Những trường hợp thương hàn không được phát hãn
Điều 85. Cổ họng khô ráo thì không nên phát hãn.
Tóm tắt:
Người cổ họng khô ráo cấm phát hãn.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương vốn phải phát hãn, nhưng người thiêu chất âm dịch phải chú ý khi dùng phép phát hãn. cổ họng khô ráo là dấu hiệu âm dịch không thể đưa lên trên, do đó, tuy có biểu tà cũng không nên sử dụng các bài thu& cay ấm để phát hãn. Nếu nhầm dùng thuốc cay ấm để phát hản thòi âm dịch cũng bị tổn thương tất sẽ phát sinh biến chứng nghiêm trọng.
Điều 86. Người vốn có bệnh lẫm (1) không nên phát hãn, phát hãn thì sẽ sinỉi ra ỉa máu.
Tóm tắt:
Ngưòi vốn có bệnh lâm, cấm phát hãn.
Thích nghĩa:
Người vôn có chứng đái nhỏ giọt, gọi là người có bệnh lâm. Nguyên nhân ])hần nhiều là do hạ tiêu có tích nhiệt, tân dịch vốn thiếu, tuy có ngoại cảm củng không thế dùng bừa phép phát hãn. Nếu nhầm cho phát hãn hại âm dịch khiến tả nhiệt bùng lên chẳng những tân dịch càng hao, lại làm bức liuyêt chạy càn, dẫn đến chứng ỉa ra máu.
Điều 87. Người vốn có bệnh sang lở, tuy mình mẩy đau nhức cũng không thể phát hãn, phát hãn thì sinh ra chứng co cứng (kinh).
Tóm tắt:
Người vốn có bệnh sang lở cấm phát hãn.
Thích nghĩa:
Ngưòi bị sang lở lâu ngày, khí huyết đă tổn thương, tuy có biểu chứng cũng không thể phát hãn. Dùng nhầm phép phát hãn thi âm dịch càng bị tổn thương, gân mạch mất đi sự nhu dưỡng, sẽ phát sinh chứng gân mạch cứng đờ, chi thể co quắp gọi là chứng co cứng (kính chứng).
Điều 88. Người vốn có bệnh nục huyết không thể-phát hãn, phát hãn thì động mạch ở chồ lõm hai bên trán căng thẳng, mắt trực thị, không thể chuyển động, không ngủ được.
Tóm tắt:
Người vốn có bệnh nục huyết thì cấm phát hãn.
Thích nghĩa:
Ngưòi vốn có chứng nục huyết, âm dịch không đủ, tuy có biểu chứng cũng không thể phát hãn. Nếu phát hãn thì âm dịch lại bị tổn thương nữa, cân mạch mất đi sự nhu dưỡng xuất hiện các chứng: động mạch ở hai bên trán chỗ lõm căng thẳng, mắt trực thị không thể chuyển động và không ngủ được.
Điều 89. Người vốn có chứng vong huyết không thể phát hãn, phát hãn thì lạnh rợn người mà run rẩy.
Tóm tắt:
Người vôn có chứng vong huyết thì cấm phát hãn.
Thích nghĩa:
Người vốn có chứng vong huyết (bình thường âm huyết hao kém cực độ nên không thể phát hãn, đấy là vì mồ hôi với máu là cùng một nguồn) nếu phất hãn mà không chiếu cô” vào chỗ hư thì chẳng những huyết hư mà khí cũng không còn chỗ dựa. Khí huyết hư kém, gân mạch không thể nhu dưỡng, da dẻ không được ấm áp, nên thể hiện ra chứng trạng lạnh rỢn người mà run rẩy.
Lời chú chọn lọc:
Thành Vô Kỷ nói: ” Sách chấm kinh nói: người mất máu thì không có mồ hôi, người mất mồ hôi thì không có máu. Mất máu lại phát hãn thì âm dương đều hư, cho nên lạnh rợn người mà run rẩy.
(1) Lẫm: là những bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, u xơ tuyến Tiền liệt.