ĐÀO NHÂN: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, LIỀU LƯỢNG, KIÊNG KỴ – 桃仁

ĐÀO NHÂN: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, LIỀU LƯỢNG, KIÊNG KỴ
ĐÀO NHÂN: TÁC DỤNG CHỮA BỆNH, LIỀU LƯỢNG, KIÊNG KỴ

Tên dùng trong đơn thuốc:

Đào nhân, Đào hạch nhân, Đào nhân nê. (Đào nhân giã nát nhuyễn).

Phần cho vào thuốc:

Hạt nhân (Trong quả)

Bào chế:

Bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn, dùng sống hoặc sao với rượu.

Tinh vị quy kinh:

Vị đắng, ngọt, tính bình. Vào hai kinh: Tâm, can.

Công dụng:

Phá huyết thông ứ, nhuận táo hoạt tràng.

Chủ trị:

Chữa súc huyết đình ứ, Kinh nguyệt bế tắc thành báng, ngã sưng đau, đại tiện huyết kết, ung nhọt tấy sưng chưa vỡ thuộc ngoại khoa.

Ứng dụng và phân biệt:

1- Hồng hoa là hoa, chất nhẹ, đi lẽn, làm tan được các chỗ ứ huyết lúc tan lúc tụ ở kinh lạc. Đào nhân là hạt chất nạng, đi xuống, tiêu được ứ huyết ở từng chỗ (cục bộ).

2- Đào gập được mùa xuân khí rất đậm, vào được phân huyết để biến ứ huyết hoại tử thành máu múi. Thuốc chữa về huyết phân nhiêu thuộc mầu đỏ, mà Đào nhân thì màu trũng. Những vị thuốc phá huyết khác công phạt nhanh mạnh, Đào nhân thì tính hoãn lại thuần. Dùng nhẹ (ít) chỉ có thể hoạt huyết và hành huyết, dùng nặng (nhiều) thi có thể phá ứ và trục ứ.

Kiêng kỵ:

Người không có ứ trệ không dùng.

Liên lượng:

1,5 đồng cân đến 3 đồng cân.

Bài thuốc ví dụ:

Bài Đào nhân thừa khí thang (Thương hàn luận phuơng chữa bệnh thuộc kinh dương minh) Không được giải, nhiệt kết lại ở bàng quang, người cứ như điên cuồng, bụng dưới kết cứng lại, đàn bà bị bại huyết (ứ huyết) đọng lại vấ kinh nguyệt bế tắc.

Đào nhân (bỏ vỏ đầu nhọn), Đại hoàng, Cam thảo (trích), Quế chi (bỏ vỏ), Mang tiêu, cho 4 vị trên vào sắc lên, bỏ bã, Tồi mới cho Mang tiêu vào, lại đun sôi nhỏ lửa bắc xuống, uống ấm trước khi ăn. Mõi ngày uống ba cân.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.