu ở Tâm khí hứ mà gây ra. Điều trị có thể dùng An thần hoàn để chữa Tâm, Dị công tán để bổ cũng có thể dùng bài Tả Tâm đạo xích thang.

3. Chứng Tâm nuy:

Tâm Nuy hay còn gọi là Mạch Nuy, thuộc một trong các chứng Nuy. Là một loại bệnh chứng đặc trưng biểu hiện như tứ chi và các khớp như gảy, không thể động, ống chân mềm yếu, không thể đứng vũng. Thiên Nuy luận sách Tố Váh nói: “Tâm khí nhiệt, thì mạch ở dưói quyết lên trên, thượng lên thì mạch ở dưới hư, hư thì sinh ra mạch nuy, người như bị bẻ gẫy, bắp chân lỏng lẻo không đứng vững được”. Lại nói: “Buồn thương quá nhiều thì Bào lạc tuyệt, Bào lạc tuyệt thì dương khí nội động, khi phát bệnh thì dưới Tâm như trút băng, thường xuyên đi tiểu ra máu. Cho nên mục Bản bệnh nói: Đại kinh rỗng không, phát sinh chứng Cơ tý, chuyển thành Mạch Nuy”.

Mục Nuy sách Y tông tất độc nói: “Tâm Nuy là Mạch Nuy vậy”. Bệnh này đa phần bởi Tâm hoả nội thịnh, huyết khí  thương nghich, bô phân bên dưới huyết mach rỗng không,  kinh mạch không được nuôi dưỡng hoặc là buồn rầu thái quá, dương khí nội động, ngược lại bị mất ngủ quá nhiéu, huyết 1 mạch mất đi sự nuôi dưỡng gây ra. Điều trị nên thanh Tâm tả hoả, dưỡng huyết hoạt huyết làm chủ, dùng bài Đạo xích các bán thang (xem ố mục Tâm khái) Tứ vật thang, Đại sinh mạch thang, Điều doanh thông mạch thang gia giảm để điều trị.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.