Chứng hậu của bệnh thái dương do dùng nhầm phép thổ sai
Điều 124. Bệnh thái dương đáng lý sợ lạnh phát sốt, nay lại tự đổ mồ hôi mà không sợ lạnh phát sốt. Trên toàn bộ quan mạch đi tế sác là bởi thầy thuốc dùng phép thổ sai; mửa một hai ngày thì trong bụng đói, miệng không ăn được; mửa ba bốn ngày thì chẳng thiết tý cháo, muốn ăn đồ nguội lạnh, sớm ăn thì chiều mửa, là bởi thầy thuốc cho dùng phép thổ mà gây nên, đấy gọi là “Tiêu nghịch”.
Tóm tắt:
Chứng hậu của bệnh thái dương do dùng nhầm phép thổ sai mà gây nên tỳ vị khí hư.
Thích nghĩa:
Bônh thái dương phát sốt sợ lạnh là chứng ở biểu, phép chữa phải phát hãn, đổ mồ hôi là được. Biểu hoà được thì chứng phát nóng rét hết mà bệnh khỏi.
Bệnh thái dương tự đổ mồ hôi mà không sợ lạnh, phát sốt là biểu đã giải mà lý chưa hoà. Bộ quan là chỗ để xem mạch của tỳ vị: mạch tế là do huyết kém, mạch sác là có sôt, mạch thấy tế sác trên bộ quan là khí của tỳ vị bị tổn thương cho nên nó. Là bởi thầy thuốc dùng phép thổ sai”, vì dùng phép thổ để giải biểu.
Bệnh ở biểu tuy có nôn, đổ mồ hôi mà ra được. Nhưng tỳ vị ỏ lý, vì nôn mà tổn thương, vì tổn thương mà chưa hoà. Nôn 1 – 2 ngày, thế mà lại cho thuốc nóng nhiều thì biểu giải, làm cho vị khí bị tổn thương. Nếu nôn 3- 4 ngày là tà đã vào sâu, mửa rồi tỳ hư không kiện vận, vị dịch không đủ, cho nên không thiết ăn cháo, muôn ăn đồ nguội lạnh, sáng ắn chiều mửa. Đấy toàn là do lỗi cho thổ, nhưng tỳ vị tổn thương nhất thời mà biểu chứng nhâíi đó mà giải dược, cho nên gọi là tiểu “nghịch”.
Nhận xét:
Ăn rồi mửa ngay là nhiệt, sáng ăn chiều mửa là hàn, ch-ứng này trên bộ quan mạch tế sác, muôn cho ăn đồ nguội lạnh là tỳ vị bị tổn thương, không thể so với chứng thực nhiệt.