BỆNH ÁN ĐÔNG Y CHỮA ĐAU BỤNG
(Can tỳ khô lạnh)
Bệnh nhân:
(nữ), 48 tuổi.
Vào viện: Ngày 21-2-1979. Ra viện: 16-5-1979.
Bệnh án số: 0484, Cơ sở Thừa kế, Viện YDHDT.
Chứng bệnh:
ít ngủ, thường xuyên mất ngủ, ăn bình thường biết ngon, thỉnh thoảng bụng đầy nhât là lúc ãn đồ mỡ, có khi táo bón, đau quanh vùng bụng, đau nhiều về phía phải, lúc mệt hay ngộp thở, sinh nở hai lần, 48 tuổi mãn kinh, tiền sử có sốt rét cách đây 10 năm.
Khám:
Vọng: Mặt sanh tái, sắc mặt tối, da nhãn nheo, lưỡi khô.
Thiết: Tay phải trầm tế tiểu, tay trái cứng nhỏ đi chậm.
Đoán bệnh: Tỳ khí suy, can huyết khô, thận thủy kém.
Thuốc chữa:
Xuyên khung 10g Trắc bá diệp (sao) 20g
Phá cô’chỉ 10g Hương phụ 10g
Đại hồi hương 04g Quế khâu 04g
Hắc khương 04g Biển đậu (sao) 10g
Cho 4 thang trong 1 tuần.
Khám kỳ II.
– Y đơn trên, cho 8 thang uống 2 tuần.
Bệnh nhân đến khám 6 kỳ, trước sau chỉ uống 1 đơn 8 vị trên, từ kỳ III mỗi thang thêm Quế khâu 4g, Hắc khương 4g nữa, ngoài ra không thay đổi gì khác.
Bệnh nhân uống đến hết bệnh đên xin ra Viện (16-5-79).
THẢO LUẬN
Bệnh lý:
Gương mặt tối, da nhăn nheo xanh tái là dương khí suy không đủ sức vinh nhuận lên đầu mặt.
Lưỡi khô là tâm huyết kém Vị quản khô không đủ tân dịch đưa lên miệng.
Đau quanh vùng bụng phía phải là can huyết ít mà lạnh cho nên da thịt khô, người gầy yếu.
Ăn tuy bình thường biết ngon, nhưng xét ra miễn cưỡng ăn cho có bữa vì hay đầy bụng tức là tỳ khí tuy còn nhưng tỳ âm đã kém, ăn không đủ dinh dưỡng lấy gì dinh dưỡng cho phê’ khí cho nên ngộp thở. Mất ngủ thường xuyên, cứ bảo rằng tim nóng thực ra tim thiếu máu mà lạnh, mất ngủ do tim lạnh cũng nhiều đâu có hẳn là tim nóng mới mất ngủ.
Đúng với mạch tay phải trầm tế tiểu, tức là dương khí ở tỳ vị thiếu mà lạnh, mạch tay trái cứng nhỏ đi chậm tức là can huyết thiếu mà thận cung cũng sút kém, cho nên nói rằng bệnh đau gan đau bụng này bởi can tỳ thân khô lạnh.
Thường thường các bệnh, bệnh nào đã khô thì nhiệt, thế mà bệnh này khô lạnh, mà cũng bởi hợp với 48 tuổi đã mãn kinh sớm hơn lệ thường 1 năm, đúng ra 49 tuổi tức 7 X 7 (thất thất) mới mãn kinh, kinh kỳ đã hết là nước trong thận (thiên quý) đã cạn mà mạch máu trong bào thai (mạch Nhâm) Huyết hải (mạch Xung) cũng đã cạn, không còn đủ nước lưu thông điêu hòa.
Các mạch máu trong đường kinh đã thiếu thì can, tỳ, thận phải khô.
Tóm lại, bệnh này bởi tỳ khí thiếu, can huyết khô, thân thúy cũng sút kém mà đều thuộc hàn.
Y lý:
Khô thì phải tưới nước cho tươi nhuần, lạnh thì phải ấp ú cho ấm, đó là lẽ tất nhiên, nhưng cho tươi nhuần, cho ôn ấm phải nhằm đúng vào kinh mạch vị trí nào bị khô bị lạnh.
Tỳ khí thiếu mà lạnh phải ôn bổ tỳ khí.
Can huyết khô mà lạnh phải đem nước ôn nhuận tưới cho can.
Thận thủy suy mà lạnh phải đem nước màu có chất ôn rót vào thận.
Tất cá, can tỳ thận đã nhuận, đã ôn, đã có lực, thì mạch trám tiểu sẽ trở nên mạch có thưc lực.
Dược lý:
Bệnh nầy theo cổ phương điêu trị dùng thuốc Bắc.
– Đương quy đi với Khương là chất máu nóng tưới vào can.
– Thục địa đi với Khương là chất nước màu ôn ấm rót vào thân.
– Sâm truật đi với Khương thành thuốc bổ khí có chất ôn cho tỳ tất cả là chỉnh lý, là diệu dược.
Nhưng ta chỉ dùng thuốc Nam thì ta chiều theo ý nghĩa dược lý ấy mà thay vào.
– Đem lá Trắc bá sao vàng sẫm (thay Thục địa) đi với Khương Quế là nước màu ôn ấm tưới cho thân, đồng thời đem Phá cố chỉ với Đại hồi hương bổ thận, chấn hưng thận khí.
– Đem Xuyên khung (ta đã di thực) đi với Hương phụ hiệp với nước Trắc bá đó thành chất máu nóng tưới vào can để bổ huyết, thông can khí.
– Đem Biển đậu sao vàng sám. sát bỏ vỏ chỉ dùng nhân (thay Bạch truật) chú ý bổ tỳ vị, Biển đậu lai nhờ sức Khương, Hồi biến thành chất bổ khí cho tỳ.
Nhìn chung cả bài thuốc, thấy rằng ôn dược phần nhiều hơn, sự có thể trở thành can nhiệt, nhưng la Trắc bá dùng 20 gam thì sau đó, bù lại hòa đồng với nhau sẽ trơ thành thuốc ôn nhuận đúng với căn bệnh.
Trước sau tôi vẫn dùng 8 vi thuốc ấy cho uống, dù mỗi khi bệnh nhân đến tái khám nói rằng bệnh còn thế nọ thế kia, thuốc vẫn không thay đổi, vậy mà bệnh nhân uống đến khỏi bệnh, phấn khởi vui mừng khi ra Viện nói rằng: “Nhờ thày con thấy khỏe lại và lên cân”.
Như vậy thuốc Nam mà biết dung vẫn là diệu dược.