Mạch và chứng của bài Chân vũ thang
Điều 84. Bệnh thái dương phát hãn để mồ hôi ra mà bệnh vẫn không giải được, người vẫn phát sôi, dưới tàm máy động, đầu choáng váng, mình máy giật run run muốn ngã xuống đất, dùng Chân vũ thang làm chủ.
Tóm tắt:
Chứng trạng và cách chữa bệnh thái dương bị phát hãn nhầm mà dương hư châ^t nước tràn lên.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương vỗn phải phát hãn, nếu phát hãn không kịp thời hoặc không đúng cách đều có thể phát sinh nhiều biến chứng khác nhau. Trong điều này nói do phát hãn nhầm mà thể hiện các chứng hậu dưối tâm máy động, đầu choáng váng, mình mẩy gân thịt giật giật, run run muốn ngã xuống đất. Hình thành các chứng hậu này là do dương hư không thể chế được thuỷ gây nên thuỷ tràn lên là tâm động, khí không đưa lên được cho nên đầu choáng váng, sau khi phát hãn, dương khí nổi lên cho nên phát sốt.
Về dương khí thì thứ tinh vi có thể dưỡng thận, thứ như hoà có thể dưỡng gân, khi mà gân thịt mất sự nuôi dưỡng ấm áp, kinh mạch mất sự chủ trì nên hiện ra các chứng trạng gân thịt máy giật, toàn thân run rẩy, đứng không vững. Nay dùng Chân vũ thang để chữa làm cho ếm phần dương, hoà phần thuỷ thì các chứng tự khỏi.
Chân vũ thang:
Phục linh 1 lạng
Thược dược 3 lạng
Sinh khương 3 lạng thái mỏng
Bạch truật 2 lạng
Phụ tử 1 củ (nướng bóc bỏ vỏ, xẻ làm 8 miếng)
Năm vị trên dùng 8 thăng nước, sắc lấy 3 thang, lọc bỏ bã, uống ấm 7 cáp, ngày uống 3 lần.
Ý nghĩa phương thuốc:
Phương này là thuốc làm ấm phần dương, hoá chất nước, dùng phụ tử cay – nóng để ôn kinh tán hàn, bạch truật ngọt ấm để kiện tỳ táo thấp, phục linh ngọt bình để thẩm thấp lợi thuỷ, sinh khương cay ấm để ôn vị tán hàn, thược dược đắng bình để hoà huyết bổ âm. Các vị hợp lại để chữa chứng dương hư nước tràn.