BẢN THẢO VẤN ĐÁP CÂU 26-30
26. Hỏi: Bản Thảo nói: Thuốc đi lên lấy muối chế thì đi xuống được, thuốc đi xuống, lấy rượu chế, thì đi lên được, rượu cũng là ngũ cốc làm ra, sao có thuần tính đi lên ?
ĐÁP: Khí gốc ở trời, cho nên chủ thăng. Rượu chính là vật hóa khí, vì vậy ưa đi lên. Xem cách nấu rượu trắng, dùng ống đồng lấy hơi, vào đáy nồi phía trên hóa ra rượu. Rượu đều là hơi nước đi lên, dương ở trong thủy, gốc đi lên. Người phương tây lấy khinh khí dưỡng khí ở trong nước, đi lên được, cháy được thành lửa; chứa dương thì đi lên. Thủy làm quẻ khảm, khí của hào giữa là dương, cho nên khí từ khí từ thủy sinh ra mà đi lên. Khí thanh dương ở ngoài trời, đều là dương trong thủy được phát sinh ra. Nấu rượu lấy men làm dậy dương, lấy lửa nấu khiến cho âm hóa làm dương, hơi lên đi ra, thành rượu, toàn là khí dương đi lên cho nên chủ thăng. Lại như ủ rượu nếp thang lấy men trộn với xôi nếp; phát nóng nát ra; rượu chảy ra, còn bả xôi lại; cũng là theo cách hóa hơi, cho nên thuộc dương cũng chủ thăng. Nhưng rượu nếp thang và rượu trắng không giống nhau. Rượu trắng do ống đồng ở trên dẫn ra thuần là thanh khí; Rượu nếp thang ủ ở trong vò còn có nước đục. Cho nên rượu nếp thang vị đậm hơn, vào được huyết phần, tính cũng ngưng trệ, nên sinh đờm thấp. Đồng một tính đi lên, mà một thứ trong một thứ đục, mới khác về phù trầm ( nổi chìm ). Cho nên xát định dược lý phải tinh tế.
27. Hỏi: Mạch Nha và Rượu Nếp Thang đều ủ men mà hóa ra. Tại sao mạch nha ngọt nhuận, mà tính không đi lên ?
ĐÁP:Rượu do ủ kín, tự nhiên chảy ra, được nhiều khí hóa ra, cho nên khí thịnh mà đi lên. MẠCH NHA nấu đặc buột phải chảy ra, được ít khí hóa ra, cho nên vị thịnh, mà không đi lên. Vì rượu được khí mạnh của trời mà đi lên, mạch nha được vị mạnh của đất mà bổ. TRỌNG CẢNH dùng mạch nha trong KIẾN TRUNG THANG chính là để bổ trung cung. Xem rượu trắng đi lên mà không ở một chổ, mạch nha ở một chổ mà không đi lên, rượu nếp thang vừa đi lên vừa ở một chổ, chổ khác nhau là toàn ở khí, vị đậm, nhạt. bàn tính thuốc cần xét rõ lý do.
28. Hỏi:MANG TIÊU, ĐẠI HOÀNG, BA ĐẬU, ĐÌNH LỊCH, HẠNH NHÂN, CHỈ XÁC, HẬU PHÁC, NGƯU TẤT, DĨ NHÂN, TRẦM HƯƠNG, GIÁNG HƯƠNG, THIẾT LẠC, GIẢ THẠCH, TÂN LANG, TRẦN BÌ các thứ đó đều chủ đi xuống ( giáng), có thứ đi xuống mà thu vào, có thứ thu vào mà tán ra, có thứ xuống mà công phá, có thứ xuống mà thấm lợi, có thứ vào khí phần, có thứ vào huyết phần, lại có thể biết rõ chăng ?
ĐÁP:Đi lên là đều được khí của trời, đi xuống là đều được vị của đất. Cho nên vị đậm thì xuống mau, vị nhạt thì xuống chậm, lại hợp với hình chất mà bàn, thì nặng nhẹ cũng có khác nhau. MANG TIÊU vốn được thủy khí, nhưng được tính âm ngưng trong thủy, mà vị mặn làm miềm vật rắn được, hạ nhiệt của khí phần, vì được vị âm của thủy; mà chưa được khí dương của thủy, cho nên xuống mà không lên, vả lại xét thủy thuộc khí phần, cho nên MANG tIÊU có vị ngưng thủy, thuần được tính âm của thủy, cho nên thanh giáng nhiệt của khí phần. Đối với ĐẠI HOÀNG vào huyết phần, xét ra khác nhau. ĐẠI HOÀNG vị đắng, đại hàn, là được vị âm của địa hỏa; mà sắc vàng, lại là phát hiện thối khí của hỏa, cho nên thối hỏa, chuyên hạ kết của huyết phần; vì vị đậm, vả lại có khí nóng, vị đã xuống mà khí giúp thêm, cho nên xuống mau. Tính hàn đều dẫn xuống, như Bạch Thược, Xạ Can, vị hay giáng lợi được đều vì vị đắng; đối với Đại Hoàng giáng hạ đồng một nghĩa. ĐẠI HOÀNG lại có tính đắng nhiều, BẠCH THƯỢC đắng ít hơn, cho nên Bạch Thược chỉ giáng ít, mà ĐẠI HOÀNG giáng nhiều.
29. Hỏi:Hoàng liên vị đắng, ở yên mà không chạy, mà một mình Đại hoàng công lợi, như thế là như thế nào?
Đáp: Cùng một vị đắng, mà chất của Hoàng liên khô mà không thắm ướt; chất của Đại hoàng hoạt nhuận có nước, cho nên chủ lợi hoạt; Hoàng liên lại thuần vị đắng mà không có khí, cho nên ở yên mà không chạy; Đại hoàng vị thuần đắng mà lại có khí nóng lạnh, lấy khí đẩy vị đắng đi, thì chạy mà không ở yên. Vì vậy khac với Hoàng liên.
30. Hỏi:Đại hoàng tính đắng lạnh đương nhien đi xuống, mà Ba đậu co tính cay nóng, đáng lẽ trái ngược với Đại-hoàng, sao cũng chủ công hạ ( xổ). Mà so với tính của Đại-hoàng rất mau hơn?Đó lại theo lý thuyết nào?
Đáp:Đó là lấy dầu trơn mà chủ hạ giáng. Giáng hạ (xổ) được là chỗ chuyên chủ của dầu trơn, chứ không phải chổ chuyên chủ của cay nóng. Phàm ăn Dầu-mè, Đương-qui đều được hoạt lợi đi đại tiện. Ba-đậu, Tỳ-ma-tử dều có dầu, đều hoạt lợi, đều làm hạ đại tiện. Nhưng Dầu-mè không nóng thì chậm đi, không cay thì khí không chạy tán, cho nên hạ đại tiện chậm. Tỳ-ma-tử vị cay khí ấm, như thế là có khí ấm, để đẩy tính dầu trơn, cho nên đi mau. Dầu Ba-đậu cùng một tính trơn, như dầu Mè, Thầu-dầu mà cay nhiều thì mạnh, nóng nhiều thì hung hãn. Lấy hung hãn để hoạt lợi, cho nên mau chóng không lưu trệ, hạt Mè cũng dầu trơn, mà không có tính cay nóng, cho nên chỉ nhuận giáng, không làm hạ mau.Đình-lịch cũng có dầu, đương nhiên hoạt lợi; lại có vị cay, giống với vị cay của Ba-đậu, mà có dầu tương tợ; vị lại đắng, giống với vị đắng của Đại-hoàng mà hoạt nhuận tương tợ; như vậy, Đình-lịch có cả 2 tính của Ba-đậu và Đại-hoàng, cho nên đại tả mủ máu, đờm ẩm trong phế; tính giáng rất mau, vì gồm cả tính của Đại-hoàng và Ba-đậu; thật là thứ thuốc mạnh. Sợ quá mạnh, cho nên Trọng-cảnh phải lấy Đại-táo bổ vào. Hạnh-nhân cũng có dầu, chỉ được vị đắng, mà không co khí cay nóng, cho nên giáng mà không gấp.