Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Công Năng Phối Hợp:

Thần Môn an thần định chí, thanh Tâm lương Vinh, thông lạc chỉ thống.

Tam Âm Giao bổ Tỳ Thổ, trợ vận hóa, thông khí trệ, khứ phong thấp, đỉều khí huyết, sơ Hạ Tiêu, điều huyết thất, lý tinh cung.

Thần Môn thiên về chạy vào khí phận, Tam Âm Giao thiên về huyết phận. Thần Môn lấy điều khí làm chủ; Tam Âm Giao lấy dưỡng âm làm trọng. Hai huyệt phối hợp, 1 khí 1 huyết, 1 Tâm 1 Thận, cùng nhau đạt được công dụng điều khí huyết, hòa âm dương, dưỡng Tâm an thần, giao thông Tâm Thận.

Chủ Trị:

  1. Các chứng mất ngủ, hay quên, mơ nhiều, chứng thuộc Tâm Tỳ bắt túc, Tâm Thận bất giao.
  2. Tâm Quý, Chinh Xung, chứng thuộc Tâm Tỳ bất túc.
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Kinh Nghiệm:

Thần MônTam Âm Giao hợp dụng, thiện trị chứng mất ngủ (Bất Mị), châm thích thường dùng bổ pháp, hoặc châm-cứu cùng dùng. Do Tâm Tỳ bất túc, gia Tâm Du, Tỳ Du; do Thận hư, gia Thận Du, Thái Khê; do Tỳ Vị bất hòa, gia Trung Quản, Túc Tam Lý; do tình chí uất ức, hoành nghịch phạm Vị, gia Dương Lăng Tuyên, Túc Tam Lý.

Người họ Ngưu, nam, 38 tuổi, công nhân. Khám ngày 15 tháng 10 năm 1998.

Tự thuật:

Mất ngủ hơn 5 năm.

Bệnh sử:

5 năm trước, do gặp việc kinh khủng dẫn tới mất ngủ. Đêm hôm gặp việc, lập tức Tâm thần không ổn định, Tâm Quý, hay giật mình, mơ nhiều ngủ ít. về sau, ngủ ngày càng kém, mơ nhiều dễ tỉnh, kéo dài lâu ngày, trí nhớ ngày thêm kém sút, thất thần mỏi mệt, đầu váng mắt hoa, ăn không biết ngon, ăn xong vùng Vị quản không yên.

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Khám:

Sắc mặt không sáng sủa, hình gầy thể nhược, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch Te Nhược.

Chần đoán:

Bất Mị (mất ngủ).

Trị tắc:

Bồ ích Tâm Tỳ.

Xử phương:

Thần Môn Tam Âm Giao, Phong Thị (hai bên).

Thao tác:

Thần MônTam Âm Giao châm dùng bổ pháp, tức sau khi đắc khí, ngón cái vê hướng ra trước, hướng xuống dưới ấn 27 lần, lưu kim nửa tiếng, 10 phút hành châm một lần. Phong Thị áp dụng đồng Bộ Hành Châm pháp, tức tav phải và trái của người châm mỗi tay giữ một kim, từ từ chậm rãi, cùng một tần suất tiến hành niêm chuyển bổ pháp.

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Lời bình:

Thần Môn là Nguyên huyệt của Tâm kinh, châm bổ pháp giúp bồ Tâm khí, nuôi Tâm thần, dưỡng Tam huyết; Tam Âm Giao là du huyệt thuộc Tỳ khinh, là huyệt giao hội ba kinh Can, Tỳ, Thận, châm bổ pháp có tác dụng bổ ích Tâm Tỳ. Hai huyệt kết hợp, có công hiệu của Quy Tỳ Thang.

Phong Thị là du huyệt thuộc Túc Thiếu Dương Đởm kinh, có công khu phong trị huyết. Tuy nhiên, dùng chữa mất ngủ, y văn vốn không ghi chép. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Lữ Tiên sinh trong lần tham gia lớp nghiên cứu châm cứu tại Bắc Kinh do Bộ Y Tế tổ chức, thường cùng bạn đồng môn Bồ Anh Nho, sau lúc trà dư tửu hậu hay giao lưu trao đổi những thể hội tâm đắc của bàn thân mà biết được. Lão Bồ tuổi cao mà kinh nghiệm dày dặn, từng truyền cho một huyệt có công hiệu đặc biệt chữa mất ngủ, duy Phong Thị là tối diệu. Hỏi kỹ lý của nó, ông nói: Đây là huyệt kinh nghiệm của gia phụ Bồ Tương Trừng. Chủ thích: Bồ Tương Trừng là danh y tỉnh Tứ Xuyên, học vấn uyên thâm, công hiến mang tính đột phá, chuyên chẩn trị các nghi nan tạp chứng cho cấp lãnh đạo nhà nước, thường xuyên thu được công hiệu lập can kiến cảnh.

Người họ Triệu, nữ, 40 tuổi, giáo sư. Khám ngày 11 tháng 5 năm 2000.

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Tự thuật:

Mất ngủ hơn 1 năm.

Bệnh sử:

Người bệnh do công việc lao động trí óc, vì quá mệt mỏi, tư lự quá độ dẫn tới ngủ không ngon giấc, nằm rất khó ngủ, mơ mộng lung tung, ngủ xong cũng không hết mệt, có lúc giật mình, Tâm Quý, lòng hay nghi hoặc, cảm giác toàn thân tê dại, co giật cơ mặt (筋惕肉® ),khí đoản váng đầu, công năng thu nạp của Dạ Dày kém, sợ đồ sống lạnh, nếu ăn ắt đi ngoài lỏng, chữa lâu nhưng không khỏi.

Khám:

mặt vàng úa, tinh thần không phấn chấn, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch Tế Nhược.

Chẩn đoán:

Mất ngủ (Tâm Tỳ lưỡng hư).

Trị tắc:

Bổ ích Tâm Tỳ, dưỡng huyết an thần.

Xử phương:

Thần MônTam Âm Giao (hai bên).

Thao tác:

Châm dùng bổ pháp, cách ngày châm 1 lần, lưu kim nừa tiếng, 10 phút hành châm một lần. Giữ nguyên pháp điều trị 3 lần, bệnh có chuyển biến, Tâm Quý, giật mình có giảm, vào giấc ngủ nhanh hơn. Lại châm thêm 3 lần, đã có thể ngủ ngon, không còn mơ nhiều, tỉnh dậy không còn mệt mỏi. Tuân yếu chỉ “hiệu bất canh phương”,giữ nguyên phương củng cố. Lại châm 3 lần nữa, các chứng đều mất, bệnh khỏi. Nửa năm sau khám lại, bệnh chóng tái phát.

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?

Lài bình:

Trường hợp này là mệt nhọc do suy nghĩ quá nhiều, bên trong làm thương tới Tâm Tỳ, Tâm thương tắc âm huyết ngầm hao tổn, Tâm không được nhu dưỡng, Thần không nơi trú ngụ; Tỳ thương tắc hóa nguyên bất túc (nguồn sinh hóa không đủ), doanh huyết khuy tổn, trên không nuôi dưỡng được Tâm, Tâm thần bất ninh dẫn tới mất ngủ. Trương Trọng Cành viết: “vô tà nhi bất mị (thất miên) giả, tất doanh khí chi bất túc dã, doanh chủ huyết, huyết hư tắc vô dĩ dưỡng Tâm, Tâm hư tắc thần bất thủ xá^ (không do ngoại tà gây nên mà mất ngu, ắt do doanh khí không đủ vậy, doanh chủ huyết, huyết hư ắt không có gì để nuôi Tâm, Tâm hư ắt thần sẽ không nori ưủ ngụ). (iLoại Chứng Trị Tàỉ,f cũng viét: “tư lự thương Tỷ, Tý huyết khuy tổn, kinh niên bất mị”(nghĩ nhiều thương tới Tỳ, Tỳ huyết hư yếu, mất ngủ liên miên hàng năm ừời). Bổ huyệt Thần Môn giúp bồ Tâm ninh thần; bổ Tam Ảm Giao giúp ích Tỳ dưỡng huyết. Hai huyệt phối hợp, cùag có công hiệu bổ ích Tâm Tỳ, dưỡng huyết an tíiần.

Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Chữa mất ngủ, Tim hồi hộp, hay quên dùng huyệt nào điều trị?
Bài trướcMất ngủ, Bụng khó chịu dùng huyệt nào ?
Bài tiếp theoTHƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.