BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Nội dung Cơ bản của Thương hàn luận trong phần ứng dụng trị liệu trên lâm sàng là Hội chứng bệnh lý của lục kinh. Đây là phần mang giá trị thực tiễn nhất giúp đỡ cho người thầy thuốc vận dụng Tliương hàn luận vào trong điều trị bệnh tật không chỉ giới hạn trong phạm vi Thời bệnh (các bệnh truyền nhiễm), mà còn có thể cả trong Tạp bệnh (các bệnh nội khoa), thông qua vận dụng gia giảm, biến hoá các bài thuốc cổ phương. Đây là giá trị đặc sắc của Thương hàn luận trong ứng dụng lâm sàng. Vì vậy chúng tôi xin trình bày từ điều 31 trở đi, là phần nội dung hàm chứa ý nghĩa này:

Điều 31. Bệnh thái dương lưng gáy cứng, không có mồ hôi, sợ gió, dùng Cát căn thang làm chủ.

Tóm tắt:

Chứng trạng và cách chữa bệnh tà ở du huyệt của kinh thái dương.

Thích nghĩa:

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Phong hàn xâm nhập vào du huyệt kinh thái dương, cho nên thấy lưng gáy cứng. Vì không có mồ hôi, sợ gió, cho nên dùng Cát căn thang phát hãn để giải biểu kiêm thông du huyệt của kinh thái dương.

So sánh chứng Cát căn thang với chứng Quế chi gia cát căn thang:

Chứng Quế chi gia cát căn thang:

Có mồ hôi và du huyệt của kinh thái dương không lưu lợi.

Chứng Cát căn thang:

Không có mồ hôi và du huyệt của kinh thái dương không lưu lợi.

So sánh chứng Cát căn thang với chứng Ma hoàng thang:

Phương Hữu Chấp nói” Không có mồ hôi là khởi đầu từ thương hàn, cho nên mồ hôi không ra; trái với chứng có mồ hôi của thiên trên, đây là biện biệt giữa phong và hàn. Sợ gió là kèm với sợ lạnh, phong với hàn đều là ghét cả mà không thiên về có hay không.

Chứng Cát căn thang:

Có chứng lưng gáy cứng đờ mà không suyễn.

Chứng Ma hoàng thang:

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Không có chứng lưng gáy cứng đờ mà có suyễn.

Cát căn thang

Cát căn  4 lạng

Ma hoàng 3 lạng (bỏ đốt)

Quế chi    2 lạng (bỏ vỏ)

Sinh khương  3 lát thái mỏng

Chích thảo  2 lạng

Thược dược  2 lạng

Đại táo  12 quả (xé nhỏ)

Bảy vị trên dùng 1 đấu nước, nấu vị ma hoàng trước với cát căn cho căn bớt 6 thăng, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia vào, sắc lấy 3 thăng, lọc bỏ bã, uống ấm 1 thăng, đắp chăn cho ra mồ hôi dâm dấp. Còn các mặt theo dõi kiêng khem thì y như cách dùng Quế chi thang.

Ỷ nghĩa phương thuốc:

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Phương này là bài Quế chi thang gia ma hoàng, cát căn mà nên; có tác dụng giải cơ phát hãn, đưa tân dịch lên, làm cho kinh lạc được thư sướng. Cát căn có khả năng để khỏi âm khí, sinh tân dịch, giải cơ, tán tà cho nên dùng để chữa chứng lưng gáy cứng đơ, tuy phát hãn mà không hại tân dịch, rất là thích hợp.

Điều 32:

Hợp bệnh thái dương – dương minh thời tất đi ỉa chảy, cho uống Cát căn thang làm chủ.

Tóm tắt:

Cách chữa chứng ỉa chảy do hợp bệnh thái dương và dương minh.

Thích nghĩa:

Hai kinh dương đều cảm thụ tà, hợp nhau mà thành bệnh gọi là hợp bệnh. Hợp bệnh nói chung là tà khí nhiều, cho nên hợp bệnh thái dương – dương minh là đã có bệnh thái dương lại có bệnh dương minh. Tà thịnh ở ngoài ảnh hưởng đến trong cho nên nói: “Thời tất đi ỉa chảy”. Vì lý chứng do biểu chứng dẫn đến, cho nên cách chữa vẫn chú trọng giải biểu hơn, dùng Cát cản thang để phát tán biểu tà, biểu tà giải thì lý chứng tự khỏi.

Lời chú chọn lọc:

Sách Kim Giám nói:” Hợp bệnh thái dương với dương minh thì khí của biểu Vị tháng giáng thất thường cho nên ỉa chảy. Cách chữa là giải biểu chứng thái dương, biểu chứng thái dương giải được thì chứng dương minh tự khỏi”.

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Điều 33.

Hợp bệnh thái dương – dương minh mà không ỉa chảy chỉ nên cho uống Cát căn gia bán hạ thang làm chủ.

Tóm tắt:

C’ách chữa bệnh thái dương, dương minh không ỉa chảy mà chỉ nôn.

Thích nghĩa:

Điều văn này tiêp theo điều văn trên mà nói: hợp bệnh thái dươn – dương miưh vì lý chứng do biểu chứng dẫn đên, can phạm đến trường vị ỏ trong, làm;cho sự tháng giáng mất bình thưòng. Có tình trạng không ỉa chảy, nghịch lên mà nôn, cho nên vẫn dùng bài Cát cản thang để giải biểu, gia bán hạ để giáng khí nghịch làm hết nôn.

Cát căn gia bán ha thang:

Cát căn 4 lạng
Ma hoàng 3 lạng (bỏ mắt)
Chích thảo 2 lạng
Thược dược 2 lạng
Quế chi 2 lạng (bỏ vỏ)
Sinh khương 2 lạng (thái mỏng)
Bán hạ 1/2 thăng (tẩy)
Đại táo 12 quả (xẻ ra)

Tám vị trên dùng 1 đấu nưốc, nấu cát căn và ma hoàng trước cho cạn bớt 2 thảng, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia vào sắc lấy 3 thăng lọc bỏ bã, uống ấm 1 thăng. Đắp chản cho ra mồ hôi chút ít.

Ý nghĩa phương thuốc:

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

Chữa chứng bệnh nói trên mà không ỉa chảy, nhưng có chứng nôn cho nen gia bán hạn để giáng nghịch làm hết chứng nôn.

Điều 34:

Bệnh thái dương chứng Quế chi thầy thuốc lại cho hạ, đi đồng không cẩm lại được, mạch xúc là biểu tà chưa giải, suyễn thở mà đổ mồ hôi, cho uống bài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang làm chủ.

Tóm tắt:

Chứng trạng và cách chữa trường hợp chứng Quế chi cho hạ nhầm rồi lý nhiệt kèm với biểu nhiệt, mà ỉa chảy.

Thích nghĩa:

Bệnh thái dương chứng Quế chi nhầm cho dùng phép hạ, làm tổn thương trường vị, do đó mà ỉa chảy không cầm lại được. Nếu như mạch thấy cấp xúc là biểu chứng còn chưa giải, nên chuyên về giải biểu; biểu giải được thì ỉa chảy tự cầm lại được. Nếu thấy suyễn thỏ mà mồ hôi đấy là do tà hãm vào mà hoá nhiệt, bốc đốt lên phế mà gây ra suyễn thỏ, bốc đô”t ra ngoài thân thể thì đổ mồ hôi, nên dùng bài Cát căn hoàng cầm liên thang.

BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG
BIỆN VỀ MẠCH, CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH THÁI DƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.