SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

KINH VĂN

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Hoàng Đế nói:

Các bậc thánh triết đời xưa hiểu suốt (thông) lẽ trời, biết rằng “khí trời là cái gốc của tính mệnh con người”. Trời lấy hai khí Âm Dương để sinh ra muôn vật, mà tính mệnh của người là gốc của âm dương; cho nên ở trong khoảng sáu cõi(2) khí đó phân tán ra ở trên mặt đẩt, chia làm chín châu(3) khí đó phân tán ra ở con người, thành ra chín khiếu(4). Năm Tàng(5) và mười hai khớp xương(6) đều cùng thông với thiên khí. Những phần tử để sinh ra con người nhờ ở năm hành và ba khí(7). Nếu không cẩn thận, hăng phạm phải những khí đó, sẽ sinh tật bệnh. Trái lại, nếu biết cần thận, sẽ được sống lâu. Thiên khí là một thứ rất trong sạch, ta hay thể theo cái khí trong sạch ấy mà giữ mình, thì “chí ý” tự an tĩnh, mà cái Dương khí bao bọc quanh mình ta cũng kín đáo, dù có “tặc tà” cũng không làm gì được. Chỉ có bậc Thánh nhân là hay đề phòng như vậy. Còn người thường thì trái với lẽ đó, nên trong thời chín khiếu bế nghẽn, ngoài thời cơ phụ bị vít, cái Dương khí bao bọc bên ngoài tan rã, đó là tự mình gây nên bệnh.

Dương khí ở con người, như “thiên” với “nhật”. Nếu làm sai lạc mất địa vị của nó, sẽ không thể sống được. Thiên đức, lúc nào cũng

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

kiện vận không ngừng nên mặt trời sáng tỏ; Dương khí ở con người cũng do đó mà bao bọc ở bên ngoài. Dương khí vốn gốc ở Chí âm, bên ngoài gặp phải khí hàn, tức thì Dương khí từ bên trong ứng ra để cản lại – Sự ứng ra ấy nhanh chóng như xoay cối cửa (nên gọi là vận khu)(8).

Gặp phải “thử” và “hãn” sẽ thành ra phiền và thở gấp. Nếu không phiền, sẽ nói nhiều; mình nóng như than, hãn ra thì khỏi(9).

Gặp phải thấp (khí ẩm), đầu nặng như đội; thấp phạm vào Dương khí, nhân đó mà hóa nhiệt. Dương khí vốn là một vật nhuần nuôi các đường gân, giờ Dương khí bị thương, gân sẽ mắc bệnh. Các gân nhỏ co rút lại, các gân lớn buông chùng ra, thành ra bệnh câu loan và túng thi (co quắp rã rời không cử động được). Có khi lại sưng thũng cả tứ chi (bởi Dương khí không vận hành ra tứ chi nên sưng thũng).

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Nếu lại quá phiền lao thì Dương khí bị phân tán ra bên ngoài, không có đù năng lực để bảo vệ Ầm khí ở bên trong, tinh sẽ tự tiết ra mà háo kiệt. Nếu ở mùa hạ thì thành chứng tiên quyết (tức chân tay giá lạnh); tinh khí hư, nên mắt mờ, trông không tỏ, tai ù không nghe rõ.

Dương khí thông ra bì phu, tấu lý (thớ thịt, bắp thịt), nếu tức giận quá độ thì khí nghịch lên, huyết cũng theo mà uất lên bộ phận trên, gây nên chứng “bạc quyết” (toàn thân giá lạnh), gân nhờ có huyết mới thấm nhuần mềm mại; giờ huyết bị uất, gân không được thấm nhuần, nên mới thành ra rã rời không thể cử động.

Nếu hãn ra chỉ có nửa mình(10) sẽ sinh ra chứng thiên khô(11); nếu hãn ra mà gặp thấp, sẽ thành chứng mọc các mụn nhỏ lấm tấm(12). Những người mà ăn nhiều thức cao lương, phần nhiều mọc đinh(13). Hãn ra gặp gió, khí lạnh át lại, sẽ uất thành các mụn nhỏ như nốt sởi(14).

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Dương khí, cái chất “tinh” của nó thì nuôi thần, cái tính “nhu” cùa nó thì nuôi gân(15). Nếu sự “khai hạp”(16) của nó bị vướng mắc, sẽ bị hàn tà phạm vào. Phạm vào đường xương sống, thì thành bệnh “gù”. Nó lưu Ịuyến ở trong mạch máu, trong thớ thịt, thì thành chứng “tê”; hoặc phạm vào Tâm tàng thì thành chứng hay sợ, hay hãi: hoặc phạm vào khí phận ở trong các thớ thịt thì thành chứng mụn sưng(17).

Nếu hãn ra chưa hết, nhiệt còn lưu luyến trong tấu lý, huyệt Du(18) bị vít, sinh chứng phong ngược(19).

Ta nên biết rằng, “phong” đứng vào hàng đầu mối trăm bệnh. Nếu tấu lý bền kín, thì dù có gió độc cũng không làm gì được(20).

Bệnh tà nếu để lưu luyến lâu, nó sẽ truyền hóa, trên dưới không thông. Lương Công không để cho như vậy, phải chính trị ngay từ trước(2l).

Dương khí ban ngày thì chủ về bên ngoài. Lúc mờ sáng khí ấy mới phát triển, đúng trưa thời toàn thịnh, quá chiều thì đã hư, khí môn bắt đầu đóng(22).

… Vậy nên về phần đêm nên giữ gìn, đùng quá dùng sức gân xương, đứng ra hông xương móc. Nếu trái lẽ ấy sẽ không khỏi mắc bệnh(23).

Kỳ Bá nói:

Âm chủ về Tàng tinh, mà thường bồng lên để ứng với bên ngoài; Dương chủ về bảo vệ ở bên ngoài cho âm được bền vững kín đáo(24).

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Âm không thắng được dương thì luồng mạch chày gấp, sẽ phát bệnh cuồng(25).

Dương không thắng được âm thi khí của năm Tàng tranh giành nhau, do đó chín khiếu không thông(26).

Chỉ bậc Thánh nhân biết điều nhiếp âm dương, khiến cho gân mạch điều hòa, xương tủy bền chặt; khí huyết đều thuận, nên trong ngoài hòa hợp, “tà” không thể làm hại, tai mắt tỏ sáng(27).

Phong phạm vào khí, tinh sẽ mất; nhân lại phạm vào cả Can(28). Nếu lại thêm sự ăn quá no, gân mạch tức thời sụt lỏng, Đại trường nhiệt tích mà gây nên bệnh trĩ(29). Hoặc vì uống quá nhiều thì khí nghịch; nếu lại quá dùng sức, Thận sẽ bị thương, do đó thành chứng đau ở cao cổt(30). Tóm lại, cái cốt yếu của âm dương, âm dương có bền bỉ thì sinh mệnh mới vững vàng(31).

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Hai khí ấy nếu không điều hòa, như có xuân không thu, có đông không hạ. Nếu làm cho nó điều hòa tức là phương pháp của bậc Thánh nhân.

Nếu dương bị tà phạm, không thi hành được cái nhiệm vụ làm bền ở bên ngoài, âm sẽ bị mất ở bên trong.

Ẩm bình dương bí tinh thần nãi trị, âm dương ly biệt tinh khí sẽ tuyệt(32).

Gặp phải lộ (móc) và phong sẽ sinh bệnh hàn nhiệt. Mùa xuân bị thương về phong tà, khí lưu liên sẽ thành chứng đỗng tiết (tả); Hạ bị thương về thử, tới mùa thu sẽ sinh chứng ngược; Thu bí thương về thấp, ngược lên thành chứng ho, phát ra thành chứng nuy quyết; Đông bị thương về hàn, sang xuân sẽ thành ôn bệnh(33). Âm tinh sinh ra, gốc tự năm Vị; Thần của năm Tàng, bị thương bởi nămVị(35).

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Vì vậy nên: Vị nếu quá chua, Can khí bị đẫm ướt, Tỳ khí sẽ bị tuyệt(36). Vị nếu quá mặn, đại cốt nhọc mệt, cơ nhục bị sút, Tâm khí bị chèn nén(37).

Vị nếu quá ngọt, Tâm khí thở gấp và đầy, da sạm đen, Thận khí không yên(38).

Vị nếu quá đắng (khổ), tỳ khí không thấm nhuần, Vị khí sẽ quá hậu(39).

Vị nếu quá cay (tân), gân mạch rã rời, tinh thần sẽ bị hại(40).

Vì thế phải cẩn thận điều hòa năm Vị, khiến cho xương cứng, gân mềm, khí huyết lưu thông, tấu lý sẽ bền chặt kín đáo. Như thế sẽ được vô bệnh và sống lâu(41).

CHÚ GIẢI:

(1) Thiên này nói về “khí trời giao thông với khí ở trong thân thể con người”. Đầu thiên có hai chữ “thông thiên” nên đặt làm tên bài,

(2) Trên, dưới và bốn phương là sáu cõi.

(3) Ký, Duyện, Thanh, Từ, Kinh, Dương, Dự, Đương, Ung là chín châu.

(4) Hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi, miệng và tiền hậu âm là chín khiếu.

(5) Năm Tàng là Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(6) Hai tay hai chân đều có ba khớp lớn, cộng thành 12 khớp. Linh khu nói: Đất có chín châu, người có 12 khiếu; trời có năm âm, người có năm Tàng; năm có 12 tháng, người có 12 khớp xương lớn; năm cỏ 365 ngày, người có 365 đốt xương nhỏ; đất có 12 nguồn nước, người có 12 đường mạch. Khớp xướng là một nơi thần khí qua lại, cho nên hợp với năm tháng của trời; mạch là một nơi lưu thông của huyết dịch, cho nên hợp với nguồn nước chảy của đất; chín khiếu là một nơi ra vào của Tàng khí; năm Tàng là nơi tụ họp và biến hóa cùa hai khí Âm Dương, cho nên đều phối hợp cùa thiên khí.

(7) Ba khí là ba khí thuộc âm và ba khí thuộc dương. Ba khí thuộc âm là: hàn, táo và thấp. Ba khí thuộc dương là: phong, hỏa và thử (khí nắng).

(8) Phàm cái độc cùa khí “phong, hàn” đều bắt đầu phạm vào khí phận ở bì mao, vì thế nên Dương khí ở bên trong mới ứng ra để cản lại – do đó, gây nên sốt nóng – Mạc Trọng Siêu nói: Án: Bệnh thương hàn bắt đầu phạm vào khí phận ở bì mao, gặp Dương khí ở bên trong ứng ra nên hóa nhiệt, nhiệt dù nhiều cũng không chết – Tỷ như bệnh ở kinh thái dương phát nhiệt nhức đầu, mạch “lại” trầm (bệnh ở Thái dương, đáng lẽ mạch phù, nên đây dùng chữ “lại”) nên kịp cứu “lý” (trong) đó là bời Dương khí không “vận khu” được ra bên ngoài, nên kíp dùng Can khương, phụ tử để cứu Dương khí ở “lý” cho nó ra ngoài. Nguyên Hán văn đoạn này chỉ có một câu: “Nhân ư hàn dục như vận khu”, theo nghĩa đen thì là: “Nhân ở khí hàn muốn như xoay cối cửa” vì dịch như thế thì khó hiểu, nên phải giải dài như trên.

(9) Dương tà của trời (tức hơi nắng) phạm vào Dương khí cùa người, khí bị thương không vệ ngoại (giữ bên ngoài) được, nên mồ hôi (hãn) mới thoát ra. Cái “tà” ờ khí phận nhiệt quá bách vào Tâm, nên Tâm phiền. Bộ Vị của Tâm ở trong Phế, Tâm mắc bệnh Phế cũng bị lây, Hỏa khắc (Kim) nên mới thành thờ gấp. Nếu không phiền, thì tà khí vẫn còn ở khí phận; khí phận bị thương nên khí hư; khí hư nên nói nhiều. Dương tà của trời phạm vào Dương khí của người, hai khí đó cùng chọi nhau, nên mình mới nóng như than. Tà nhiệt đó gặp được chất âm dịch thì giãi, nên mồ hôi ra mới khỏi.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

Án: Thương hàn luận nói rằng: Phàm bệnh thường tự hãn là do khí không hòa, lại dùng thuốc cho “phát hãn” thêm, khiến cho (vinh, vệ) điểu hòa sẽ khỏi. Xem như vậy thì biết: vì gặp khí thử mà hãn ra, là vì “thử” làm thương đến khí dương, khiến cho vệ khí (dương) không hòa. Đến khi hãn ra mà khỏi, tức là do vinh vệ hòa vậy. – Trương Khiết cổ nói: Do sự hành động mà mắc phái, gọi là trúng nhiệt; do sự yên lặng mà măc phải, gọi là trúng thử. Trúng nhiệt thuộc dương chứng; trúng thử thuộc âm chứng. – Lý Đông Viên nói: về những tháng thử nhiệt, những người nhàn hạ lánh nắng ở những nơi buồng sâu nhà rộng… Trong thời kỳ đó mà mắc bệnh, gọi là trúng thử. Chứng trạng tất nhức đầu ố tâm, thân hình co rút, các khớp xương đau nhức, trong lòng buồn bực, da thịt rất nóng và không có hãn. Đó là bời cái khí âm hàn ở nơi buồng sâu nó cản át lại mà sinh bệnh. Nếu do người lao động mắc phải ở ngoài trời nắng thì gọi là trúng nhiệt, chứng trạng tất nhức đẩu, buồn bực, ố nhiệt, da thịt nóng như đốt, khát nhiều uống lắm, hãn ra như tắm… đó là bởi nhiệt độc phạm tới Phế khí mà sinh bệnh.

(10) Vì Dương khí không bao bọc được khắp minh.

(11) Khô đét một nửa mình.

(12) Các nốt nhỏ, bên trong có mũ, tên chữ Hán gọi là “tỏa phí”.

(13) Vì cái nhiệt độc cùa thức ăn nhiều chất mỡ “béo ngậy” hay mọc đinh, mụn hoặc kiết lỵ v.v…

(14)Vì Dương khí bị át lại, không tiết ra được, nên mới mọc những nốt như vậy.

(15) Dương khí là cái chất “tinh” cùa thủy cốc cho nên trước nuôi “thần khí” cùa năm Tàng, tính “nhu” là cái khí sơ dương cùa Thiểu dương.

Án: Đầu bài nói về “thần khí”, vốn gốc ở Thiên chân; đây lại nói tới “thần khí” do năm vị sinh ra, đó là bởi: “tinh, khí, thần” đều có cả Tiên thiên và Hậu thiên. Cái “thần khí” của Tiên thiên lại phải nhờ cái khí “thủy cốc” cùa Hậu thiên để sinh dưỡng cho nên có câu rằng: “Hai tinh cùng cọ sát nhau, gọi là thần”, hai “tinh” đó là tinh của Thiên ất và tinh cùa Thủy cốc vậy.

(16) Khai hạp là mở đóng, tức là nói khí ấy vận ra hoặc thu vào, tựa như cánh cửa mở và đóng.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(17) Đây nói sự bảo vệ của Dương khí không được bền chặt, khiến hàn tà phạm vào mà gây nên các chứng trạng. Ta cần phải bảo trọng khí đó. – Tế Công nói: Bào vệ bên ngoài không gì bằng bi mao (da lông); nếu bì mao không bền kín thì tà sẽ phạm ngay vào tấu lý (mạch lạc). Mạc Tử Tấn nói: Cái nhiệt độc cũa thức ăn cao lương, phạm vào nhục lý sẽ mọc đinh lớn; cái tà khí ở bên ngoài phạm vào nhục lý sẽ mọc mụn sưng. Xem đó thi biết bì bao, nhục lý đều thuộc địa hạt cai quản cùa Dương khí. Vậy ta giữ gìn cho Dương khí đầy đù không bị hao hụt, tự nhiên các bệnh không phát sinh được…

(18) Huyệt Dutức là một huyệt thuộc Phế bộ – tấu lý bị thưa rỗng, thì biểu dương với tà khí đều ẩn nấp ờ đó. Hàn tà ở biểu thì theo dương mà hóa nhiệt; tà lọt vào tấu lý mà biểu khí không trờ về được “kinh” là nơi cư trú cùa mình, vì thế nên huyệt Du mới bị vít.

(19) Phong ngược là một chứng sốt với chi nóng mà không rét.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(20) Đoạn này nhắc lại: nên phải bảo trọng Dương khí để cho tấu lý được bền kín. Đại phàm: hàn thử trước phạm vào bì mao, còn phong tà thì thấu thẳng vào tấu lý – Phong là một thứ đi nhanh và biến hóa luôn; khi đã phạm tới cơ tấu, thì sẽ đi tới ngay kinh mạch. Khi đó hoặc thành chứng “hàn trúng”, hoặc thành chứng “nhiệt trúng”, hoặc thành chúng “thiên khô”, hoặc thành chứng “tích tụ”… Nên mới gọi là “đầu trăm bệnh” – Tiết trên nói về “hàn, thử, thấp” làm thương biểu dương, nên cần phải giữ sức cho biểu dương khỏi bị yếu: đoạn này nói: phong tà phạm thẳng vào tấu lý, nên cần phải bào vệ nguyên chân cho được bền kín.

(21) Truyền hóa như hoặc hóa làm hàn, hoặc hóa làm nhiệt, hoặc hóa làm táo kết, hoặc hỏa làm thấp tả v.v… Bởi ở trời có cái tà khí lục dâm, mà trong thân con người cũng có sáu khí để hòa theo.

(22) Đỏng, tựa như đóng cửa. Theo kinh Linh khu: Mùa xuân thì sinh, mùa hạ thì trường, mùa thu thì thâu, mùa đông thì Tàng, đó là lẽ thường cùa thiên khí. Trong thân con người cũng ứng theo như vậy. Lấy một ngày chia làm bốn mùa, sáng sớm là xuân, về đêm là đông… Sáng sớm Dương khí mới phát triển, cho nên người ta phần nhiều sáng sớm hay tinh táo và lanh trí khôn, đủng trưa thì khí trường, trưởng thì thắng được tà…

(23) Gần tối, nhân khí bắt đầu suy; đến đêm, khí đó thu vào Tàng, nên phải giữ gìn, đừng quá nhọc mệt, không để lõa lồ, để phòng ngoại tà xâm phạm.

(24) Sinh mệnh con người, gốc ờ âm dương. Dương lại sinh ra bời âm. Nên trên kia Đế nói về dương, đây Kỳ Bá lại nói về âm.

(25) Khí thuộc dương, huyết mạch thuộc âm. Dương thịnh mà âm không thắng được, nên mới phát bệnh cuồng.

(26) Năm Tàng thuộc âm, chín khiếu là nơi cửa ngõ cùa thủy khí. Nếu âm thịnh mà dương không thắng được, thì cái khí của năm Tàng giao tranh ở bên trong, chín khiếu do đó mà không thông. Bởi cái khí của năm Tàng, ra ngoài thì là dương, ờ trong thì là âm. Tàng thuộc âm, tinh huyết thuộc âm; khí thuộc dương, chín khiếu thuộc dương, ờ trong là âm ra ngoài là dương. Năm Tàng chủ về Tàng tinh; Bàng quang là một cơ quan chứa tinh dịch. Cái khỉ biểu dương, do tinh thủy tự Bàng quang sinh ra; cái khí ở cơ tấu, lại do nguyên chân ở năm Tàng. Đó tức là Dương khí sinh ra bởi âm tinh. Nên mới nói rằng: “Cai gốc cùa sinh mênh con người là ở âm dương” v.v…

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(27) Âm dương điều hòa, tà không phạm tới; tinh khí thông lên tai, thần khí thông lên mắt, nên tai mắt tỏ sáng.

(28) Phong là Dương tà, nếu phạm vào phu biểu thì khí sẽ bị thương. Dương khí bị thương thì âm tinh sẽ bị mất, (hoặc như chứng tiết tinh). Can thuộc Mộc, phong với Mộc là đọng khí; nếu phong phạm vào, tất phải động đến Can khí. Can khí bị phong tà phạm thì huyết sẽ bị thương (vì Can tàng huyết). Câu này lại nêu rõ cái nghĩa dương phải giữ bền cho âm.

(30) £an cjrá huyết và cân. Thức ăn vào Vị, tán bố cái tinh khí lên Can, rồi thấm nhuần vào cân. Giờ tà đã làm thương Can mà lại ăn quá no, không đủ sức để bố tán thực khí cho được thấm nhuần vào cân, nên gân bị sụt lỏng, khiển thực khí đình trệ ở Đại trường, hỏa thành thấp nhiệt, mà gây nên bệnh trĩ. Nước uống vào Vị, chuyển Du lên Phế. Phế chủ về khí ở toàn thân. Giờ khí bị tà làm thương, mà lại uống nhiều, thủy tinh không thể tán bố, nên mới thành chứng khí nghịch. Cao cốt tức chỗ xương ngang lưng.

(31) Mấy câu này tổng kết cái nghĩa ờ mấy đoạn trên, và lại nêu rõ “cần phải chú trọng về Dương khí”.

(32) Bình là quân bình, bí là kín đáo, bền chặt. Tức là ý nói hòa hợp với nhau, riêng dương vẫn phải giữ bền bên ngoài.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(33) Lộ thuộc âm, phong thuộc dương; hàn là âm bệnh, nhiệt là dương bệnh. Bị thương về phong, bộ phận trên chịu trước; bị thương về thấp, bộ phận dưới chịu trước. Dương bệnh, ờ trên đi hết rồi thì quay trở xuống, vì thế nên xuân bị thương về phong, mà thành chứng đỗng tiết. Âm bệnh ở dưới đi hết rồi thì quay trờ lên, vỉ thế nên thu bị thương về thấp, mà lại thành chứng ho. Đó là cál lẽ âm dương cùng trao đổi vậy. Hạ bị thương về thử, “thử hãn” không tiết ra được, khí nóng ẩn nấp ở bên trong, tới mùa thu, Âm khí phát ra, gặp phải khí nhiệt, nên thành chứng ngược. Đông bị thương về hàn, tà không phát ngay, hàn khí ẩn nấp ờ bên trong, tới mùa xuân Dưong khí phát ra, tà sẽ theo Dương khí mà hỏa nhiệt, phát ra ôn bệnh (danh từ, tên một chúng sốt nóng thuộc về mùa xuân). Đó là đường lối ra vào và sự biến hóa cùa âm dương vậy.

(34) Khí cùa bốn mùa là phong, hàn, thử, thấp. Câu này tỏ ra: chẳng nhũng sự khí hóa cùa âm dương mắc bệnh, mà cả vật hữu hình là năm Tàng cũng mắc bệnh, vì bệnh lâu thì truyền hóa.

(35) Thần khí sinh ra bời âm tinh: tinh cùa năm Tàng sinh ra bởi năm vị – thương bởi năm vị, vì trong năm vị có một vị “thiên thăng” – nhiều hơn – Toan sinh Can, Khổ sinh Tâm, Can sinh Tỳ, Tâm sinh Phế, Hàn sinh Thận… Đó là âm sinh ra bởi năm vị.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(36) Vị toan (chua) vào Can. Nếu chua quá thì Can nhiều tân dịch nên đẫm ướt; Can đã bị đẫm ướt, Tỳ không chuyển Du vào đâu, nên Tỳ khí bị tuyệt.

(37) Đại cốt tức là Phù cùa Thận. Vị mặn quá thì thương Thận, nên đại cốt bị thương; Thủy tà thịnh phạm lên Thổ (Tỳ) nên cơ nhục sút; thủy dẫn ngược xàm lấn vàoĩâm, nên Tâm khí như bị chèn nén.

(38) Vị quá ngọt, thì Thổ khí (Tỳ) quá đầy đù rồi. Thổ đã quá đầy đù, thì tâm không còn có thể truyền sang cho con nó nữa (Hỏa sinh Thổ, Tâm là mẹ, Tỳ là con), vì thế nên thành chứng thờ gấp và đầy; Thận chù về thủy, sắc nó đen; Thổ Cang (khô ráo, quá găng) quá thì làm thương đến Thận, nên mới hiện ra ngoài da sạm đen và Thận khí không yên.

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

(39) Đường “lạc” cùa Dương minh thuộc Tâm, cái khí cùa “tử mẫu” cùng giao thông liên lạc với nhau. Năm VỊ vào Vị, Vị đắng dẫn lên tâm trước. Vậy nếu quá đắng thi mẫu khí thịnh (tâm) mà Vị sẽ cường. VỊ cường thì cùng với Tỳ âm không liên lạc nữa. Do đó Tỳ không chuyển Du tân dịch cho Vị, mất cái nâng lực thấm nhuần. Vị khí sẽ thành quá hậu (hậu là tà khí hữu dư có thừa).

(40) Kim khí (phế) thiên thịnh thì Can sẽ bị thương, gân mạch do đó mà rã rời (vì Can chù cân), do đó tinh thần cũng bị hại lây.

(41) Thận Tàng tinh mà chủ về xương, Can Tàng huyết mà chủ về gân. Phong phạm vào Dương khí (tức thứ khí bào vệ ngoài bì phu) thì cái “tà” đó sẽ làm thương đến Can, tinh cũng nhân đó mà bị mất. Giờ biết cẩn thận điều hòa năm Vị, thì xương sẽ cứng mà gân cũng mềm, tấu lý do đó mà bền chặt kín đáo (tà còn phạm vào sao được). Đó chính là bời Dương khí sinh ra tự âm tinh mà thi hành cái nhiệm vụ đối VỚI bên ngoài. Người ta nếu hiểu biết được cái lẽ âm dương và cái nhiệm vụ đối với bên trong bên ngoài cùa nó, mà đừng làm quá nhọc mệt để hại đến dương, cẩn thận điều hòa năm Vị để nuôi lấy âm, thì âm dương sẽ hòa bình, còn ngại gì tật bệnh, còn lo gì không sống lâu…

SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN
SINH KHÍ THÔNG THIÊN LUẬN

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.