Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ 

(Bệnh tả hay gặp vào mùa Hè)

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Bệnh nhân:

(nữ). 25 tuổi.
Nhân viên, Viện Kỹ thuật Quân sự.
Vào viện: ngày 24-10-77.
Sô’bệnh án: 875, Cơ sở Thừa kế, Viện YDHDT.

Chứng bệnh:

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Bệnh gần 1 tháng nay, ngày di cầu 3 – 4 lần, ỉa ra phân nước, khi đi đau bụng, khát nước, thường cứ sáng sớm đi cầu phân lỏng, khó thở, kinh nguyệt đều.

Khám:

Mạch: Tay phải trầm tiểu (tỳ khí hư hàn).
Tay trái trầm vô lực (thán khí suy).

Đoán bệnh:

Bệnh thận tả liên hệ tỳ tả bán phần.

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Thuốc:

Phá cô’chỉ 12g
Hắc khương 12g
Sa nhân 12g
(Cho uống ba thang-tuần).
Đậu đen (sao tòn tính) 10g
Biển đậu 12g
Cám thuốc (sao, bỏ vỏ) 12g

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Khám kỳ II.- Bệnh đã đỡ, phân đi bình thường, hơi rán, còn hơi đau bụng, mạch đã bình.
Thuốc y đơn cũ, bỏ Biển đậu thêm Tiểu hồi 8g.
Cho uống 4 thang-tuần.
Khám kỳ III.- Bệnh khỏi hẳn, hết đau bụng đi ngoài lúc sáng sớm chỉ còn đau lưng từ hôm qua.
Thuốc y đơn trên, bỏ Biển đậu, Cám thuốc, Sa nhân thêm Hương phụ 8g, Củ riềng 4g.
Cho uống 3 thang-tuần.
Khám kỳ cuối, bệnh khỏi hoàn toàn, hết ỉa chảy sáng sớm và hết đau bụng vì thận.
Thuốc bổ trung ích khí hoàn 2 hộp, ra Viện (30-11-77).

Bệnh lý:

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Bệnh này đi cầu lỏng ngày 3 – 4 lần, có đau bụng, cổ khát nước mà mạch trầm tiểu và khẩn ở tỳ là bệnh tả thuộc tỳ, nhưng bệnh kéo dài hàng vài tháng là gốc bời thận vì mạch thận trầm vô lực.
Đau bụng là tỳ hàn, khát nước không phải nhiệt khát mà đi tả nhiều tả lâu tân dịch khô cạn, phải uống để bù trả.
Nếu chỉ có tỳ tả mà không gốc bổ thận thì bệnh tả này lâu ngày sẽ phát bệnh như lạnh chân tay, đầy bụng, không cho ăn, suy yếu dần đi. Nhưng không phát bệnh như vậy mà lại chuyển sang đi tả mỗi sáng sớm 1 lần, đau lưng, không khát nước là thận tả.
Đi tả vào buổi sáng sớm gọi là ngũ canh thần tả, mỗi ngày cứ đầu canh năm đi tả là bệnh thuộc thận.
Vây, hiện trạng trước tỳ tả sau chuyển thành thân tả, nhưng thực ra thận tá đã hư hàn từ trước rồi mới biến chứng ra tỳ tả tới lại quy vào thận tả.
Khi đã chuyển sang thận tả thì tỳ khí lại có phần thắng thế nên mới ăn ngủ bình thường.
Bệnh thận tả phát ra bởi khí huyết từ lâu đã dần dần hao tổn đi quá nhiều.
Bệnh thận tả vào mỗi buổi sáng 1 lần (buổi sáng là dương) thì thận dương thoát đi, thận là âm, còn có chút dương lại thoát đi, nếu để lâu không trị hết sẽ thành lãnh chứng: xanh xao, gầy ốm, mỏi mệt, lưng gối đau, chân tay lạnh, mắt mờ, tai chảy mủ, kém ăn, mất ngủ, v.v…
Vậy bệnh thận tả này là thận tá liên hệ tỳ tả bán phần.

Y lý:

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

Tả thì phải chỉ, nhưng phép chí tả này không phải bằng thấm thấp lợi tiểu mà bằng phép ôn tỳ thận đê’ chỉ tả.
Hàn thì phải ôn, nhưng phép ôn này phải nhằm thẳng vào tỳ thận.
Tỳ thận phải ôn ấm làm sao còn tả.
Tỳ thân đã không tả thì các chứng vặt cũng không còn mà ăn ngủ ngon, làm việc tốt, người khỏe, thoải mái.

Dược lý:

Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ
Y ÁN CHỮA BỆNH TẢ

– Đậu đen sao tồn tính ôn tỳ. bổ tỳ mà lại có sắc đen (như Thục) vào thận (đậu đen tuy cam hàn nhưng đã sao cho tồn tính và đi chung với những ôn dược kia, đậu đen sẽ biến thành chất ôn).
– Hắc khương dẫn các chất bổ vào thân.
– Phá cố chỉ cái danh nó tuy là cô là chỉ, nhưng chỉ này cố cũng có phần nào, chủ yếu là thông hòa cái khí cho tỳ thận.
– Tiểu hồi ôn thông thận khí.
– Hương phụ ôn khí, hành khí cho tỳ thân mà cũng thông hành kinh mạch cho phụ nữ.
– Riềng ấm phụ thêm sức ôn dẫn cho Tiểu hồi, Hương phụ và thay Mộc hương.
Bệnh này đúng là tỳ thận tá. nếu không, làm sao uống thuốc này lại cho khỏi được, khi bệnh nhân khỏi bệnh ra Viện vui mừng khác thường.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.