BẢN THẢO VẤN ĐÁP CÂU 13-16

13. Hỏi: CAM THẢO vào Tỳ vì sinh ở Cam Túc. BẠCH TRUẬT chính bổ Tỳ thổ, vì sao không sinh ở Hà Nam mà sinh ở Triết Giang ?.

ĐÁP :Như vậy mới thấy ly của ngũ hành, không nên phân hẵn ranh giới. Huống hồ nửa là thổ vượng ở tứ quý, bốn bên đều có thổ khí. BẠCH TRUẬT sinh ở Chiết Giang, ắt là chổ đất tốt có thổ mạch. cho nên Bạch Truật sinh ra trong chứa chất dầu cam nhuận, có thể tư Tỳ âm; ngoài phát ra tính ấm của vị thơm cay có thể thông được Tỳ dương. Muốn thông nhuận thì dùng thứ sản xuất ở Chiết Giang, cho được nhiều dầu, muốn ôn táo thì dùng thứ sản xuất ở Hấp Huyện, cho được nóng hơn. CAM THẢO vị ngọt vào Tỳ Vị, ở yên chổ không chạy. Bổ trung khí, điều hòa các vị thuốc, tuy không sinh ở hà Nam trung châu mà sinh ở Cam Túc cực Tây, cũng do đất đai ở Cam Túc đôn hậu (đầy đặn) cho nên sinh Cam Thảo, rễ sâu 4-5m, giống như Hoàng Kỳ, nhưng Hoàng Kỳ trong rỗng thuộc khí phần, là được Thủy khí trong đất; Cam Thảo ruột đặc, thuần được nhiều thổ khí, cho nên đi sâu, dài mà chắc. Tuy sinh ở Tây, mà thật được khí của trung thổ. Tóm lại, lý của ngũ hành, phân ra mà nói thì có các phương hướng phân biệt, chung lại mà bàn thì cùng một thái cực.

14 Hỏi: Có thứ thuốc lấy tên thời gian như HẠ KHÔ THẢO, KHOẢN ĐÔNG HOA. cũng lấy thời gian để trị bệnh sao ?

ĐÁP:Thời gian là ngũ hành lưu vậy, âm dương xuất hiện, cho nên biện luận thuốc, lại nên biện luận lúc sinh ra, lúc trưởng thành. Tuy không hoàn toàn câu chắp thời gian, mà cũng có khi lấy thời gian để trị bệnh. HẠ KHÔ THẢO sinh ở cuối Đông, lớn lên ở Xuân, là được khí của Thủy Mộc; gặp Hạ thì khô, Mộc chống lại với Hỏa, thì khí tàn tạ; cho nên dùng để bớt Hỏa của kinh Can Đởm, KHOẢN ĐÔNG HOA sinh trong tháng Đông băng tuyết mà Hoa lại ở dưới rễ, hình tượng phần dương trong quẻ Khảm , cho nên dẫn được dương khí của Phế đi xuống, mà làm thuốc lợi đờm chỉ khái. Hai thứ ấy lấy thời gian đặt tên, đều có sự diệu dụng của thời gian. Lại như ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO, không ghi chép trong bản thảo, nay xét vật ấy, thật là thiêng liêng (linh vật ).Vật ấy sinh ra trùng ( con sâu ) lúc Đông chí, từ Xuân qua Hạ, trùng lớn hơn tấc, to như ngón tay út; trước Hạ chí một lúc, cũng còn là trùng; đến lúc Hạ chí, thình lình không thấy trùng, chúng đều vào đất, trên đầu sinh mầm; lớn dần đến sau tiết thu phân, thì mầm lớn 3 tấc, tự nhiên thành cỏ. Vật này sinh ở đồng cỏ Tây Phiên. khắp nơi đều là cỏ, không thể biết nó được; sau Thu Phân, tức có vi tuyết (tuyết nhỏ ) người đi chọn nhặt TRÙNG THẢO , xem trong tuyết có chổ nào không có tuyết, chừng vài tấc, lấy cuốc đào lên, trong chổ đó có TRÙNG THẢO.Xem nó có công năng hóa Huyết, thì tính khí là thuần dương, vì trùng là động vật, tức là dương tính; sinh vào Đông chí, cảm được khí dương; Hạ chí vào dưới đất, là dương nhập âm để sinh mầm, là hình tượng dương nhập âm xuất, là vật chí linh; cho nên muốn bổ dương ở hạ tiêu, thì dùng đơn độc phần rễ; như muốn bổ âm ở thượng tiêu, thì dùng với mầm. Tóm lại, thấy rõ khí hóa của hai mùa Đông Hạ mà thôi. MẠCH ĐÔNG, THIÊN ĐÔNG, NHẪN ĐÔNG, ĐÔNG THANH đều không héo rụng trong mùa đông băng giá, cảm khí của Thủy tân; cho nên MẠCH ĐÔNG, THIÊN ĐÔNG có công năng thanh Phế kim; NHẪN ĐÔNG có công năng thanh phong nhiệt, ĐÔNG THANH TỬ có công năng tư Thận; chổ phân biệt là lấy rễ trắng để vào Phế, nhánh vòi để vào kinh lạc, ĐÔNG THANH TỬ sắc đen thì vào Thận tư âm. Còn như Bán Hạ tùy sinh ở nữa mùa Hạ, rễ thành ra ở mùa Thu, được khí vị Táo kim cay nóng, cho nên chủ giáng lợi thủy ẩm, là thuốc của Dương minh; như thế lại không thể theo tên Bán Hạ mà sai với sự thật. Cho nên biện luận về thuốc, hoặc lấy chỗ đất, hoặc lấy thời gian, hoặc chỉ lấy khí vị, đều xét đến chỗ trọng yếu làm chủ, thì chân tính của thuốc tự nhiên rõ ràng.

15 Hỏi: Phần nhiều dùng thuốc trị bệnh theo mùi vị, vị ngọt thì vào kinh Tỳ. Mà thuốc có vị ngọt rất nhiều, có thứ vào thẳng Tỳ Vị, hoặc có thứ còn ghé vào bốn tạng khác nữa, làm sao để phân biệt ?

ĐÁP:Thuốc có chính vị ngọt vào thẳng Tỳ kinh. Nếu gồm vị đắng, gồm vị chua, gồm vị mặn, gồm vị cay thì đều có mùi khác xen lẫn với vị ngọt, cho nên ghé vào bốn tạng kia. CAM THẢO thuần vị ngọt, bổ được Tỳ âm, thêm được dương của Vị ; hoặc dùng sống, hoặc dùng chín, hoặc để điều hòa trăm vị thuốc, cố nhiên dùng vào chỗ nào cũng được. Hoàng Tinh vị ngọt mà nhiều nước, chính là để bổ thấp cho Tỳ thổ. SƠN DƯỢC sắc trắng vị chua, cho nên bổ Tỳ mà ghé vào Can Phế. BẠCH TRUẬT vị ngọt mà đắng ấm, cho nên bổ Tỳ làm ấm Thổ, hòa Can khí để ảnh hưởng đến Tỳ khí. THƯƠNG TRUẬT vị ngọt mà đắng ráo, cho nên làm khô ráo Vị trừ thấp. HOÀNG KỲ vị ngọt mà khí mạnh, cho nên bổ khí. TỀ NI vị ngọt mà có nước, cho nên sinh tân (chất nước) . LIÊN MỄ (hột sen) vị ngọt hơi ít, khí thì trong thơm, được khí của Thủy Thổ cho nên bổ Thổ, để làm cố tinh trừ ỉa chảy. KHIẾM THỰC vị ngọt ít mà tính chác nhiều, như thế vị thấm ướt của Thổ ít, mà tính kim thu nhiều, lại sinh trong nước, là loại hột thuộc Thận, cho nên dùng để thu ráp Thận kinh, và cầm ỉa chảy. DĨ NHÂN cũng sinh trong nước mà vị rất nhạt thì không bổ lại cũng không ráp, thì dùng thuần vào việc thấm lợi (lợi tiểu) . PHỤC LINH cũng vậy, cũng nhạt mà không chát. XÍCH THẠCH CHI dính rít lại vị ngọt, thì đều bổ và cầm ỉa chảy. VŨ DƯ LƯƠNG là chất đất của lớp vỏ đá, vị ngọt hơi mặn, ngọt thì bổ chính cầm ỉa chảy, mặn thì vào Thận để cố tinh, đều dùng vị ngọt, cũng dùng tính chát, như thuần vị ngọt mà không chát, như LONG NHÃN vào Tỳ, lại sản xuất ở Viêm Châu, được Hỏa khí của mùa Hạ, vì Hỏa sinh Thổ, cho nên bổ Tâm, cả bổ Tỳ. SỬ QUÂN TỬ NHÂN vị ngọt bổ Tỳ mà lại giết cam trùng; vì khí gồm mùi thơm, có tính ấm mạnh, cho nên

Uống thứ thuốc này kỵ uống trà nóng.

Phạm phải thì ỉa chảy. Với BA ĐẬU uống nóng thì ỉa chảy, đồng như ý trên.

Bàn về súc vật, Thịt Bò ngọt ấm, đại bổ Tỳ Vị. Thịt Dê tuy ngọt, mà có mùi Dê, là được khí ấm của Mộc, cho nên bổ Tỳ và bổ Can. Thịt Heo tuy ngọt mà có vị mặn, được tính hàn (lạnh) của Thủy Thổ cho nên tư Tỳ nhuận Thận. Nhân Nhũ (sữa người) vị ngọt, là chất nước của đồ ăn uống, được khí của phế Vị hóa thành, cho nên nhuận dưỡng vị, tư sinh huyết dịch, bổ Tỳ âm không có vị thuốc nào hơn được. TAM TÒNG vị ngọt mà mùi thơm mạnh. Cho nên chủ về điều chỉnh Tỳ khí. MỘC HƯƠNG điều chỉnh khí là vì mùi thơm vào Tỳ, mà lại hơi cay, lại được tính ấm của Mộc khí có sức sơ thổ (giúp việc tiêu hóa). Vả lại Mộc Hương thân có năm nhánh, năm lá, năm đốt hợp với số của Tỳ thổ, cho nên lý Tỳ (giúp việc tiêu hóa) .

Bàn về các thứ trái cây, Đại Táo da hồng, thịt vàng, da cay thịt ngọt, được tính của Hỏa sinh Thổ, cho nên nhuần bổ tỳ vị. Lê vị ngọt mà có Thủy tân (chất nước) cho nên nhuận Tỳ Phế. Lệ Chi sinh ở phía Đông Nam, vị ngọt chua, cho nên vào Tỳ và Can để ôn bổ. Tóm lại, vị ngọt đều vào Tỳ, lại xét chổ vị lẫn lộn, để vào các tạng khác, thì chủ trị của vị thuốc biết được rõ ràng.

16. Hỏi: Đắng là vị của Hỏa. Mà các vị đắng đều không bổ Hỏa, lại hay tả Hỏa, sao vậy ?

Đáp:Vật cùng tột thì trở lại, dương cùng tột âm sinh. Lấy quẻ mà bàn, hào âm ở trong Ly Hỏa, là trong Ly Hỏa có tượng của khảm Thủy. Hễ thuốc có Hỏa vị, tức cũng có Thủy tính, mà giáng Hỏa được. Đó chính là điều chí lý của Thủy Hỏa giúp đỡ lẫn nhau. HOÀNG LIÊN vị đắng, cho nên vào thẳng Tâm kinh để tả Hỏa. CHI TỬ vị đắng tượng Tâm bào, cho nên tả Hỏa của Tâm bào lạc. LIÊN KIỀU cũng tượng hình Tâm bào, mà chất nhẹ bốc lên, vị hơi đắng, thì nhẹ nhàng thông lên trên thanh Hỏa của Tâm và Đầu Mắt ở thượng tiêu. LIÊN TỬ ( HỘT SEN ) tượng hình Tâm mà tim hột sen lại ở giữa, vị lại rất đắng, giống như hào âm trong quẻ Ly, dùng để thanh Hỏa trong Tâm, thật là thích hợp. HOÀNG CẦM vị đắng, trong có nhiều chỗ trống, có đường trống. Trong thân thể người ta duy Tam Tiêu có đường rỗng cho Thủy khí đi, chủ Tướng Hỏa. Hoàng Cầm trong rỗng có Lỗ, vào Tam Tiêu, mà vị lại đắng, cho nên chủ thanh tướng hỏa. ĐẢM THẢO, HỒ HOÀNG LIÊN, vị đắng mà cứng rít, gồm tính của Thủy Mộc, cho nên tả Mộc Hỏa của Can Đởm. Nhưng ĐẢM THẢO rễ nhiều mà sâu nhỏ, cho nên tả hỏa gồm giáng lợi. HỒ HOÀNG LIÊN thì ở một chỗ không phân tán, nên cần phân biệt rõ ràng. ĐẠI HOÀNG vị đắng, hình lớn mà khí mạnh, cho nên chạy đến Tỳ Vị, hạ Hỏa nhanh.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.