Nguyên nhân sinh bệnh theo Y học cổ truyền
-
Khái niệm về nguyên nhân phát bệnh:
YHCT cho rằng: “chính khí tổn nội, tà bất khả can”, “tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”’nghĩa là nói sở dĩ bệnh tật phát sinh chủ yếu là do chính khí hư, bênh tà mới có thể tụ lại và phát bệnh, nếu chính khí đầy dủ, sức đề kháng cơ thể mạnh thì không dễ dàng sinh bệnh được.
-
Phân loại vế nguyên nhân sinh bệnh:
+ Người xưa cho rằng: tất cả bệnh tật đều có nguyên nhân của nó. Từ hơn hai nghìn năm trước Công Nguyên trong “Nội kinh” đã chia nguyên nhân sinh bệnh làm hai loại lớn: “Nội nhân” và “Ngoại nhân”.
+ Thời kỳ sau Công Nguyên thuyết tam nhân cho rằng:
Lục dâm sinh ra bệnh ngoại cảm gọi là “ngoại nhân”, còn thất tình, lao thương, ẩm thực dẫn đến bệnh nội thương gọi là “nội nhân”. Ngoài ra, những nguyên nhân không nằm trong hai loại trên như kích thương, đả thương, trùng thương (rắn, rết, côn trùng dốt) gọi là “bất nội ngoại nhân”. Cách phân loại này tồn tại thối gian khá dài trên lâm sàng.
Phương pháp phân loại như trên không phù hợp với biện chứng, không phù họp với quy luật phát triển của sự vật. Cách phân loại này vô hình dung đã không chú ý đến sự biến đổi của khí hậu ngoại giới (môi trường), ngoại thương, trùng thương, lao động quá mức, tinh thần kích thích căng thẳng, ăn uống khồng điều hòa… đều là nhân tố ngoại lai dẫn đến bệnh; tất cả đều tương ứng với ngoại nhân, còn sự biến đổi về nhân tố tinh thần của con người và sức để kháng của cơ thể mới là nhân tố nội nhân phát sinh bệnh lý.
+ Học thuyết thường dùng của YHCT:
Là “vận chứng cứu nhân”, nghĩa là thông qua biện chứng để truy chẩn, truy cứu căn nguyên, cũng là một mặt của biện chứng. Vì vậy, nguyên nhân sinh bênh khác nhau dẫn đến diễn biến bônh lý trong cơ thể cung khắc nhau, cho nên nắm vững quy luật dẫn đến bệnh lý khác nhau của nguyên nhấn sinh bệnh và đậc điểm lâm sàng cùa nó có ý nghĩa quan trọng.