KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN   (1)

KINH VĂN

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN                    

Hoàng Đế hỏi:

Trời có tám thử gió, kinh có năm thứ gió, là nghĩa thế nào?(2)

Kỳ Bá thưa:

Tám thử gió nếu là “tà phong”, phạm vào kinh, tức thành kinh phong, nó xâm vào năm Tàng, bệnh sẽ do đó mà phát sinh(3).

Chỉ cần được cái “sở thắng” cùa bổn mùa, tỳ như: xuân thắng Trưởng hạ, Trưởng hạ thắng đông, đông thẳng hạ, hạ thắng thu, thu thắng xuân. Đó tức là cái sở thắng của nó(4).

Đông phong sinh về mùa xuân, bệnh phát tại Can du và Cảnh hạng; Nam phong sinh về mùa hạ, bệnh phát tại Tâm du và Hung hiếp; Tây phong sinh về mùa thu, bệnh phát tại Phế du và Kiến bổi; Bắc phong sinh về mùa đông, bệnh phát tại Thận du và Yêu cổ; Trung ương là Thổ, bệnh phát tại Tỳ du và Tích(5).

Cho nên, về xuân khí, thường phát bệnh tại đầu(6); về hạ khí, thường phát bệnh tại Tàng; về thu khí, thường phát bệnh tại Kiên bối (vai và lưng); về đông khí, thường phát bệnh tại tứ chi (4 tay chân)(6).

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Cho nên, mùa xuân thường hay sinh bệnh tỵ nục; tháng trong hạ (tháng năm) thường hay sinh bệnh đỗng tiết, hàn trung (đi tả và lạnh ờ bên trong); mùa thu thường hay sinh bệnh phong ngược; mùa đông thường hay sinh bệnh tý, quyết (tê đau và giá lạnh tay chân)(7).

Cho nên, về mùa đông nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho Dương khí quá háo tán ra ngoài, thì sang xuân sẽ không bị các chứng như tỵ nục và bệnh ở cảnh hạng. Trọng hạ không bị bệnh ở hung, hiếp; Trường hạ không bị đỗng tiết, hàn trung; thu không bị phong ngược; đông không bị tý, quyết và xôn tiết hãn xuất(8).

Nghĩ như tinh, là cái gốc của sinh mệnh con người. Cho nên người biét tàng tinh (giữ gìn, dè dặt) thì mùa xuân không mắc bệnh ôn. về mùa hạ, nếu thử hãn (nóng nực ra mồ hôi) không tiết ra được, sang thu sẽ thành bệnh phong ngược. Đó là mạch pháp cùa bình nhân người thường, vô bệnh(9).

Cho nên nói rằng trong âm có âm, trong dương có dương. Từ sáng sớm tới đúng trưa là dương ờ dương; từ đúng trưa tới hoàng hôn là dương ở trong âm; từ chập tối tới gà gáy là âm ỏ’ trong âm; từ gà gáy tới sáng sớm là dương ở trong âm. Tấm thân cùa con người cũng ứng theo như vậy(10).

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Nói về âm dương thuộc con người thì ngoài là dương, trong là âm; nói riêng về tẩm thân con người thì sau lưng là dương, trước bụng là âm; nói về âm dương ở trong Tàng Phủ con người thì Tàng là âm, Phù là dương(11).

Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là năm Tàng, đều thuộc âm; Đởm, Vị, Đại trưòng, Tiểu trưòng, Bàng quang, Tam tiêu là sáu Phù đều thuộc dương(12).

Sở dĩ muốn biết: Âm ở trong âm, dương ở trong dương, là vì: Mùa đông bệnh tại âm, mùa hạ bệnh tại dương, mùa xuân bệnh tại âm, mùa thu bệnh tại dương… Biết được bệnh tại đâu, có thể dùng châm thạch để điều trị(13).

Cho nên, lưng thuộc dương, mà dương ở trong dương tức là Tâm; nếu âm ở trong dương lại là Phế. Phúc thuộc âm, mà âm ở trong âm tức là Thận; nếu dương ở trong âm lại là Can. Phúc thuộc âm, nếu chi âm ở trong âm, lại là Tỳ(14).

Đó đều là sự du ứng của âm dương, biểu, lý, nội, ngoại, tàng, phù vậy.

Hoàng Đế hỏi:

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Năm Tàng ứng với bốn mùa, vậy có sự thâu thụ (tiếp nhận, liên lạc) gì không(15)?

Kỳ Bá thưa:

Có. Đông phương sắc xanh, thông vào với Can, khai khiếu lên mắt, Tàng tinh ở Can(16). Phát ra bệnh thành chứng kinh sợ(17). về Vi là chua, thuộc về loài thào mộc(18). Thuộc về lục súc là gà(19)Thuộc về ngũ cốc là lúa mạch(20). Thuộc về bốn mùa, trên ứng với Tuế tinh(20). Xuân khí thuộc về bộ phận đầu(22). Thuộc về âm là tiếng giác(23). Thuộc về sổ là số tám(24). Thuộc về mùi (sú, hơi ngửi thấy) là mùi hôi(25). Do đó, biết là thường phát sinh bệnh ở gân(26).

Nam phưoug sắc đỏ (xích), thông vào với Tâm, khai khiếu lên tai, Tàng tinh ở Tâm(27). Bệnh phát sinh ở cả năm Tàng(28). về Vị là vị đắng (khổ) và thuộc về hỏa(29). Thuộc về lục súc là dê. Thuộc về ngũ cốc là thử(30). Thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Huỳnh hoặc(31). Thuộc về âm là tiếng chùy(32). Thuộc về số là số bày(33). Thuộc về mùi là mùi hắc(34). Do đó, biết là thường sinh bệnh ở mạch(35).

Trung ương sắc vàng, thông vào với Tỳ, khai khiếu lên miệng, Tàng tinh ờ Tỳ(36). Bệnh phát sinh ở cuống lưỡi(37). về Vị là ngọt (cam) và thuộc về Thổ(38). Thuộc về lục súc là bò(39). Thuộc về ngũ cốc là tấc(40). Thuộc về bổn mùa, trên ứng với sao Chấn(41). Thuộc về âm là cung(42). Thuộc về số là số năm(43). Thuộc về mùi là mùi thơm(44). Do đó, biết là thường sinh bệnh tại nhục thịt(45).

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Tây phương sắc trẳng, thông vào với Phế, khai khiếu ở mũi, Tàng tinh ở Phế(46). Bệnh phát sinh ở vai. về Vị là cay (tân) và thuộc về Kim(47). Thuộc về lục súc là ngựa(48). Thuộc về ngũ cốc là đạo(49). Thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thái bạch(50). Thuộc về âm là thương(51)Thuộc về sổ là số chín(52). Thuộc về mùi là mùi tanh(53). Do đó, biết là thường sinh bệnh tại bì mao(54).

 

Bắc phương sạc đen, thông vào với Thận, khai khiếu ở Nhị âm (tiền âm và hậu âm), Tàng tinh ở Thận(55). Bệnh phát sinh ở Khê(56). về Vị là mặn (hàm) và thuộc về Thủy(57). Thuộc về lục súc là lợn(58). Thuộc về ngũ cốc là đậu(59). Thuộc về bốn mùa, trên ứng với sao Thần(60). Thuộc về âm là vũ(61). Thuộc về số là số sáu(62). Thuộc về mùi là mùi húc mục(63). Do đó, biết là thường sinh bệnh tại xương(64).

Vậy nên người giỏi về xem mạch phải xét rõ sự “nghịch tòng” của năm Tàng, sáu Phủ và cái giường mối cùa âm, dương, biểu, lý và Tàng, Phù… ghi nhớ ở trong tâm ý, hợp với tinh thần, sẽ biết được rõ rệt, khỏi phải hồ đồ thế là đắc đạo(65).

CHÚ GIẢI:

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(1) “Kim quỹ” là cái hòm bằng vàng, “chân ngôn” một lời nói rất đúng, chi bậc Thánh nhân biết đạo mới có thể nói.

(2) Tám thứ gió, tức là luồng gió cùa tám phương. Kinh tức là đường kinh mạch cùa năm Tàng. Năm thứ gió, tức là phong tà phát sinh tự năm kinh.

(3) Đây nói, thứ gió đó, nếu ờ trời thì là luồng gió cùa tám phương; nếu ở người thì nó sẽ biển thành tà phong của năm kinh và năm Tàng.

(4) Cái sở thắng của bổn mùa (tức là cái chù khí, cái vượng cùa nó) như: xuân chù Mộc, hạ chù Hỏa, Trưòug hạ chủ Thổ (tháng 6), thu chù Kim, đông chủ Thủy… Vậy nó sẽ thẳng như: xuân thắng Trường hạ v.v… (tức là khắc – Mộc khắc Thổ v.v…). Bởi năm Tàng nhân thời mà vượng, nên nó mới có thể thắng được cái không thắng. Tiết trên nói về tám thứ gió phong sinh bệnh, tức là do cái “phong sờ thắng” nó khắc “cái thời bất thắng”; tiết dưới nói được cái “khí sở thắng” cùa bốn mùa, nên mới có thể thắng được cái bất thắng.

(5) Đoạn này nói về chính khí cùa bổn mùa, cũng có thể gây nên bệnh cho kinh du thuộc năm Tàng. Người ta sinh ra bời năm hành, nhờ có phong khí (như giờ gọi là không khí) mà sinh trưởng. Nhưng phong khí dù sinh ra muôn vật nó cũng có thể làm hại muôn vật. Cũng như nước có thể làm nổi được thuyền, mà cũng có thể làm đắm được thuyền. Vì vậy nên đây bắt đầu nói ngay đến phong khí làm hại năm Tàng, rồi sau mới nói đến năm Tàng nhờ ở năm khí của năm phương mà sinh ra. Du là cái huyệt của kinh khí, phát sinh ra từ đấy. Trên đây nói: Đông phong sinh về mùa xuân v.v… Đó là nói về Tàng khí thực, thì chỉ bệnh ở khí, nếu Tàng khí hư sẽ bệnh Tàng… Từ đây trở xuống nói phân biệt thêm cho rõ. Cảnh là cổ, hạng là gáy; Hung hiếp là lồng ngực và sườn; Kiên bối là vai và lưng; Yêu cổ là ngang thắt lưng và vế; Tích là đường xương sống.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(6) Khí, tức là chi về khí của bổn mùa và năm Tàng. Can du ờ Cảnh hạng, mà mùa xuân lại phát bệnh tại đầu, là vì xuân khí thì thăng lên, Dương khí cũng ở về bộ phận trên. Cho nên, nếu bệnh về khí thì phát tại trên, nếu bệnh về “kinh” thì lại phát tại Cảnh hạng. Vì thế nên dưới đây, có chỗ nói về bệnh tại khí, có chỗ nói về bệnh tại kinh v.v… Đeu là phân biệt sự hư thực của Tàng khí và kinh du vậy.

(7) Mùa hạ Dương khí phát tiết ra ngoài, Tàng khí bị hư ờ bên trong, nên phong khí thừa mà phạm vào Tàng.

(8) Thu khí chủ về sự thâu giáng, không thể bào vệ được bì phu, cơ tấu, nên phong khí mới phạm vào Du.

(9) Tứ chi là nơi gốc của khí dương, đông khí ẩn nấp vào bên trong, Dương khí bị hư ở bên ngoài, nên mới phát bệnh tại tứ chi – Trở lcn, nói về cái khí của bốn mùa và năm Tàng.

(10) Trên đây, dùng hai chữ “thường hay”, là nói về kinh du cùa nãm Tàng đều ở bộ phận ngoài, phong làm thương cơ tấu thì dễ lọt vào kinh. Ty nục tức là đồ máu cam (máu chảy ra ờ mũi), vì bệnh tại đầu nên tỵ nục.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Kinh Du cùa tâm ờ hung hiếp, nên bệnh tại đấy, Chu Tế Công hỏi: Chỉ nói bệnh tại hung hiếp, mà không nói chứng trạng, là vì sao? – Đáp: về ba đoạn trên và dưới đây, đều phản phúc biện luận về sự “xuất nhập” của Tàng khí và kinh du, cho nên chi nói: “bệnh tại đàu, bệnh tại Tàng, bệnh tại kiên bổi và hung hiếp” v.v… mà không nói là bệnh gì, đến như nói về các chứng: “tỵ nục, dỗng tiết v.v…” là nói về bệnh thuộc kinh mà tại đầu thì có chứng ty nục; bệnh thuộc kinh mà tại phúc thì có chúng đỗng tiết và hàn trung v.v… Tuy nhiên, mấy đoạn đây vẫn không chú trọng về chứng trạng.

Mùa ha, Dưong khí ỏ’ bên ngoài, nên lý khí hư hàn. Tháng Trường hạ

thấp Thổ chủ khí, phong lọt và kinh du, tức phạm vào trong mà thành chứng đỗng tiết, đó là “phong mộc thừa hư mà thắng thổ”; Tỳ là một chi âm ở trong âm không thể hóa được nhiệt, nên mới thành chứng hàn trung.

Mùa thu, Dương khí thâu liễm vào bên trong, Âm khí dẫn ra bên ngoài. Tà với chính cùng gặp nhau ở khoảng “nội với ngoại” giao tiếp, hai bên cùng xung đột lẫn nhau nên mới thành chứng phong ngược (sốt, úi).

Tứ chi là gốc của mọi khí dương. Mùa đông, Dương khí ẩn nấp ở bộ phận dưới, khiến cho kinh khí bị hư ờ bên ngoài. Bị phong lọt vào kinh, nên tứ chi mắc chứng quyết. Trở lên, nói về bệnh tại “kinh, lạc”.

(10) Đoạn này lại nói thêm: Nếu giữ được Dương khí bền bỉ thì bốn mùa kinh du không bị mẳc bệnh. Lại nói thêm hai chứng xôn tiết và hãn xuất để tỏ cho người ta biết rằng: con người nếu hay bảo trọng và giữ gìn cái khí nguyên chân, thì không khi nào tà còn phạm được vào kinh mạch mà gây nên cái bệnh tại bên trong là xôn tiết, cũng không khi nào còn phạm được vào Dương khí mà gây nên cái bệnh ở bên ngoài là hãn xuất vậy.

(11) Thần khí với huyết mạch đều sinh ra bời tinh, cho nên nói “tinh là gốc của sinh mệnh”. Biết Tàng được tinh thì huyết khí giừ bền ờ bên trong, còn tà nào phạm được vào bên ngoài, cho nên không mắc phải bệnh ôn. về mùa hạ, cần phải có thử hãn, nếu thử hãn không tiết ra được, đến mùa thu gặp tiết thâu tàng, hai khí xung đột nên mới sinh chứng phong ngược. Thiên này chuyên bàn về “kinh mạch”, nên đây nói là mạch pháp cùa bình nhân.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

Từ gà gáy tới sáng sớm, Dương khí mới phát triển, ứng với cái khí xuân sinh, cho nên thuộc về dương ở trong âm; từ sáng sớm đến đúng trưa, Dương khí đương lúc thịnh ứng với cái khí Trường hạ, cho nên thuộc về dương ở trong dương; từ đúng trưa đến hoàng hôn, Dương khí mới bắt đầu suy, ứng với các khí mùa thu, cho nên thuộc về âm ở trong dương; từ chập tối đến gà gáy, Dương khí thu về bên trong, ứng với khí mùa đông, cho nên thuộc về âm ở trong âm. Cho nên nói rằng: trong một ngày cũng có bốn mùa. Vỉ thế nên mạch pháp cùa bình nhân cũng ứng theo như vậy.

Thiên này bắt đầu nói đến đường lối cùa kinh mạch. Kinh mạch bên trong liền với Tàng, Phủ; bên ngoài chăng khắp thân mình. Âm dương ra vào, trong ngoài tuần hoàn. Vì thế những tác dụng “sinh, trưởng, thâu, Tàng” đều úng theo với mạch pháp cùa con người. Trong thân con người, Đốc mạch dẫn lên lung, cai quàn toàn thể khí dương trong thân hỉnh; Nhâm mạch vòng lên bụng, cai quản toàn thể khí âm trong thân hình… nên mới nói “lưng là dương, bụng là âm” v.v…

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(12)  Kinh mạch sinh ra bởi năm hành thuộc đất, ứng với sáu khí thuộc trời… Cho nên phàm nói về kinh mạch, trước phối hợp với năm Tàng nãm hành, rồi sau mới bàn tới sáu Phù.

(13) Đông bệnh tại Thận, Thận là âm ở trong âm, nên nói: “đông bệnh tại âm”; Hạ bệnh tại Tâm, Tâm là dương ở trong dương, nên nói: “hạ bệnh tại Tâm”; Xuân bệnh tại Can, Can là dương ở trong âm, nên nói: “xuân bệnh tại âm”; Thu bệnh tại Phế, Phế là dương ở trong âm, nên nói: “thu bệnh tại dương”: Châm (kim) thạch (đá) là hai thứ dùng để chữa bệnh tại kinh mạch. Biết được âm trong âm và dương trong dương thế nào rồi, mới nhằm vào kinh du cùa năm Tàng, dùng châm thạch để điều trị.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(14) Vương Thị nói: Tâm thuộc về dương Tàng, bộ Vị nó ờ vào thượng tiêu, dương ở vào địa vị dương, nên nói là “dương ờ trong dương”; Phế thuộc về âm Tàng, bộ Vị nó ờ vào thượng tiêu, âm ở vào địa vị dương, nên nói là: “âm ờ trong dương”; Thận thuộc về âm Tàng, bộ VỊ nó ở vào Hạ tiêu, âm ở vào địa vị âm, nên nói là: “âm ờ trong âm”; Can thuộc về dương Tàng, bộ Vị nó ở vào Hạ tiêu, dưong ở vào địa vị âm, nên nói là: “dương trong âm”; Tỳ thuộc về âm Tàng, bộ Vị nó ờ vào Trung tiêu, Thái âm mà ở vào địa vị âm, nên nói là: “chí âm ờ trong âm…”.

(15) Ý nói năm Tàng đã ứng với âm dương và bốn mùa, vậy tất phải có khí sắc gì để hợp với khí sắc của năm phương và âm dương cùa bốn mùa…

(16) Tinh khí cùa Can khai khiếu lên mắt, mà lại thông với thiên khí… Đó tức là trời thông với người mà người lại thông với trời. Còn âm tinh thì lại Tàng về chính Tàng cùa nó.

(17) Mùa xuân Dương khí bốc lên, nên bệnh phát sinh cũng có vẻ chấn đãng mà thành kinh sợ.

(18) Can thuộc Mộc, với thảo mộc cũng một loài.

(19) Kê (gà) thuộc què Tốn, chù về phương Đông.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(20) Mạch là một thứ đứng đầu hàng ngũ cốc, nên ứng về Đông phương.

(21) Tinh khí cùa Mộc ứng lên Tuế tinh.

(22) Xuân khí bốc lên, xuân phong cũng phát sinh ở trên, nên bệnh tại đầu, đó là do lẽ “đồng khí tương cảm” mà sinh ra. So với các Tàng khác “nhân khí hư mà mắc bệnh” không giống nhau.

(23) Giác là một âm thuộc về Mộc, ứng về mùa xuân.

(24) Dịch nói: Thiên do số 3 sinh ra Mộc, địa do số tám mà hợp thành, nên nói “số của Can là tám”.

(25) Hôi,một thứ khí thuộc Mộc.

(26) Can chù gân, nên bệnh tại gân. Ngũ âm, ngũ số, ứng theo với khí vô hình cùa trời; bì, nhục, gân, xương ứng theo với cái hữu tình cùa đất. Lấy cái ứng vô hình cùa trời mà sinh bệnh tới cái hữu hình là gân xương cùa người, đó là do sự khí hóa giao cảm mà nên. Ảm tinh cùa năm Tàng, nhờ tâm thần hóa ra sắc đỏ mà thành máu, ờ đây bàn về huyết mạch của Tàng Phủ, nên nói: “tàng tinh ờ Can”.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(27) Tâm thuộc Hỏa, nên cũng sắc đò. – Tà khí Tàng Phũ luận nói: Bao khí huyết ở mười hai kinh mạch với 365 lạc… đều dẫn lên mặt rồi chạy ra không khiếu (lỗ hổng, chỗ rỗng), riêng một thứ khí khác thì chạy ra tai để làm thành sự “nghe” – “Biệt khí” tức là khí cũa Tâm.

(28) Bệnh ở cả năm Tàng, tức là chi về các khí của năm Tàng, Tâm là một cơ quan chủ tể cả năm Tàng sáu Phù, cho nên Tâm khí mắc bệnh, thì khí của các Tàng khác cũng đều mắc bệnh.

(29) Đắng là vị cùa hỏa, Tâm khí thông với Nam phương, nên cùng với hành Hóa ở trong ngũ hành cùng loài.

(30) Thử là một thứ lúa có sắc đỏ, mà tính ôn (ấm), nên là thứ lúa cùa Tâm.

(31) Huỳnh hoặc là “tinh” cùa Hỏa.

(32) Chùy là một âm thuộc Hỏa, ứng về mùa hạ.

(33) Dịch nói: Thiên do số 2 sinh ra Hỏa, địa do số 7 mà hợp thành, nên nói: “số cùa tâm là bảy”.

(34) Khí bị Hỏa đốt cháy, thì thành mùi hắc – nguyên chữ Hán là “tiêu”.

(35)Tâm chủ về mạch, nên bệnh tại mạch.

(36)Thổ vượng về cuối bốn mùa, bộ Vị ờ vào khoảng giữa Tỳ thuộc về Thồ tàng, nên khí cũng thông nhau.

(37) Linh khu nói: “Tỳ chù về việc đón tiếp lương thực, lấy miệng lưỡi để biện biệt sự yêu ghét và cát hung”, xem dó thì biết Tỳ khí không lên lưỡi.

(38) Tỳ thuộc Thổ, không có Vị, lấy Vị cùa lúa nên vị ngọt, thuộc hành Thổ ở trong năm hành.

(39) Bò, nguyên chừ Hán là “ngưu”. Còn về trâu, nguyên chữ Hán là “thủy ngưu”. Bò sac vàng, nên là giống nuôi cùa Tỳ.

(40) Lúa “tắc” sắc vàng, vị ngọt, nên cũng thuộc Tỳ.

(41) Sao Chấn thuộc Thổ.

(42) Tiếng Cung thuộc Thổ.

(43) Dịch: Thiên lấy số năm sinh ra Thổ, địa lấy số mười mà hợp thành. Thổ chuyên ở trong ngôi “năm”, nên riêng chủ về “sinh số”.

(44) Khí nhân Thổ biến, thành mùi thom.

(45)Tỳ chủ cơ nhục, nên sinh bệnh tại nhục.

(46) Phế thuộc Kim, nên theo sắc trắng cùa Tây phương, mũi là khiếu của Phế.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

(47) Cảm thu khí, sinh bệnh tại vai và lưng.

(48) Quẻ “Càn” thuộc ngựa, Phế thuộc Càn kim.

(49) Đạo sắc trắng, nên là thứ lúa cùa Phế – Tỳ cốc.

(50) Tinh khí của loài Kim, ứng lên sao Thái bạch.

(51) Thương, một thứ tiếng chủ về phương Tây.

(52) Dịch: Địa lấy số bốn sinh ra Kim, Thiên lấy số chín mà hợp thành. Nên Phế số chín.

(53) Khí nhân Kim biến thành mùi tanh (tinh).

(54) Phế chủ bì mao, nên biết là bệnh tại bì mao.

(55) Thận thuộc thủy, nên theo sắc đen của Bắc phương, bộ vị cùa Thận ở dưới nên khai khiếu ra Nhị âm.

(56) Chỗ đại hội cùa nhục gọi là “cốc”, chỗ tiểu hội của nhục gọi là khê. Đại hội, tiểu hội tức là nơi khớp xương nhỏ liên lạc với nhau, một làn thịt mỏng bao bọc ngoài xương tức là “khê”. Thận vốn chù xương, mà khê là do khi cùa “cốc” sinh ra.

(57) Mặn là nguyên chất cùa nước.

(58) Lợn sắc đen, thuộc Hợi, nên là giống nuôi cùa Thận (thận súc).

(59) Đậu đen sắc đen, tính trầm xuống, nên là Thận cốc.

(60) phần tinh thuộc Thủy.

(61) Một thứ tiếng thuộc Thủy.

(62) Dịch: Thiên lấy số một sinh ra thủy, địa lấy số sáu mà hợp thành, nên số 6 thuộc Thận.

(63) Ỵhận chủ về xương, nên bệnh tại xương. Kinh nói: Can sinh cân, Tâm sinh huyết, Tỳ sinh nhục, Phế sinh bì mao, Thận sinh cốt… Vậy cân, cốt, bì mao, đều do năm Tàng sinh ra, nên Tàng nào mẳc bệnh thì cái “sinh ra cũng măc bệnh. Lại như trên nói: Xuân khí bệnh tại đầu, hạ khí bệnh tại Tàng, thu khí bệnh tại kiên bối, đông khí bệnh tại tứ chi… Đỏ là Tàng khí làm ra bệnh. ‘

(64) Đoạn này nói tổng kết cái đường lối cùa kinh mạch sinh ra ở năm Tàng, liên lạc với sáu Phù, ngoài hợp với năm phương, năm hành và âm dương sáu khí. Trái với bốn mùa là “nghịch”, thuận với bốn mùa là “tòng”.

KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.