ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

KINH VĂN

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế nói:

Âm dương là đạo của trời đất(2), là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa(3), là gốc ngọn cùa sự sinh sái(4), là cái kho chứa mọi sự thần minh(5).

Trị bệnh phải tìm tới gốc(6). Nên biết rằng: tích lũy nhiều dương là trời, tích lũy nhiều âm là đất(7); âm thì tĩnh, dương thì táo(8); dương sinh ra, âm nuôi lớn; dương giảm đi, âm tiềm Tàng(9); Dương hóa khí, âm thành hình(10); hàn cực sinh ra nhiệt, nhiệt cực sinh ra hàn(11); khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong). Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy, tức). Đó là âm dương ở trong người do sự “nghịch từng” mà sinh bệnh vậy(12).

Cho nên thanh dương là trời, trọc âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí(13). Thanh dương tiết lên thượng khiếu, troc âm tiết xuống hạ khiếu(14); thanh dương phát ra tấu lý, trọc âm chạy vào năm Tàng(15); thanh dương đầy đủ ở tứ chi, trọc âm quy tụ về lục Phủ(16).

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Thủy là âm, Hỏa là dương, dương là khí, âm là Vị(17). Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hỏa(18). Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở Vị(19). Do hỏa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình(20).

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh(21). Tinh hóa làm khí, khí thương bởi Vị(22). Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu(23). Vị hậu thuộc về âm, bạc thuộc về dương. Khí hậu thuộc về dương, bạc thuộc về âm(24). Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không; khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt(25). Cái khí của Tráng hỏa suy, thì cái khí của Thiếu hỏa tráng; Tráng hỏa “thu hút” khí, khí “thu hút” Thiếu hỏa; Tráng hỏa làm tán khí, Thiếu hỏa sẽ sinh khí(26).

Khí vị tân, cam, công năng của nỏ chuyên về phát tán, thuộc dương. Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc âm(27).

Âm thắng thì dương sẽ mắc bệnh, dương thắng thì âm sẽ mắc bệnh. Dương thắng thì nhiệt, âm thẳng thì hàn(28).

Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn(29).

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí; khí bị tổn thương thành bệnh đau, hình bị thương thành bệnh thũng(30).

Nói trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(31).

Phong thắng thì sinh ra động; nhiệt thắng thì sinh ra thũng; táo thắng thì sinh ra Can; hàn thắng thì sinh ra “phù” (thần khí phù việt); thấp thắng thì sinh ra “nhu tiết” (ẩm thấp, tiết tả)(32).

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh, trường, thâu, tàng và để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong(33).

Người có năm Tàng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nộ, bi, ưu, khủng(34).  Cho nên, hỷ với nộ làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hình(35). Bạo nộ thì thương đến âm, bạo hỷ thì thương đến hình. Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân Tàng(36).

Hỷ, nộ không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền(37).

Cho nên “trùng âm” tất bệnh dương, “trùng dương” tất bệnh âm(38).

Mùa đông bị thương về hàn, tới mùa xuân tất phát bệnh ôn; mùa xuân bị thương về phong, tới mùa hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết; mùa hạ bị thương về thử, tới mùa thu tất phát bệnh hơi ngược; mùa thu bị thương về thấp, tới mùa đông tất phát bệnh khái thấu(39).

Hoàng Đế hỏi rằng:

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

– Tôi nghe các bậc Thánh nhân đời Thượng cổ hiểu rõ thân thể con ngươi: về Tàng, Phủ thì phân biệt rõ ràng; về kinh mạch thì xét rõ đầu mối; về “lục hợp” của mạch, nên rõ sự hội thông của nó; về các “khí huyệt” thì chi rõ từng nơi và ấn định cái danh của nó; về các “khê, cốc” đều chỉ rỗ cái chỗ bắt đầu của nó; về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; về bốn mùa, âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người đều có biểu, lý liên lạc với nhau. Có thật thế chăng(40)?

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh Mộc, Mộc sinh toan, toan sinh Can, Can sinh cân (gân), cân sinh Tâm, Can chủ về mắt.

Theo lẽ đó, ở trời gọi là “huyền”, ở người gọi là “đạo”, ở đất thì là “hỏa”, hóa sinh năm vị. Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần.

Thần ở trời tức là khí phong, ở đất tức là hành Mộc, ở thân thể con người tức là cân, ở Tàng Phủ con người tức Can.

Ở sắc là màu xanh, ở âm là âm giác, ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò), ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân), ở khiếu là mắt, ở vị là toan, ở chí là nộ.

Nộ (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan(41).

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa(42), Hoả sinh khổ, khổ sinh Tâm(43), Tâm chủ huyết(44), huyết sinh Tỳ(45), Tàm chủ về lưỡi(46).

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành Hỏa, ở thể là mạch, ở Tàng là tâm(47).

Ở sắc là xích (đỏ), ở âm là âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo)(48), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ.

Hỷ quá thì thương tâm, khủng sẽ thắng hỷ (khủng là Thận chí và là thủy thắng hỏa); nhiệt quá thì thương khí, hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí (khổ là hỏa vị, nên cũng thương khí), hàn sẽ thắng khổ (Thủy khắc Hỏa).

Trung ương sinh thẩp(49), thấp sinh Thổ(50), Thổ sinh cam, cam sinh Tỳ(51), Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế(52), Tỳ chủ về miệng.

Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành Thổ, ở thể là nhục, ở Tàng là Tỳ. Ở sắc là sắc vàng, ở âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát(53), ởsự biến động là uế(54), ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi).

Tư quá thì thương Tỳ, nộ sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp; cam quá thì thương nhục (vị làm thương hình), toan sẽ thắng cam(55).

Tây phương sinh táo(56), táo sinh Kim (nhân khí mà sinh hình), Kim sinh tân (nhân hình mà thành vị), tân sinh Phế (nhân vị mà sinh Tàng), Phế sinh bì mao (nhân Tàng mà chủ về hình), bì mao sinh Thận(57), Phế chủ về mũi.

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành Kim, ở thân thể là bì mao, ở Tàng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc(58), ở sự biến động là khái (ho), ở khiếu là mũi, ở vị là tân, ở chí là ưu (lo).

Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu (Hỏa khắc Kim), nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt; tân làm thương bì mao(59), khổ sẽ thắng tân.

Bắc phương sinh hàn (bắc thuộc Thủy, nên sinh hậu), hàn sinh Thủy(60), Thủy sinh hàm (mặn, vị của thủy), hàm sinh Thận, Thận sinh cốt tủy, tủy sinh Can(61), Thận chủ về tai (thận khí thông lên tai).

Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành Thủy, ở thân thể là xương, ở Tàng là Thận(62), ở sắc là sắc đen, ở âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài(63), ở sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng.

Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; hàn quá làm thương huyết(64), táo sẽ thắng hàn(65); hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hàm (tức Thổ khắc Thủy).

Cho nên nói rằng: Trời đất là một bộ vị trên và dưới của muôn vật(66); âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ(67); tả với hữu là đường lối cùa âm dương(68); Thủy với Hỏa là triệu chứng của âm dương(69); âm với dương là trước sau của muôn vật.

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài. Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của âm ở bên trong(70).

Hoàng Đế hỏi rằng:

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Nên bắt chước ở âm dương như thế nào?(71)

Kỳ Bá thưa rằng:

Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, hãn không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa hạ(72).

Âm thắng thì mình lạnh, hãn ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa hạ không qua được mùa đông. Đó là sự biến của âm dương “thiên thắng” và là chứng trạng phát hiện vậy(73).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Muốn điều dưỡng hai khí ấy, làm thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Nếu biết được cái lẽ “thất tổn, bát ích” thì hai khí ấy có thể điều hòa. Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy(74).

Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư đã suy rồi(75).

Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa(76).

Tới năm sáu mươi tuổi, thì âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra(77).

Cho nên nói: Biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già(78).

Thần khí vốn “cùng” sinh ra ở âm tinh, mà về sau cái danh nó “khác” đấy thôi (vì chia ra tinh, khí, thần ba danh từ).

Người trí xét rõ tự chỗ “đồng” (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ “dị” (khác); kè ngu thường bất túc, người trí thường hữu dư(79).

Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đã đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã tráng mà lại càng đầy đủ thêm(80).

Vì thế nên bậc Thánh nhân làm cái việc “vô vi”, vui cái yên “điềm đạm”, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi “hư vô”. Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất. Đó là phương pháp trị thân của bậc Thánh nhân vậy(81).

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Trời “bất túc” về phương Tây Bắc. Tây Bắc thuộc âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên tả; đất “bất mãn” về phương Đông Nam. Đông Nam thuộc dương, do đó, con người tay chân bên tả không mạnh bằng bên hữu(82).

Hoàng Đế hỏi:

Vì cớ sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Phương Đông thuộc dương. Vì là dương, nên tinh khí dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiển tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh. Phương Tây thuộc âm. Vì là âm, nên tinh khí dồn ở dưới; dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh(83).

Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn. Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn(84).

Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thể mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (tức là sự sinh hóa ra muôn vật đều phải gốc ở trời đất).

Thanh dương bốc lên trời, trọc âm theo xuống đất.

Nhân có sự động tĩnh làm giường mối cho sự “thần minh” nên mới phát triển được cái công năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có(85).

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Chỉ bậc người hiền, về bộ phận trên biết bẳt chước trời để nuôi đầu, bộ phận dưới biết bắt chước đất để nuôi chân, về bộ phận giữa biết lựa theo nhân sự để nuôi năm Tàng(86).

Thiên khí thông vào Phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận(87).

Sáu kinh coi như sông, Trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết ra của hơi nước(88).

Lấy âm dương cùa trời đất làm âm dương của con người.

Dương hãn, mượn tiếng “vũ” của trời đất để đặt làm tên(89).

Dương khí, mượn tiếng “lôi” của trời đất để đặt tên(90).

Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương(91).

Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại.

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa(92). Người thiện trị (chữa bệnh giỏi) ngay từ lúc tà còn ở bì mao(93); bực thứ nữa, chữa khi tà vào tới cơ phu(94); bực thứ nữa, chữa khi tà vào tới cân mạch(95); lại bực thứ nữa, chữa khi tà vào tới sáu Phủ(96); lại bưc thứ

nữa, chữa khi tà vào tới năm Tàng. Để tà vào tới năm Tàng thì nửa chết, nửa sống(97).

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời thì sẽ hại tới năm Tàng; nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh cùa loài thủy cốc (thức ăn, do sự ăn uống) thì sẽ hại tói sáu Phủ; nếu cảm nhiễm phải thấp khí cùa đất thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch(98).

Cho nên người khéo dùng châm(99), từ âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua âm phận: lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu; lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh. Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái lý tà, chính, hư, thực như thế nào… Như thế mới khỏi gây nên tai hại(100).

Người khéo “chẩn”, xét ờ sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt âm dương trước đã(101). Xét rõ thanh hay trọc để biết thuộc về bộ phận nào(102): coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào; xem quyền, hành, quy, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu(103); án tay vào bộ vị Xích, Thốn nhận rõ phù, trầm, hoạt, sắc… mà biết được bệnh nó vì đâu sinh ra(104). Rồi lại xem đến cả người không có bệnh để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa(105).

Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi(106); khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi(107).

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra(108); đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bỏt dần; đến khi bệnh thế dã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đù thêm(109).

Mình bất túc dùng khí dề ôn; tinh bất túc dùng vị để bổ(110).

Nếu bệnh tà ở bộ phận cao, làm cho nó vọt lên; nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống; nếu đầy ở bộ phận giữa, nên do bên trong mà tả(111).

Nếu là tà ở biểu, tẩm vào nước cho phát hãn(112); nếu ở bì mao làm cho phát tán(113); nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn(114); nếu là thực, nên tán và tả(115).

Xét rõ âm dương, để chia nhu cương(116). Dương bệnh trị ở âm, âm bệnh trị ở dương(117).

Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị(118). Nếu huyết thực, làm cho nó hành: nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng(119).

CHÚ GIẢI:

(1) Thiên này nói về: Trời, đất, thủy, hỏa, bốn mùa, năm hành, hàn nhiệt, khí, vị hợp với Tàng, Phủ cùa con người, hình, thân, thanh, trọc, thành tượng, thành hình… đều hợp với cái đạo cùa âm dương. Cho đến chẩn mạch, sát sắc, trị liệu, châm biêm v.v… đều phải bắt chước ở âm dương, nên gọi là “ửng tượng đại luận”.

(2) “Đạo” tức là cái lẽ cùa âm dương. Thái cực “tĩnh” mà sinh âm, “động” mà sinh dương. Trời sinh ra bời động, đất sinh ra bởi tĩnh, nên gọi âm dương là đạo cùa trời đất.

(3) Vật sinh ra gọi là “hóa”, vật đến cực gọi là “biến”. Dịch nói: “ở trời thành tượng, ờ đất thành hình, sự biến hóa phát hiện ờ đó”. Chu Tử nói: “Biến là cái “tiệm” cùa hóa, hóa là sự “thành” cùa biến”. Âm có thể biến thành dương, dương có thể biến làm âm, cái đạo lý biển hóa do âm dương sinh ra, nên gọi là cha mẹ.

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

(4) Trời lấy dương để sinh ra, lấy âm để nuôi lớn; Đất lấy dương để giảm đi, lấy âm để tiềm Tàng.

(5) Âm dương biến hóa không thể lường được nên gọi là thần minh.

(6) “Gốc” tức là chi về âm dương. Tàng, Phù, khí huyết, biểu, lý, thượng, hạ ở trong tấm thân con người, đều gốc ở âm dương, cho tới cái khí phong, hàn, thử, thấp, bốn mùa, năm hành… do từ bên ngoài phạm vào, cũng đều thuộc về hai chữ âm dưorng. Đến về phương diện trị bệnh, lựa cái khí vị của dược vật, dùng “châm” nên tả hay hữu, xét mạch xem trì hay tật, cũng không thể ra ngoài cái lý của âm dương. Cho nên nói: “Trị bệnh phải cầu tới gốc”… Bệnh đó thuộc Dương tà hay Âm tà? Thuộc âm phận hay dương phận? Khí phận hay huyết phận? Rồi nhân đó để lựa chọn đến dược vật, xem nên dùng những Vị khí nó thăng hay vị nó giáng? Âm để bổ hay khổ để tiết?… Đó, phương pháp cầu tới gổc là như vậy…

(7) Tích tức là “tích lũy”, chứa chất rất nhiều. Rất cao là trời, rất dày là đất. Tiếp theo câu trên, nói việc trị bệnh nên bắt chước cái âm dương của trời đất.

ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN
ÂM DƯƠNG ƯNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

(8) Chất âm của đất chủ tĩnh mà có thường; Khí dương của trời chủ động mà không ngừng…

(9) Mùa xuân với mùa hạ là hai khí Âm Dương của trời, cho nên chủ về sinh và trường; mùa thu với mùa đông là hai khí Âm Dương cùa đất, cho nên chủ về sái và Tàng.

(10) Trời chù về sinh ra vật, đất chù về gây thành vật. Cho nên dương hóa cái khí của muôn vật, mà cái khí ở trong thân con người cũng do dương hóa ra; Âm thành cái hình cùa muôn vật, mà cái hình cùa con người cũng do âm gây nên…

(11) Âm hàn đương nhiệt là cái khí chính của âm dương. Hàn cực sinh nhiệt, là âm biến làm dương; nhiệt cực sinh hàn, là dương biến làm âm. – Thiệu Tử nói: Lúc bắt đầu động thì dương sinh, động đến cực độ thì âm sinh; lúc bắt đầu tĩnh thì “nhu” sinh, tĩnh đến cực độ thì “cương” sinh. Đó tức là cái nghĩa “lão biển mà thiếu không biến” ờ Chu Dịch. Cho nên cái lý âm dương, hễ đến cực độ thì sinh biển. Tật bệnh ờ con người cũng vậy. Như

Như nhiệt quá thì lại hàn. Như nhũng chứng nội nhiệt đến cực độ, thì bên ngoài hiện ra rét run. Hàn quá thì lại nhiệt, như bệnh thương hàn mà phát nhiệt, về phép trị bệnh cũng vậy, như người uống quá nhiều những vị khổ hàn, rồi biến thành hỏa nhiệt.

(12) Hàn khí đọng xuống dưới, nên sinh ra trọc âm; nhiệt khí thượng thăng, nên sinh ra thanh dương. Thanh khí chủ về dương nên ờ trên, giờ lại ờ dưới nên sinh chứng xôn tiết (ăn vào lại tả ra), bời vì chỉ giáng mà không

thăng; trọc khí chủ về âm nên ờ dưới, giờ lại ở trên nên sinh chứng điền trướng, bởi vì chi có thăng mà không giáng. Đỏ là âm dương tương phản mà sinh bệnh, như thế tức là “nghịch”, nếu trái lại là “tùng”. Cho nên nói: “Trị bệnh phải cầu tới gốc”, chính là vì tấm thân con người “hữu bệnh hay vô bệnh” đều do âm dương “nghịch, tùng” mà ra vậy.

Án: Từ câu “dương hóa khí” trở xuống, đều đem âm dương của trời đất hợp với âm dương trong tấm thân con người để tỷ lệ, không chuyên nói hẳn một bên nào.

(13) Đoạn này tiếp với đoạn trên, nói về: cái địa vị của âm dương có trên dưới khác nhau, mà cái khí cùa âm dương có “hỗ giao” rồi sau mới thành được cái biến hóa “mây lên, mưa xuống” để hóa sinh ra muôn vật. Thanh dương là trời, trọc âm là đất. Đất dù ờ dưới mà hơi đất bốc lên làm mây; trời dù ờ trên mà khí trời giáng xuống làm mưa. Trời nhờ mây mà sau mới cỏ mưa, nhưng mưa tuy từ trên trời giáng xuống, mà thực là do cái mây của hơi đất bốc lên, cho nên nói: “mưa làm ra bởi địa khí”. Nhờ có mưa giáng xuống, mà sau mới có mây bốc lên. Nhưng mây tuy từ dưới đất bốc lên, mà thực là do cái mưa cùa khí trời giáng xuống; cho nên nói: “mây làm ra bởi thiên khí”. Đó là cái hiện tượng “giao hỗ” của âm dương, mà ừong tấm thân của con người cũng có một hiện tượng như vậy.

,M‘ Thanh dương cùa người ứng theo với “thiên” mà tiết ra thượng khiếu; trọc âm cùa người ứng theo với “địa” mà tiết ra hạ khiếu. Cũng như sự “lên xuống” cùa mây và mưa.

(15) Đây nói: Cái khí thanh dương dẫn đạt ra tấu lý mà cái “tinh huyết” thuộc về trọc âm, thì chạy tới năm Tàng. Vì năm Tàng chủ về việc Tàng tinh.

(16) Câu này nói: Gái khí thanh dương do ăn uống sinh ra thì dẫn ra tứ chi, còn nhũng chất hồn trọc (cặn bã) thì dồn về sáu Phù.

(17) Tính của thủy thấm nhuần xuống nên là âm, tính cùa hỏa bốc ngược lên nên là dương. Thanh dương bốc lên nên là kill, trọc âm giáng xuống nên là Vị (ngũ vị, các thức ăn). Đó là do Thủy Hỏa mà xét ra âm dương của khí và vị.

(18) Âm là Vị, âm gây lên hình; đất cho người ăn năm vị để nuôi cái hình ấy, cho nên nói: “vị theo về hình”. Dương hóa khí, cái khí cùa “chư dương” xuất dẫn ra bì phu cơ tấu, để sinh ra cái hình ấy, nên nói “hình theo về khí”. Dương khí sinh ra bởi âm tinh, cho nên nói “khí theo về tinh”; nhờ cái tinh khí của thủy cốc để hỏa sinh ra các tinh ấy, nên nói “tinh theo về hóa”.

Nhờ tinh khí cùa thuỷ cốc để sinh ra tinh, đó tức là “tinh nhờ ờ khí”; nhờ năm vị vào VỊ để nuôi cái hình ấy, nên nói “hình nhờ ở Vị”.

(20) Nhờ tinh khí cùa thủy cốc để sinh ra tinh; nhờ cái thần khí của “chư dương” để nuôi cho hình; ấy nên mới nói: “do hóa sinh tinh, do khí sinh hình”.

(21) Hình ăn về VỊ, tinh ăn về khí (vì do nó mà sinh ra nên gọi là ăn), nhưng sự “ăn” đó nếu thái quá thì sẽ bị thương, cũng như sự ăn uống thường vậy.

(22) Tinh là gốc cùa nguyên khí, mà khí lại do tinh hóa ra. Hình ăn Vị mà Vị theo về hình. Đen khi vị làm thương hình thì sẽ lây đến cả khí.

(23) Vị thuộc về loại có chất, nên dồn xuống hai khiếu “tiện, niệu” (đại tiện và tiểu tiện); khí thuộc về loại vô hình nên tiết lên trên khiến hô hấp.

(24) Vị thuộc về âm, mà “vị hậu” là thuần âm, nếu bạc lại là dương ờ

trong âm; khí thuộc về dương, mà “khí hậu” là thuần dương, nếu “bạc” lại là âm ờ trong dương. Đó là trong âm dương mà lại chia thêm một thứ âm dương khác nhau vậy.

(25) Vị hậu là âm ờ trong âm, tinh giáng xuống, nên chủ về hạ tiết; vị bạc là dương ở trong âm, tinh bốc lên, nên chù về tuyên thông. Khí bạc là âm ở trong dương, tinh giáng xuống, nên chủ về phát tiết; khí hậu là dương ờ trong dương, tính bốc lên, nên chù về phát nhiệt. Tiết này bàn về âm, dương, khí, vị và thăng giáng.

(26) Khí là dương, Hỏa là dương, hợp lại mà nói thì khí tức là Hỏa. Cái khí của Thiểu dương Tam tiêu sinh ra tự Mệnh môn, dẫn đi khắp trong ngoài, hợp với Bao lạc (thuộc Tàm) mà làm Tướng hỏa. Cái khí sơ sinh cùa Thiếu dương, dẫn xuống Hạ tiêu để chủ về việc thâu nạp, dẫn tới Trung tiêu mà chủ về việc sinh hóa. Nạp và hóa các chất tinh vi cùa thủy cốc để sinh ra khf và nuôi hình… Cho nên mấy câu này tiếp với đoạn trên nói về “năm vị thái quá thì sẽ thương đến khí, mà Tráng hỏa thái quá cũng sẽ thương đến khí (Tráng hỏa là một thứ hỏa nóng quá, Thiếu hỏa là một thứ Hỏa vừa vậy. Đoạn này có hai tiếng Tráng hòa và Thiếu hỏa là nói về cái nhiệt độ hơn kém cùa hỏa). Bời nhũng vị mà khí vị quá hậu, tức là Hỏa nó “tráng”. Dùng những vị Tráng hỏa thì cái khí của con người không thể chống nổi, do đó mà hóa và suy (như dùng những vị ô đầu, phụ tử, khí cùa con người không thể chống lại được nên phát nhiệt); những vị mà khí vị ôn, tức là Hỏa nó “thiếu”. Dùng những vị Thiếu hòa, thì cái khí của con người sẽ dần sinh vượng mà thành tráng (như

dùng những vị nhân sâm, đương quy v.v… khiến cho khí huyết của con người dần nên sinh vượng). Vi sao mà cái khí cùa Tráng hỏa suy? Vì Tráng hòa cỏ thể “thu hút” cả cái khí cùa con người, nên cái khí cùa Tráng hỏa sẽ tự suy. Vì sao mà cái khí của Thiếu hỏa lại tráng? Vì cái khí của con người cỏ thể “thu hút” được cả cái khí của Thiếu hỏa, nên cái khí của Thiếu hỏa sẽ thành tráng. Bởi vỉ Tráng hỏa có thể “thu hút” cái khí cùa con người, nên nó lại có thể làm “tán” cái khí cùa người; nên mới nói: “khí cùa Tráng hỏa suy”; bởi vì cái khí cùa con người có thể “thu hút” được cái khí cùa Thiếu hỏa, nên nó lại có thể sinh ra cái khí cùa con người; cho nên mới nói “khí cùa Thiếu hỏa tráng”. Chữ “thu hút” trên đây, nguyên Hán văn là chữ “thực, ăn”. Chú giải cùa Trương Án Am: “Thực cũng như nhập vào, tức là dồn vào làm một”. Nguyên Hán văn là “Tráng hỏa thực khí, khí thực Thiểu hỏa” chữ đặt rất gọn, mà ý nghĩa hay, tiếc không tim tiếng gì thay thế được. Trương Án Am nói: Tướng hòa là “tặc” cùa nguyên khí muốn bảo dưỡng “tinh, khí, hình” ta nên dẹp yên hỏa ấy. – Vương Tử Phương nói: “Khi cùa Tráng hỏa, khí cùa Thiếu hỏa”, chữ “khí” đó tức là khí của hòa.

PHỤ LỤC

Cẩn án: Các y già đời sau dụng dược chi biết có hàn, nhiệt, ôn, bình… Đên cái nghĩa âm, dương, thanh, trọc, thặng, giáng, phù, trầm… thì rất ít người lưu ý, nên ít được công hiệu. Lý Đông Viên cũng đã hiểu thấu nghĩa đó, ông có soạn Thang dịch bàn thảo tựu trung có thiên “Dụng dược pháp tượng”, chuyên nói về lựa chọn dược vị, theo đúng với nghĩa trong thiên này, vậy xin phụ lục thêm vào đây, để duyệt giả biết qua phương pháp dụng dược cùa cố nhân.

D|CH GIÀ

Nhũng Vị khí bạc là âm ở trong dương. Khí bạc thỉ phát tiết. Các vị có khí vị: tâm, cam, đạm, bình, hàn, lương… thuộc về loại ấy. Thí dụ:

1 – Phục linh:                Khí bình, vị cam

2 – Trạch tả:                   Khí bình, vị cam

3- Phục  linh:                 Khí hàn, vị cam

 

 

 

4 – Hoạt thạch: Khí hàn, vị cam
5 – Cồ mạch: Khỉ bình, vị cam
6 – Sa tiên: Khí hàn, vị cam
7 – Đãng tâm: Khí bình, vị cam
8 – Ngũ vị tử: Khí hàn, vị toan
9 – Tang bì: Khí hàn, vị khô
10 – Thiên môn: Khí hàn, vị hơi khô
11 – Bạch thược: Khí hơi hàn, vị khô
12 – Mạch môn: Khí hàn, vị hơi khô
13 – Tế giác: Khí hàn, vị toan khô
14 – ô mai: Khí bình, vị toan
15 – Mầu đơn: Khí hàn, vị khổ
16 – Địa cốt bì: Khí hàn, vị khổ
17 – Chi xác: Khí hàn, vị khổ
18 – Hổ phách: Khí bình, vị cam
19 – Liên kiều: Khí bình, vị khổ
20 – Chi thực: Khí hàn, vị toan
21 – Mộc thông: Khí bình, vị cam
22 – Mạn kinh: Khí thanh, vị tâm
23 – Xuyên khung: Khí ôn, vị tân
24 – Thiên ma: Khí bình, vị khổ
25 – Tân giao: Khí hơi ôn, vị khổ, tân, bình
26 – Kinh giới: Khí ôn, vị khổ, tân
27 – Ma hoàng: Khí ôn, vị khổ, cam
28 – Tiên hồ: Khí hơi hàn, vị khổ
29 – Bạc hà: Khí ôn, vị khổ, tân
Những Vị khí hậu là dương ở trong dương. Khí hậu thì phát nhiệt. Các có khí vị tân, cam, ôn, nhiệt… thuộc về loại đó. Thí dụ:
1 – Phụ tử: Khí nhiệt, vị đại (rất) tân
2 – ô đầu: Khí nhiệt, vị đại tân
3 – Can khương: Khí nhiệt, vị đại tân
4 – Sinh khương: Khí ôn, vị tân
5 – Lương khương: Khí nhiệt, vị cam, tân

 

7  – Quế chi:

8  – Thảo khẩu:

9  – Đinh hương:

10 – Hậu phác:

11 – Mộc hứơng:

12 – ích trí:.

13 – Bạch khấu:

14 – Xuyên tiêu:

15 – Ngõ thù:

16 – HỒI hương:

17 – Huyền hồ:

18 – Sa nhân:

19 – Hồng hoa:

Khí nhiệt, vị cam, tân Khí nhiệt, vị đại tân Khí nhiệt, vị tân Khí ôn, vị tân Khí nhiệt, vị khổ, tân Khí nhiệt, vị đại tân Khí nhiệt, vị đại tân Khí ôn nhiệt, vị đại tân Khí nhiệt, vị khô, tân Khí bình, vị tân Khí ôn, vị tân Khí ôn, vị tân Khí ôn, vị tân
20 – Thần khúc:            Khí ôn, vị cam

Mậu thuộc thấp, gốc nó khí bình, nó tiêm ôn, lương, hàn, nhiệt. Ờ người ứng vào vị.

Tỳ thuộc Thổ, gốc nó vị hàn, nó kiêm tân, cam, hàn, khổ. Ở người, ứng

 

 

vào Tỳ.

1 – Hoàng kỳ:

2  – Nhân sâm:

3  – Cam thảo:

4  – Đương quy:

5  – Thục địa:

6  – Bán hạ:

7  – Bạch truật:

8  – Xương truật:

9  – Trần bì:

10 – Thanh bì:

11 – Hoắc hương:

12 – Tân lang:

13 -Ngatruật:

14 – Tam lăng:

15 – A giao:

16 – Kha từ:

Khí ôn, bình, vị cam Khí ôn, vị cam Khí bình, vị cam Khí ôn, vị tân, cam Khí hàn, vị khổ, cam Khí hơi hàn, vị khổ, binh Khí ôn, vị cam Khí ôn, vị cam (tân)

Khí ôn, vị hơi khổ Khí ôn, vị iân Khí hơi ôn, vị cam, tân Khí ôn, vị tần Khí ôn, vị khổ, tân Khí bình, vị khổ Khí hơi ôn, vị cam Khí ôn, vị khổ

 

17 – Hạnh nhân:

18 – Mạch nha:

19 – Đào nhân:

20  – Tử thào:

21  – Tô mộc:

Khí ôn, vị cam, khổ Khí ôn, vị hàm (cam)

Khí ôn, vị cam, khổ Khí hàn, vị khổ, cam Khí bình, vị cam, hơi toan

 

Những Vị khí vị bạc, là dương ở trong âm, vị bạc thì thông. Các vị có khí vị toan, khổ, hàm, bình… thuộc về loại đó. Thí dụ:

1 – Phòng phong:

– Thăng ma:

– Sài hồ:

– Khương hoạt:

– Uy linh tiên:

– Độc hoạt:

– Cát văn:

– Tế tấn:

– Cát cánh:

10  – Bạch chỉ:

11  – Cảo bàn:

12  – Thừ niêm tử:

Thuần dương, khí hơi ôn, vị khổ, cam, bình

Khí bình, vị hơi khổ

Khí bình, vị khổ, tân

Khí hơi ôn, vị khổ, cam bình

Khí ôn, vị khổ

Khí hơi ôn, vị khổ, cam bình

Khí bình, vị cam

Khí ôn, vị đại tân

Khí hơi ôn, vị cam bình

Khí ôn, vị đại tân

Khí ôn, vị đại tân

Khí bình, vị tân

 

Những Vị khí vị hậu là âm ở trong âm. Vị hậu thì tiết. Các vị có khí vị Can, khổ, hàn, thuộc về loại đó.

1 – Đại hoàng:               Khí hàn, vị khổ

2  – Hoàng bá:

3  – Hoàng cầm:

4  – Hoàng liên:

5  – Thạch cao:

6  – Long đởm:

7  – Sinh địa:

8  – Tri mẫu:

9  – Qua lâu căn:

10 – Nhân trần:

11 – Phác tiêu:

12 – Phòng kỷ:

13 – Mầu lê:

Khí hàn, vị khổ, cam Khí hàn, vị khổ Khí hàn, vị khổ Khí hàn, vị tân Khí hàn, vị đại khổ Khí hàn, vị khổ Khí hàn, vị khổ Khí hàn, vị khổ Khí vị hàn, vị khổ, bình Khí hàn, vị khổ, hàn Khí hàn, vị đại khổ Khí hơi hàn, vị toan, hàn

 

14- Huyền sâm:            Khí hàn, vị khổ

15- Chi tử: Khí hàn, vị khổ

16- Xuyên luyện tử: Khí hàn, vị khổ

17- Hương thị (si): Khí hàn, vị khổ

18- Địa du: Khí hơi hàn, vị cam, hàn

  • Khí với vị vốn đã chia âm dương, mà trong “vị” lại chia ra âm dương khác nhau. Tân dẫn về khí phận mà tính tán. Cam là một vị thuộc về trung ương (thổ) mà lại có cái năng lực tưới rội ra tứ bàng, vì thế nên phàm vị “tân và cam” thi phát tán và thuộc dương. Vị khổ chủ về tiết trở xuống, mà lại kiêm có cái tính chất bốc ngược lên (vỉ là hòa), vị toan chù về thâu giáng, mà lại là một thứ “mộc vị” phát sinh về mùa xuân… đều có cái năng lực thượng dũng (vọt lên) và hạ tiết (tháo chụt trở xuống). Vì thể nên phàm vị “toan và khổ” thì “dũng, tiết” và thuộc âm.
  • Mã Thị nói: Dùng vị toan khổ mà đến thái quá thì âm sẽ thắng. Âm thắng thì về dương phận ờ trong con người không địch được với âm hàn, do đó dương sẽ mắc bệnh. Dùng vị tân cam mà đến thái quá thi dương sẽ thẳng. Dương thắng thì âm phận ờ trong con người không địch nổi với dương nhiệt, do đó âm sẽ mắc bệnh.
  • Khổ hóa Hỏa, toan hóa Mộc. Nếu uống nhiều các vị toan, khổ, thì sẽ gây lên sự “nhiệt hóa” cùa Mộc với Hòa tân hóa Kim, cam hóa Thổ. Nếu uổng nhiều vị tân, cam thì sẽ gây nên sự “hàn hóa” cùa âm thấp. Phàm dùng thuốc, nếu lâu thì tăng khí, đó là cái lẽ thường vật hóa. Nếu để cho khí tăng lên mãi, sẽ là cái nguyên nhân chết non.
  • Dương hóa thành khí, âm gây nên hình. Hàn thỉ âm nhiều, nên thương hình. Nhiệt thì dương thịnh, nên thương khí. Khí vô hình, nên đau; hình có Hình, nên thũng.
  • Hình theo về khí, mà khí sinh ra hình… Đó là sự tương họp của âm đương và hình khí. Cho nên, khí bị thương thì lây đến hình, hình bị thương thì cũng lây đến khí.

Từ đây trở lên, nói về: khí, vị, âm, dương, hàn, nhiệt… do “thiên thắng” mà sinh bệnh.

  • Từ đây trờ xuống, bàn về bốn mùa năm hành của trời và năm Tàng, năm khí ờ con người, với bên ngoài cảm về lục dâm, bên trong thương về năm chí… đều có âm, dưong, hàn, nhiệt khác nhau. Tính của phong lay động,

nên “phong thắng thì sinh ra động”. Nhiệt nhiều làm thương khí, nên nhiệt thắng thì thũng “sưng”. Táo làm thương đến tân dịch, cho nên táo thắng thì sinh ra Can (khô ráo, se); hàn làm thương đến dương, cho nên thần khí sẽ phù việt ra ngoài. Thấp thăng thì Tỳ thổ bị thương nên thành ra chứng nhu tiết (tiết tả). Phong với nhiệt là Đương khí cùa trời; hàn, táo, thấp là Âm khí của trời. Đó là sự thiên thắng gây nên bệnh của bốn mùa và năm hành vậy.

  • Mười Can cùa trời, hóa sinh năm hành cùa đất, năm hành của tật, hợp với sáu khí cùa trời. Cho nên ở đất là hành Thủy thì ờ trời là khí hàn; ở đất là hành Hỏa, ở trời là khí thử; ở đất là hành Kim, ờ trời là khí táo; ờ đất là hành Thổ, ở trời là khí thấp; ở đất là hành Mộc, ờ trời là khí phong… Đó là sự ứng tượng rất rõ rệt vậy.
  • “Hóa .ra năm khí”, tức là hóa cái khí cùa năm hành. Chí cùa Can là nộ, chí cúaTâm là hỷ, chí cùa Tỳ là bi, chí cùa Phế là ưu, chí của Thận là khùng (nghĩa chữ “chí” ở đây, có ý như phát sinh ra)… Đó là do năm khí mà sinh ra chí của năm Tàng. – Câu này nói về năm Tàng cùa người hóa sinh năm khí và năm chí, đều thuộc về âm dương.
  • Hỷ, nộ do bên trong phát ra, cho nên làm thương đến hai khí Âm Dương; cái tà ngoại dâm do bì mao mà lọt vào cơ lạc, Tàng Phủ, cho nên nói: “hàn thử thì thương hình”. – Mã Thị nói: “Chi nói hỷ, nộ” mà ngoài ra như “ưu, tư, khủng” có thể suy ra biết được. Chi nói “hàn, thừ” mà ngoài ra như “táo, thấp, phong” có thể suy ra biết được.
  • Nhiều dương thì nhiều hỷ, nhiều âm thì nhiều nộ, bời hỷ thuộc dương mà nộ thuộc âm. Vì vậy nên bạo nộ thì thương âm, bạo hỷ thì thương dương. Cái khí Âm Dương một khi đã “quyết nghịch” dẫn lên, thì cái khí cùa năm Tàng sẽ đầy tràn ờ trong mạch, mà thoát ly mất cái hình cùa chân Tàng.
  • Kinh nói: Kẻ trị giả đổi với sự dưỡng sinh, tất phải thuận theo cái khí của bốn mùa và thích hợp với khí hàn thử, điều hòa sự hỷ nộ và tiết độ việc cư xử, trái lại, nếu mọi việc cẩu thả quá độ, thì còn sống lâu sao được9
  • về thời tiết thuộc âm, mà lại cảm phải khí hàn, như thế là “trùng âm”, tất sẽ sinh ra chứng dương nhiệt; về thời tiết thuộc dương, mà lại cảm phải khí nhiệt, như thế là “trùng dương” tất sẽ sinh ra bệnh âm hàn.
  • Mùa đông bị thương về khí hàn, cái độc cùa khí hàn ẩn nấp ờ trong cơ phiu tới mùa xuân, tất phát ra bệnh ôn; mùa xuân bị thương về phong, phong khí thông vào với Can. Can tà hữu dư, tới phạm Tỳ thổ, dằng dai đến

mùa hạ tất thảnh chứng xôn tiết. Mùa hạ bị thương về khí thử, thử hãn không tiết ra được, tới mùa thu gặp phải lương phong hai bên xung đột lẫn nhau, thành ra chửng ngược “hàn nhiệt vãng lai” (lúc nóng, lúc rét cứ lần hồi thay đổi). Mùa thu bị thương về khí thấp, thấp nung nấu biến thành nhiệt, nhiệt thuộc hỏa, hỏa phạm lên Phế kim, dằng dai đến mùa đông hàn với nhiệt xung đột lẫn nhau, gây nên bệnh khái thấu. Xem những bệnh thuộc về hai mùa xuân hạ, thì rõ được cái nghĩa “trùng âm tất bệnh dương”; xem những bệnh thuộc về hai mùa thu đông, thì rõ được cái nghĩa “trùng dương tất bệnh âm” như nói ở trên.

  • Đoạn này dẫn câu hỏi của Hoàng Đế làm tổng mạo cho mấy đoạn dưới đây. – Lục hợp (6 hợp), tức là sự tương hợp của 12 kinh mạch, tỳ như: Túc Thải dương với túc Thiểu âm là một hợp; Túc Thiếu dương với túc Quyết âm là hai hợp; Túc Dương minh với túc Thái âm là ba hợp; Thủ Thái dương với thủ Thiếu âm là bốn hợp; Thủ Thiếu dương với Thù Quyết âm là năm hợp; Thù Dương minh với thủ Thái âm là sáu hợp… Nó đều theo chính kinh cùa nó để giao thông liên lạc lẫn nhau.

Khí huyết tức là cái nơi kinh khí quy tụ ở đó. Trong thân thể con người tổng cộng có 365 huyệt, để ứng với 365 ngày trong một năm.

Những chỗ đại hội của nhục (thịt) gọi là cốc, những chỗ tiểu hội của nhục gọi là khê. Các nơi đó đều có cái chỗ bất đầu sinh ra nó, tỷ như gân, ta thấy là gân, nhưng phải biết do từ đâu mà sinh ra gân v.v…

  • Từ đoạn này trờ xuống với bốn đoạn nữa là lời của Kỳ Bá thưa lại, đem những cái liên lạc của năm Tàng với “tam tài” (trời, đất, người) phân tách rõ ràng; để chứng thực người xưa sở dĩ được như lời cùa Đế hỏi trên, chẳng qua chì hiểu thấu được hết “tam tài” mà thôi.

– Đông phương chủ về mùa xuân, cái tính chất của Dương khí là bốc lên, nên mới sinh ra phong; phong cổ động thì loài cây tươi tốt, nên phong sinh Mộc; cái tính của Mộc là “toan”, nên Mộc sinh toan.

Trong thân con người, Can thuộc Mộc, Mộc tính toan, nên nói: “toan sinh Can”.

Phàm cân, dều thuộc về Can, cho nên nói: “Can chù về cân”.

Mộc chù về sinh ra Hỏa, nên nói: “cân sinh Tâm”.

Mắt là khiếu của Can, nên nói: “Can chù về mắt”.

Giờ đem hợp cả “trời, đất, người” lại mà xét, thì chẳng qua chi cùng

người có biết đạo, nên đạo mới tỏ rõ mà minh trí mới sinh ra.

Bời trời có sự huyền, nên mới có cái hành động khôn ngoan khéo léo, biến chuyển như thần… Do đó ta có thể biết được “tam tài” cũng chỉ là một lý.

Nhân đó lại suy rộng ra, ờ trong nãm khí cùa trời đã là phong, thì ờ năm hành của đất sẽ là Mộc, mà ờ năm thể cùa người sẽ là cân và ờ năm Tàng sẽ là Can… Suy mãi ra đến năm sắc là xanh, năm âm là giác,.năm tiếng là hô, năm biến là ác, năm khiếu là mắt, năm vị là toan, năm chí là nộ… Cái danh của nó tuy khác nhau, mà cái lý thì vẫn chi có một, tức là đều thuộc về Mộc mà thôi.

Tuy nhiên, nếu ở bàn Tàng mà có sự thái quá, thì Tàng sẽ bị thương. Khi đã bị thương, thì chỉ cái nào mà “Mộc Tàng” không thắng được nó, nó sẽ chế lại được. Cho nên “ờ chí là nộ”, nếu nộ thái quá thì thương Can. Chi có Phế kim chủ về “bi” là có thể thắng được nộ (Kim khắc Mộc).

Ở trời là phong. Phong khí thông vào Can, thì sẽ làm thương đến cân, chỉ có cái khí táo Kim thuộc phương Tây là có thể thắng được phong (vẫn là Kim khác Mộc).

ở vị là loan. Toan thái quá thì thương cân, chi có cái vị tân thuộc Tây phương là cỏ thể thắng được toan… Đó đều là cái lý “Kim khắc Mộc”, nó tương chế nhau như vậy.

  • Nam phương chủ về thời tiết mùa hạ, nên sinh nhiệt.
  • Khổ là vị củaĩàm. Vị thuộc âm, Tàng cũng thuộc âm, nên vị mới sinh Tàng (Tâm).

(44) Huyết là một chất “lỏng” phát sinh tự Trung tiêu, phụng tâm thần hỏa ra đỏ. Nên huyết tức là thần khí.

(45) Tức Hòa sinh Thổ.

(46) Tâm khí thông lên lưỡi. Tâm hòa thì biết dược năm vị.

(47) Phong hàn, thừ, thấp, hoà là âm dương cùa trời. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thùv là âm dương cùa đất. Người cỏ năm Tàng hóa năm khí đê sinh ra hv, nộ, bi, ưu, khùng, đó lồ âm dương cùa người. Tại trời gây nên tượng, tại đất gây nên hình, về con người thì hợp cà trời đất lại làm một. ơ đây,

trước nói thể, rồi sau mới nói đến Tàng, vì con người hấp thụ cái khí cùa trời đất trước từ ngoài rồi mới đến trong vậy.

(48) Các Tàng đều có “Du”, duy Tâm không có “Du”, cho nên sự biển động phát sinh bời “chí”. Tâm chí dồn vào Phế (Hỏa khắc Kim) nên thành ưu.

Dịch giả án: về thiên này, bàn đến những “sở thương”:

  • (Cái làm thương) có ba điểm khác nhau. Như: về Đông phương, nói: “Phong làm thương cân; toan làm thương cân…”.
  • về Trung ương nói: “Thấp thương nhục; cam thương nhục…”. Đó là một sự “tự thương” (tức là sự bàn Tàng làm thương đến bàn Tàng).
  • về Nam phương, nói: “Nhiệt thương khí; khổ thương khí…”.
  • về Bắc phương, nói: “Hàn thương huyết; hàm thương huyết…”. Đó là làm thương đến cái mình thắng.
  • về Tây phương, nói: “Nhiệt thương bì mao…” thế là bị cái khí thấng mà thương mình; nói: “tân thương bi mao…” thế chính là mình tự làm thương mình. Duyệt giả nên nhận kỹ nhũng điểm đó.

(49) Trung ương chủ về Thổ, để thấm nhuần khắp cả xung quanh, nên sinh thấp.

1501 Ở trời là khí, ở đất thành hình… tức là do khí sinh ra hình.

  • Đất dùng năm vị để nuôi người. Vị cam vào Tỳ trước cho nên chù về sinh Tỳ.
  • Tức là Thổ sinh Kim.
  • Chí của Tỳ là tư (nghĩ ngợi). Khi đã nghĩ được điều gì thì phát ra tiếng hát. Tức là sự vui vè.
  • uế là “ợ”, cũng là “nấc”. Hơi ngược lên trên khoảng Phế vị thành ra nấc. Phía trên Vị, phía dưới Phế, là bộ vị của Tỳ. Nên Tỳ khí biến động thì thành uể.
  • Những sự “thắng” ở trên đây đều do sự chế khắc mà sinh ra.
  • Tây phương chủ về thời tiết của thu Kim, nên khí táo.
  • Phế khí chủ về bỉ mao, nhân Kim khí sinh Thận (tức Kim sinh Thùy).
  • Chí cùa Phế là bi (thương), vì bi nên sinh ra khóc.

(59) Khí chủ về bì mao, tân làm tán khí, nên thương bì mao.

(60) Tức là hình chủ khí, mà khí lại sinh hình.

(61) Tinh tủy cùa Thận lại sinh Can mộc – Thế tức là: năm Tàng cũng sinh ra nhau nhưng đều phải do năm khí cùa trời và năm vị của đất rồi mới cùng sinh vậy.

 

(62) Nói về: Năm phương sinh ra năm khí; năm khí sinh ra năm hành; năm hành sinh ra năm vị; năm vị sinh ra năm thể và năm Tàng… Đó tức là con người phải gốc ở hình khí của trời đất mà sinh ra vậy. Đến như nói: ở trời là khí hàn, ờ đất là hành Thủy, ở tùy là cốt, ờ Tàng là Thận v.v… Đó là nói: trời đất sở dĩ thành tượng thành hình được đều gốc ở sự biến hóa bất trắc của âm dương vậy.

  • Thờ dài, nguyên chữ Hán là “thân”, lại có nghĩa là tiếng “rên”. Thận khí ờ bộ phận dưới, nên phải lên tiếng thờ dài mới tiết lên được.
  • Hàn quá thì huyểt bị đọng lại, nên nó thương huyết – Hoặc có người hòi: “Phong thương cân, thấp thương nhục” đó là do bản khí làm thương đến bản thể. Ở Tâm thì nói: “nhiệt thương khí”, ở Thận thì nói: “hàn thương huyết” là cớ sao? – Xin đáp: Khí là dương, huyết là âm; Hỏa là dương, Thủy là âm. Tâm chủ Hỏa mà sinh ra nhiệt, Thận chù Thủy mà sinh ra hàn… Vì thế nên “nhiệt thương khí” và “hàn thương huyết” là sự đồng khí tương cảm vậy. Như về đoạn dưới đây, nói: âm dương ấy là nam nữ của khí huyết, thủy Hỏa ấy là triệu chứng cùa âm dương, Tâm Thận ấy là chủ tế cùa Thủy Hỏa, âm dương v.v… cho nên lời nói trên đây tuy với Tàng khác có hơi không giống, nhưng cũng chi là cái ý “bàn khí tự thương” mả thôi.

(65) Táo chù về khí nhiệt cùa mùa thu, nên thắng được hàn.

(66) Trá-ị cỊ-,e trên, đất chở ổ dưới. Trời với đất đã đứng yên bộ vị, muôn vật sẽ hóa sinh ờ khoảng đó.

(67) Trương Ấn Am nổi: “Cái lý âm dương ở người thì là nam với nữ, ở thể thì là khí với huyết”. Mã Nguyên Đài nói: “Muôn vật sinh ra bởi dương, thành được bời âm. Nói về tấm thân con người thì huyết là âm, khí là dương. Cho nên con trai thuộc dương mà không chuyên có khí, lại có cà huyết đó là trong dương có âm. Con gái thuộc âm mà không chuyên có huyết, lại có cả khí, đó là trong âm có dương. Vậy thì âm dương ở con người tức là nam nữ có huyết, có khí đó.

(68) Ở trong khoảng trời đất và sáu cõi, Đông Nam là tả, Tây Bắc là hữu. Hai khí Âm Dương với trên dưới bốn bên, ngày đêm tuần hoàn… Mà cái khí Âm Dương ờ con người cũng cùng với cái khí cùa trời đất ngày đêm tuần hoàn. Cho nên nói: “Tả hữu là đường lối cùa âm dương”.

(69) Thiên theo số 1 sinh ra hành Thủy, địa theo sổ 2 sinh ra hành Hỏa. Hòa là dương, Thủy là âm; Thủy Hỏa là một vật hữu hình, nên làm triệu chứng của âm dương.

(70) Âm tĩnh ở bên trong, dương động ở bên ngoài. Do sự động và tĩnh cùa âm dương mà hóa sinh ra muôn vật. Tiết trên nói về cái khí Âm Dương của trời đất, vận dụng khắp trên dưới bốn bên; tiết này nói về cái khí Âm Dương lại có cái trách nhiệm, trong ngoài khác nhau. Nói về trời đất, thì trời bao bọc ờ bên ngoài đất. Nói về người, thì dương lại là một hào lũy hộ vệ cho âm.

(71) Bắt chước âm dương để thi hành việc trị liệu.

Cao Sĩ Tôn nói: Xét những lời Kỳ Bá giải đáp ở dưới, như “dương thắng thì thân nhiệt, âm thắng thì thân lạnh…”, đó là cái hại gây nên bởi âm dương thiên thắng. Như nói: “Hay biết được cái nghĩa thất tổn, bát ích”… Đó là nói về biết điều hòa cái khí Âm Dương ở trong thân mình thì tà không thể xâm phạm gây nên tật bệnh. Như nói: “Con người, tai mắt bên hữu không sáng tỏ bàng bên tả; tay chân bên tả không mạnh bàng bên hữu v.v…”. Đó là bắt chước sự thịnh suy của trời đất và bốn phương. Như nói: “Người hiền, bên trên bắt chước trời để nuôi đầu, bên dưới bắt chước đất để nuôi chân, khoảng giữa bắt chước việc người để nuôi năm Tàng…”. Đó là bắt chước trời đất để nuôi người. Như nói: “Khí trời thông với đất, khí đất thông vào cuống họng; phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm..,”. Đó là cái khí của trời đất ứng vào người. Như nói: “Bạo khí hình tượng với lôi (sấm), nghịch khí hình tượng với dương…”. Đó là khí cùa con người ứng tượng với trời đất. Như nói: “Khéo dùng châm ấy theo âm để dẫn dương, theo dương dẫn âm…”. Đó là bắt chước cái lý của âm dương để làm cái phương pháp dùng châm. Như nói: “Khéo chẩn ấy, xét sắc để nghe mạch, biết phân biệt âm dương…”. Đó là bắt chước cái lý âm dương để thi hành việc trị liệu. Tóm lại, toàn thể thiên này bàn về âm dương cùa trời đất và cái khí cùa năm phương năm hành, để phối hợp với thân hình, Tàng Phù cùa con người… Đến cả việc chẩn trị điều dưỡng, cũng đều bắt chước ở âm dương nên mới đặt tên thiên này là “Âm dương ủng tượng đại luận

(72) Dương thắng là do khí hòa nhiệt dụng sự, nên mình nóng. Nhiệt ờ biểu phận nên tấu lý bị vít lấp, nhiệt ỏ’ lý nên hơi thở to; dương thắng ờ

phúc bộ nên cứ phải cúi xuống; dương thắng ở bối bộ nên cứ phải ngửa lên; dương thắng ờ toàn thân nên hãn không ra mà mình nóng. Thận chù về tinh dịch, răng se, tức là tân dịch đã khô kiệt; Tâm chù về huyết, nếu phiền oán, tức là huyết bị khô ráo. Phúc mãn, tức là sinh khí ờ Trung tiêu bị tuy

tuyệt. Đó là cái từ chứng thuộc về “dương nhiệt thiên thắng”. Dù có dai dẳng được qua mùa đông, cũng khó lòng “hãnh miễn” được ở mùa hạ. Đoạn này nói về âm dương ờ con người, lại phối hợp với âm dương về bốn mùa cùa trời đất để tạo thành sự sống chết.

(73) Ảm thắng thì dương hư nên hãn ra. Âm thắng ờ bộ phận biểu, nên mình thường mát; nếu ỏ lý thì hay run mà rét. Tứ chi là gốc cùa chư dương, biểu, lý đều hàn thì tứ chi quyết lãnh; tứ chi đã quyết lãnh thì phúc hộ sẽ hư và dầy. Đó là tử chứng thuộc về “âm hàn thiên thắng”. Nếu nhừ được cái khí dương nhiệt của mùa hạ còn có thể cứu được cái nạn âm hàn. Đó là sự biến cùa âm và dương mà gây nên tật bệnh.

1741 “Thất tổn, bát ích” – Con gái lấy số “thất” (bẩy) để tính, con trai lấy số “bát” (tám) để tính (như nói: con gái hai bày thì có thiên quý, con trai hai tám thì có thiên quý v.v…) – Vậy về số “thất” không nên để cho (tổn) (giảm bớt), về số “bát” không nên để cho “ích” – (thêm lên). Nói rồ hơn, tức là chi về cái nghĩa “Dương thường hữu dư âm thường bất túc” vậy. Nhưng Dương khí vón sinh ra tự âm tinh. Đã biết là âm tinh thường bất túc, mà đừng để cho nỏ lại bị khuy tổn nữa, thì hai khí đó sẽ quân bình nhau. Neu không biết cái lẽ tương sinh cùa âm dương, theo phương pháp để điều dưỡng, thì tuổi chưa đến nửa trăm mà đã suy rồi.

(75) Con trai lấy số “bát” làm giới hạn, cho nên đến 40 tuổi mà Âm khí đã tới phân nửa (âm khí tức là Thận khí, tinh khí). Âm đã hư, nên khởi cư mòi mệt.

(76) Kinh nói: “Thận hư, Can hư, Tỳ hư đều làm cho con người thân thể nặng nề và “phiền oán””. Lại nói: “Tân dịch bị thoát (hết đi) khiến cho xương thịt co duỗi không dễ dàng. Tuổi đến năm mươi thì tinh dịch, huyết dịch đều hư, nên thân thể nặng nề. Tinh khí hư không thể dẫn lên bộ phận trên, nén tai mát không sáng tỏ.

(77) Con người tói tuổi sáu mươi dã quá cái thời kv “bẩv tám” (tức 56), thiên quý kiệt, Thận khí đại suy, vì thế nên âm suy (sinh tlụrc khí không cừ động). Chín khiếu là nơi hoi nước do đó mà tiết ra: tinh thúy kiệt mà tinh khí

 

suy, vi thế nên chín khiếu không thông lợi. Tinh kiệt ở bộ phận dưới, nước dàn lên bộ phận trên, nên nước mũi nước mắt chày ra. Vương Tử Phương nói: “Trên nói điều dưỡng hai khí…” chú trọng về bên “thất tổn”, nên nói: “âm khí tới phân nửa…”, nói: “thân thể nặng nề…”, nói: “âm suy” v.v… Con người, về sự khởi cư động tác thuộc về dương, tai, mắt chín khiếu thuộc về dương… Giờ nói: “khởi cư suy”, nói: “tai mắt không sáng tỏ”, nói: “chín khiếu không thông lợi” v.v… Đó là do âm hư mà làm lây đến dương vậy.

(78) “Biết” là biết cái lẽ “thất tổn bát ích” ở trên, để cố gìn giữ lấy tinh, thì âm dương đều thịnh, mà gân xương khỏe mạnh. Nếu không biết cái nguồn gốc của âm dương mà để lòng “dục” kiệt mất tinh và háo tán mất chân nguyên thi tránh sao khỏi suy yếu.

(79) Người khôn xét rõ âm dương “cùng” sinh xuất bời “thiên chân” không làm quá sức. Dương dầy đủ mà âm bền chặt. Tinh thần giữ vững ở bên trong, thì âm thịnh mà khí bên ngoài cũng mạnh, biết âm dương cùng “sinh” và “cổ” (bền) thi tinh sẽ được hữu dư (có thừa). Kẻ ngu chi biết cái “danh” nó khác, như “phiền lao thì Dương khí phát lộ ra bên ngoài…” mà khône biết là tinh cũng sẽ tuyệt ờ bên trong; chi biết: “làm trái ngược thì thưong Thận, do đó, cái khí xuân dương cũng không nhờ đâu mà sinh ra được”… Nhưng không biết: dương vốn để giữ bền cho âm, mà âm thì là gốc cùa dương, tinh khí đồng thời lâm vào tình trạng bất túc…

(80) thì tai mắt sáng tỏ; tinh huyết đù nên tinh thần cường kiện tinh thần bền vững… nên tới tuổi lão mà vẫn tráng…

(81) Làm theo cái lẽ “vô vi” (có việc mà coi như không có việc) thì bên ngoài không nhọc hình, bên trong không nhọc nghĩ. Điềm đạm, hư vô thì tinh thần bền giữ ở bên trong, chân khí cũng thuận theo, nên thọ mệnh vô cùng…

(82) Đoạn này nói: Nhò’ âm dương tinh khí vận hành nên mới thi triển được cái công năng sinh, trưởng, thâu tàng để hóa sinh muôn vật. Ờ con người cũng nên phối hợp với trời đất để nuôi đầu và chân, dừng để cho tà khí có thể xâm chiếm làm nơi ký túc. Trên nói: “Trời bất túc ở Tây Bắc” là nói cái âm ỏ’ (rong dương bất túc. Tây Bắc thuộc âm, mà ở con người tai mắt bên hữu khôna sáng tỏ bàng bên tà. Tả là dương và hữu là âm. Vì âm bất túc ở trên nên như vậy. Trên nói: “Đất bất mãn Đông Nam” là nói cái dương ở trong âm bất túc, Đông Nam thuộc dương, mà ở con người tay

chân bên tả không mạnh bằng bên hữu. Vì hữu là âm mà tả là dương, vì dương bất túc ờ bộ phận dưới nên như vậy.

(83) Trời có tinh, đất có hình. Đông phương thuộc dương, tinh khí bốc lên mà dồn cả lên bộ phận trên; vì dồn cả lên bộ phận trên nên trên thịnh dưới hư, khiến cho tai mắt sáng tỏ, mà tay chân không mạnh. Tây phương thuộc âm, tinh khí giáng xuống mà dồn cả tới bộ phận dưới; vì dồn cà tới bộ phận dưới nên dưới thịnh trên hư, khiến cho tai mắt không sáng tỏ mà tay chân lại mạnh.

(84) Đây, đem thân hình con người để nói; ờ về bộ phận trên thì bên hữu hư, về bộ phận dưới thì bên tà hư. Xem đó thi biết thiên địa âm dưomg vốn không thể toàn vẹn mà ờ con người cũng có sự bất túc về hai bên tả hữu… Xem đó thì biết hình thể con người không một thứ gì là không phối hợp với trời đất. Vì lễ đó, nên cần phải bắt chước âm dương.

(85) Thần minh tức là sự biến hóa bất trắc cùa âm dương.

(86) Bên trên phối hợp với trời để nuôi sự sáng tỏ cùa tai mắt, bên dưới phổi hợp với đất để nuôi sự bất túc từ “yêu” (tức ngang chỗ thắt lưng) trờ xuống. Dè dặt năm vị, thích thuận năm chí, để nuôi sự thái hòa cho năm Tàng… Vậy dù có tặc tà, cũng không thể làm hại được.

(87) Phế Tàng thuộc về Càn kim, bộ vị ờ rất cao, mà làm chủ tể cả c

các khí ờ toàn thân, nên cùng thông với thiên khí. Đây lại nói “đai lại”: chẳng những cái khiếu ở trên đầu thông với trời, từ “yêu” trở xuống là thông với đất, mà từ năm Tàng, sáu Phủ, chín khiếu, sáu kinh v.v… đều cùng thông với khí của trời đất. Chỉ có bực người hiền là bắt chước được cái lẽ âm dương của trời đất để trị thân, nên tật bệnh không sinh ra được.

  • Ách (thực quản) tức là cửa của vị Phù.
  • Phong sinh Mộc, Mộc sinh Can. Đó là do cái khí cùa trong và ngoài cùng giao với nhau.
  • Lôi (sấm) là do hỏa phát thành tiếng. Tâm là Hỏa Tàng, khí cùng cảm triệu, nên cùng thông với Tâm.
  • Cốc khỉ tức là thực phẩm do loài ngũ cốc. Tỳ là Thổ Tàng, chù về chuyển vận, tiêu hóa, nên thông với Tỳ.
  • Thận là thủy Tàng. Vũ khí (hơi mưa) tức là cái khí cùa hàn thủy, nên cùng thông.

(88) Tinh khí thông lên khiếu trên, trọc khí thông xuống khiếu dưới.

(89) Hãn sinh ra bởi âm dịch, nhưng nhờ bởi Dương khí làm cho nó tuyên tiết ra, nên mới gọi là dương hãn.

(90) Dương khí phát sinh gốc bởi lý âm. Sở dĩ gọi là “tật phong” (gió mạnh, nhanh), vì Dương khí vận hành khắp thân thể, không chút chậm chạp.

(19) Bạo khí như lôi hỏa bốc cháy, nghịch khí như dương nhiệt tràn lan…

(29) Tà phong tức là gió độc. Phàm gió độc phạm vào người, trước từ bì mao, rồi tới cơ nhục và kinh mạch, rồi lại do kinh mạch mà vào Tàng Phủ… Sự tràn lan của nó rất chóng, nên nói: “nhanh hơn gió mưa”. Ở đây chỉ nói một “tà phong”, mà không nói đến các bệnh khác, vì “phong” đứng đầu trăm bệnh và khai phát “bì tấu” rất chóng.

(93) Dương khí là một thứ để bảo vệ bên ngoài, thì âm ở bên trong mới được bền vững. Phàm Dương tà (tức tà phong) phạm vào người, phạm vào khí phận ở ngoài bì mao trước. Người thiện trị, giúp sức cho Dương khí, để làm cho tuyên tán. Bỏ tà phong đi thì không khí nào nỏ còn lấn vào bên trong được nữa.

(94) Tà ở ngoài bộ phận bì mao, nếu không làm cho nó tuyên tán được, thì nó sẽ cứ lưu lại đấy rồi dần dần phạm vào bộ phận cơ phu (lượt da và thịt mỏng ở bên trong). Cơ phu cũng còn thuộc về khí phận bên ngoài, nên cũng có thể hòa giải cho tiết ra ngoài bì mao.

(95) Tà ờ cơ phu không làm cho nó giải đi được, nó sẽ cứ yểm lưu tại đây, rồi dần dần lấn vào bộ phận kinh lạc (kinh là những mạch máu chạy dọc, lạc là những mạch máu chạy ngang). Kinh lạc bên trong liền với Tàng Phủ bên ngoài chằng khắp thân hình. Khi tà đã vào đến đấy, nên kịp làm cho nó theo kinh mà giải, đừng để cho nó lại vào Tàng, Phủ.

(96) Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh lạc bị tà phạm vào Tàng Phủ, đó là cái nguyên nhân bệnh ở bên trong”. Vậy khi tà đã vào tới Phù, tức là “lý” rồi, chi có thể cho nó bài tiết theo cái đường lối của Phủ, mới mong khỏi được.

(97) Mạch của sáu Tàng, do Tàng chằng vào Phủ; mạch cùa sáu Phù, do Phủ chằng sang Tàng. Vậy nên kinh khí cùa Tàng Phù, lúc này cũng liên lạc hỗ thông với nhau. Khi tà đã vào tới Phù, mà không làm cho nó giải theo đường lối của Phù, thì lẽ tất nhiên là nó phải phạm tới Tàng. Tà còn chập chờn ở vào khoảng “kinh khí” cùa Tàng, còn có hy vọng liệu trị; nếu đã phạm hẳn vào Tàng thì thật là hết hy vọng. Trên đây, dùng chữ “nữa sống nửa chết” cũng chỉ là nói “gượng” vậy thôi. Ta nên nhận rằng: bì phu

khí phận thuộc đương, kinh lạc huyết phận thuộc âm, bên ngoài là dương, bên trong là âm; Phủ là dương, Tàng là âm… Tà ờ dương phận còn dễ chữa; tà tới âm phận rất khó chữa… Y giả nên đề phòng ngay từ trước, đừng bỏ dễ làm khó mà lại hối hận về sau.

(98) Tà khí cùa trời do bì phu mà phạm vào lý âm, nên nói rằng: “hại năm Tàng”. Thùv cốc vào Vị do sự nóng lạnh không thích hợp, hoặc nhiều ít không điều độ, thì bệnh sinh ra ở Trường vị, nên nói rằng: “hại sáu Phủ”. Thấp khi do đất phát sinh, khi phạm vào người, tất do từ chân trước, nên mới nói: “hại bì nhục cân mạch”. Tóm lại, Tàng là âm, Phù là dương; cân mạch huyết phận là âm, bì nhục khí phận là dương. Cái tà khí cùa trời có âm có dương; cái khí cùa thủy cốc có nhiệt có hàn… Mà sinh ra bệnh ở thân hình, Tàng Phủ con người cũng có âm dương khác nhau. Người thiện trị phải phân biệt cho rõ mới được.

(99) Châm: một thứ kim dùng để tiêm vào các huyệt và mạch máu, làm cho bệnh tà tiết ra ngoài, về phương pháp dùng châm này có cà “bổ” chứ không chi “tả” mà thôi. Mấy thiên sau đây cũng có nói đến, nhưng tường tận thì ở bộ Linh khu, sẽ dịch tiếp theo bộ Tố vấn này.

(100)  Trong thân thể con người, âm dương, khí huyết, nội ngoại, tả hữu đều có giao thông, liên lạc với nhau. Người dùng châm biết rõ rằng: bệnh ờ dương tất phải đi qua âm, cho nên nhằm vào âm để dẫn cho ra dương… hoặc nhằm vào dương mà dẫn cho ra âm; cũng vậy, cho đến cả hai bên tả hữu, cũng “thích” bên này để cho giảm bên kia… Phương pháp nảy râl huyền diệu, xem mãi về sau sẽ rõ.

(101) Chan, tức là ấn ba ngón tay vào bộ vị “quan, xích, thốn” của bệnh nhân để nhận luồng cùa mạch máu chạy ở trong. Đó là “chẩn mạch”. Chữ chắn ở đây thì lại bao gồm cà ba phương pháp: “vọng, văn, vấn”. Nên về sau đối với việc thăm bệnh, thường gọi là “tứ chẩn” (bốn phép chẩn) tức là “vọng, văn, vấn, thiết”. Thiết cũng tức là để tay nhận mạch. Trên đây nói: sắc là dương, huyết là âm; nhưng tự trong “sắc” cũng lại có âm dương khác nhau. Ở trong mạch cũng có âm dương khác nhau. Vậy người khéo chẩn cần trước phải phân biệt âm dương mới có thể hiểu được đích xác.

(102) về sác mặt có sáng sủa (thanh) hay ảm đạm (trọc) khác nhau; nhận rõ bộ phận cùa nó sẽ biết được sự đau đớn cùa bệnh nhân như thế nào. Hai điều này thuộc về “vọng” và “văn”.

 

(103) Xem sự phản ứng cùa mạch họp với bổn mùa như thé nào. về mùa xuân, mạch ứng với quy (thước tròn), vì Dương khí mềm mại, có vẻ như thước tròn; về mùa hạ, mạch ứng với cù (thước vuông), vi Dương khí mạnh mẽ, cỏ vẻ như thước vuông; về mùa thu, mạch ứng với hành (cán cân), vì âm dương lên xuống, cao thấp phải đều, có vẻ như cán cân; về mùa đông, mạch ứng với quyền (quả cân), vì mùa đông, Dương khí sụt xuống ờ bộ phận dưới, có vẻ nặng như quả cân.

(104) Tháp chùng bộ phập trên, thuộc dương; Xích chù về bộ phận dưới, thuộc âm. Mạch phù là bệnh ờ biểu, thuộc dương; mạch trầm là bệnh ở lý thuộc âm; mạch hoạt là bệnh tại khí, thuộc dương; mạch sắc là bệnh tại huyết thuộc âm; Xét mạch nó ở trên, dưới biểu, lý, hay khí, huyết… để nhận xem bệnh vì đâu sinh ra.

(105) Chẩn mạch người mắc bệnh, lại chẩn cả người vô bệnh, để cùng so sánh, suy nghiệm. Đó chính là một phương pháp học chẩn rất cần thiết.

(106) Thích: dùng mũi “châm” tiêm vào trong “huyệt” ờ da thịt. Khi bệnh mới phát sinh, tà khí còn ở ngoài bi phu, nên dùng châm để “thích”, có thể khỏi được ngay.

(107) Nếu bệnh đã nặng, tức là tà khí tụ nhiều, để châm thong thả, đừng rút ra vội, để cho tà khí rút bớt dần.

(108) Bệnh mới phát sinh, dùng châm nhẹ mà nông; bệnh đã lâu thì dùng châm mạnh mà sâu.

(109) Đến lúc cuối cùng, bệnh thế đã suy; nên nhân cái lúc tà khí đã suy làm cho chính khí được mạnh thêm lên. Đây nói về phương pháp dùng châm, chia làm ba thời kỳ, tức là “sơ, trung, mạt”. Sơ, tức là thời kỳ “công” (đánh đuổi bỏ tà khí đi); Trung, tức là thời kỳ “điều hòa” (dùng cách dịu dàng êm ái để dần dần dồn bỏ bệnh tà); Mạt (cuối cùng) tức là thời kỳ thâu bổ. Tiết này tuy nói về phương pháp dùng châm, mà về phương pháp “dụng dược” cũng không ra ngoài phạm vi ấy.

(110) Hình tức là hình thể cơ nhục; Tinh tức là âm tinh cùa năm Tàng. Câu này dạy cho y giả biết dùng thuốc không nên thiên về một bên. Như trên kia có nói: “Vị theo về hình, hình nhờ về VỊ”, vậy nếu hình bất túc thì nên lấy Vị để làm cho ôn; đây lại nói: “dùng khí để ôn…”. Nhưng trên lại có nói: “Vị làm thương hình…”. Xem đó thì biết “Vị” cũng có khi làm thương hình. Nhưng Vị

lại không thể không có khí, nên mới nói: “dùng khí để ôn”, không nên chuyên dùng Vị, tức là theo cái nghĩa “độc âm thì không sinh” vậy (như dùng âm dược phải kèm cả dương dược). Trên kia có nói: “khí theo về tinh, tinh nhờ ở khí…”. Vậy nếu tinh bất túc thì nên lấy khí để bổ. Đây lại nói: “lấy VỊ để bổ”? Nhung trên lại có nói: “khí làm thương tinh…” thì thiên về bên khí, cũng có thể làm thương đến tinh, nên khí tất lại phải có cà VỊ. Nên mới nói: “dùng Vị để bồ”, không nên chuyên dùng khí. Tức là cái lẽ “cô dương thì không thành” vậy (như dùng dương dược phải kèm cả âm dược).

(111) Con người chia làm ba bộ phận, ờ trên thuộc dương, ở dưới thuộc âm. Nểu ở vào khoảng hung cách, nên làm cho nỏ vọt lên (tức là dùng phương pháp Thổ). Nếu bệnh ờ tà ở bộ phận dưới, nên dẫn cho nó hạ xuống (tức là thấp ờ bộ dưới), nên dùng phép làm cho lợi tiểu tiện.

– Đầy ở bộ phận giữa (tức là trung mãn), phần nhiều do súc tích, tà khí hữu dư, thì dùng phép tả di (tức là dùng thuốc hạ).

Án: Theo kinh Linh khu bàn về chứng trướng mãn có nói: Năm Tàng sáu Phù đều chứng trướng… Mà nói: “không cần hỏi hư thực, cần phải “tật tả” (tức tả ngay, mau). Nhung các y giả đời nay, không ai dám nói đến tả (tức hạ) mà bệnh nhân cũng rất sợ tà, để cho cái chứng “trung mãn” dằng dai mãi không khỏi, dần dần kinh lạc vít lấp mà chết. Vậy thì, nếu vì sợ tả mà chết, chi bằng tả sớm mà sống, chả còn hơn ư? Ngẫm vậy, mới biết cái nghĩa “tật tả” ờ Linh khu là rất đúng vậy.

(112)”Tẩm vào nước”. Đời xưa có phép dùng nước tẩm vỗ vào bệnh nhân cho ra mồ hôi. Để trị chứng tà ờ biểu. Án: Ờ ta có phép “xông”, cũng hơi giống phép này.

(113) Tà ờ bộ phận bì mao thì làm cho ra mồ hôi, để phát tán đi.

(114) Án mơ:Tức là đấm bóp để cho khí huyết lưu thông (nhưng đấm bóp cũng phải có phương pháp).

(115) “Thực” có chia âm dương khác nhau. Dương thực thì nên dùng phép tán; âm thực thì nên dùng phép tả.

(116) Âm dương thuộc về thiên đạo, nhu cương thuộc về địa đạo. Con người phải hợp cả lại để thi hành phép điều dưỡng.

(117)là làm cho quân bình. Như cảm phải Dương tà của trời thì phải “trị” từ Ảm khí cùa con người; khiến Âm khí thịnh thì cái tà dương nhiệt kia sẽ tự lui. Nếu cảm về Âm tà cùa trời thì phải trị từ Dương khí cùa con

người, khiến Dương khí thịnh thì Âm tà tự tán. Xem đó thì biết: “tà chính, âm dương đều có đối đãi với nhau” điều trị phải có khuôn phép mới được.

(118) Hai câu nối tiếp với nghĩa hai câu trên: như tà khí ờ dương phận thì nên bảo vệ phần âm huyết, đừng để cho tà lọt được vào huyết phận; như tà khí ở huyết phận thì nên bảo vệ phần Dương khí, đừng dể cho lọt vào dương phận… Bời Dương tà làm thương khí, Âm tà thương huyết… Vậy phải giữ cho nó tự yên ờ bộ vị, thì tà mới khỏi xâm lấn.

(119) Kinh nói: “Tà phạm vào được, do bởi chính hư…”. Vậy trên đây nói chữ “thực” là chi về tà khí, “nói chữ “hư” là chi về chính khí. Trên đây nói: tà ờ huyết phận, mà huyết thực, nên hành huyết để khu tà; tà ở khí phận, mà khí hư, nên dẫn lên Dương khí để giúp chính khí. Bởi Dương khí vốn phát nguyên từ bộ phận dưới.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.