Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?

Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?
Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?

Bệnh nhân:

Phạm Hồng Đ…, 31 tuổi.

Vào viện:

20 – 3 – 78.

Ra viện:

19 – 6 – 78.

Số bệnh án:

19B – 78.

Bệnh chứng:

Đàn ông, mình cao lớn, sắc mặt hơi đen sâm bị bệnh đau bụng từ lâu không ăn uống được cho nên ốm nhom, đi dứng lỏng thỏng và khập khểnh, ông cho biết chứng đau bụng phát sinh từ 6 tháng nay, khi đau nóng xót trong bụng, hơi không thông xuống nó dồn ngược trở lên, nôn nao chực mửa, nước hồi và chua nhiều bọt nhớt, khí được hạ thông, có trung tiện vài ba lần mới thấy dỡ, bệnh cứ lúc đau lúc dỡ, nhất là có ăn uống vật gì vào bụng trong một lúc lâu như nồi nước sôi trong bụng, lụp bụp phát lên nóng xót khó chịu rồi phát nôn mửa, cứ như thê’ hành hạ nó không cho ăn uống, đại tiện thì táo, phân ra ít mà nóng lắm, tiểu đỏ gát, đi ít mà không thông, không ăn uống đêm khó ngủ nằm yên, lâu ngày kiệt sức.

Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?
Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?

Xem mạch:

Phế tỳ thận sác hữu lực, tay tả đi huyền cấp.

Đoán bệnh:

Can khí uất kích thích giữa trung tiêu, tỳ vị bệnh uất nhiệt sinh đờm và trọc thủy ủng tắc làm ngăn ngại, thanh khí khó thăng, trọc âm khó giáng, khi ủng và uất nhiệt nung đốt ở bụng như nồi nước sôi, khí được hạ thông hoặc nghịch khí đưa lên nên ra được phần nào thì đỡ trong giây lát rồi cứ tiếp tục nóng đau không ăn uống gì được.

Cách chữa:

Giải uất nhiệt hạ hỏa, điều trung nhuận táo.

Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?
Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?

Xử phương:

Hoàng đằng 6g

Rễ lá muông 8g
hạ hỏa tiết nhiệt nơi trung tieu.
Hương phụ 8g

Rau mơ 8g
Củ nghệ 8g
thông khí khai uất, tán ứ trẻ
Dây gùi 8g

Đậu đen sao 10g
trợ tỳ vị kiện vận và nhuận dưỡng âm dịch, cùng với
Cam thảo 4g
hòa trung giải nội nhiệt.
Cho uống 3 thang.

Tuấn sau tái khám:

Bớt nóng xót, bụng giảm đau vài mươi phần, xin uống thêm 3 thang nữa hung bớt nóng, hết nôn mửa, tiêu tiểu thông ra nhiều phân nóng ;ăn tanh, cảm thấy nóng rát tiền và hâu âm.

Xem mạch:

Thấy các bộ đều hoãn đại vô lực, phê’ tỳ hết sác cấp, đoán biết uất hỏa đã giái, sức nóng giảm nhiều, trung khí suy từ lâu, tỳ vị hư, thấp nhiệt cần phải tiêu trừ. Cơ quan vận hóa mới được bình phục, dùng phương trên bỏ rễ và lá muông gia Hoài sơn 8g, Ý dĩ 10g, rẻ tranh 8g, cho uống 6 thang.

Sau tái khám:

Bụng bớt đau, ăn cháo vào được, không đan và nôn mửa như trước, thay dùng phương thứ ba điêu bổ tỳ vị hòa trung giúp vị kiện vân.
Xử phương:
Dây gùi 8g

Cây dâu 8g
Cam thảo 4g
giải nội nhiệt, sinh tân, dưỡng tỳ âm.
Đậu ván sao 8g

Ý dĩ 10g
Vỏ quít 5g
giúp vị kiện vận và tiêu thấp.
Hoàng đằng 8g
hạ tiết thấp nhiệt, cùng với:
Lá muông sao 8g
tiêu độc hạ uất nhiệt còn ứ trê nơi trường vị.
Cho uống 6 thang, uất nhiệt tan giải.

Xem mạch:

Tỳ hoãn nhược, các bộ khác điều hòa, dùng phương trên bỏ ra các thuốc tiêu giải, gia vào các thuốc dưỡng vị trợ tỳ, tư âm sinh tân dịch và an thần giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, như:
Đậu ván, Hoài sơn, Rau mơ, Hương phụ, Sa nhân, vỏ quít, Cây dâu, Cam thảo, Lạc tiên, dây Tơ hồng, Hạt sen v.v…
Bệnh nhân kiên trì theo uống thuốc trong 3 tháng, tùy chứng diễn biến mà thay đổi 10 vị kể trên, các chứng đều khỏi.

Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?
Đau Dạ Dày có nên dùng thuốc Nam để điều trị?

Lương Y Việt Cúc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.