Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Điều 153. Thương hàn 5-6 ngày đổ mồ hôi đầu, hơi sợ lạnh, chân tay lạnh dưới tâm đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện rắn, mạch tế. Đấy là phần dương kém mà kết, tất có biểu chứng lại có lý chứng, mạch trầm cũng ở lý vậy, đô mồ hôi là phẩn dương bị kém. Giả sử đơn thuần phần âm kết thì không thể lại có ngoại chứng hoàn toàn ở lý cả, đấy là nửa ở lý nửa biểu vậy. Mạch tuy trầm khẩn không được cho là bệnh thiếu âm. sở dĩ như thế vì âm chứng thì không có mồ hôi nay đô mồ hôi đầu, cho nên biết không phải là chứng thiếu âm, có thể cho dùng Tiểu sài hồ thang. Giả thiết không tỉnh táo, cho thông đại tiện được thì khỏi.

Tóm tắt:

Biện về bệnh và chứng của phần dương kém mà kết, với chứng thuần phần âm kết.

Thích nghĩa:

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

Điểu này là biện về mạch và chứng của phần dương kém mà kết và phẫn thuần âm kết chia làm ba đoạn để giải thích: Từ câu: ” Thương hàn 5-6 ngày đến câu “Tất có biểu chứng, lại có lý chứng” là đoạn thứ nhất, nói về mạch và chứng của dương kém và kết. Từ câu “Mạch trầm cũng là ỏ lý vậyn đến câu “Cho nên biết không phải chứng thiếu âm” là đoạn thứ hai, phân biệt chứng dương kém mà kết với chứng thuần âm kết. Từ câu:” Có thể dùng Tiểu sài hồ thang” đến câu “Thông đại tiện được thì khỏi” là đoạn thứ ba, trình bày cách chữa chứng dương kém mà kết.

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

Đoạn thứ nhất trình bày mạch và chứng của chứng dương kém mà kết. Thương hàn 5-6 ngày đổ mồ hôi đầu là nhiệt bốc nên hơi lạnh (không nói phát sốt là lược bót đi), là biểu chứng vẫn còn; chân tay lạnli,dirôi tâm đầy, miệng không muôn ăn, đại tiện rắn là nhiệt kết ỏ trong mà không phát được ra ngoài; mạch tế (đáng lý trầm khẩn mà tể) là do huyết lưu hành không thông sướng. Các chứng trên đều bỏi cái cờ dường kém mà kêt, khí huyết không thể vận hành bình thường, chứng thể hiện là đã có biểu chứng lại có lý chứng.

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

Đoạn thứ hai là biện chỗ khác nhau giữa dương kém mà kết với chứng thuần âm kết. Vì chứng này mạch trầm tế, đổ mồ hôi (mồ hôi đầu), chân tay lạnh, có giống chứng thuần âm kết của bệnh thiếu âm, cho nên cần phải phân biệt. Điểm phân biệt là ở chỗ:
-Bệnh thiếu âm không được có ngoại chứng, hoàn toàn ở vào lý cả. Nay chứng này còn tồn tại ngoạị chứng, nửa ở trong nửa ở ngoài.

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

-Bệnh thiếu âm là bệnh âm hàn thịnh ở trong, không thể có mồ hôi. Chứng này thấy đổ mồ hôi đầu, do phần dương bôc lên (nhận xét: bệnh thiếu âm cũng có lúc đổ mồ hôi đầu, nhưng với chứng này có hư thực khác nhau) cho nên nói aMạch tuy trầm khẩn nhưng không được cho là bệnh thiếu âm’’.

Đoạn thứ ba là cách chữa chứng này: chứng này nửa ỏ ngoài nửa ở trong, có thể cho uống Tiểu sài hồ thang, làm cho thượng tiêu được thông, tân dịch được dồn xuống, vị khí nhân đó mà hoà được, thì các chứng tự khỏi.

Giả thiết lý khí không hoà, bệnh nhân còn chưa tỉnh táo thì nên làm cho hơi thông đại tiện, cho nên nói “Thông đại tiện được thì khỏi”.

Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh
Biện về Mạch và chứng Âm Dương đồng bệnh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.