TIÊU BẢN LUẬN THIÊN
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi:
Bệnh có tiêu (ngọn), bản (gốc), thích ở nghịch, ở tùng (thuận), nghĩa đó như thế nào?
Kỳ Bá thưa rằng:
về phương pháp thích, phải phân biệt âm dương, trước sau cùng ứng, nghịch tùng đều hợp, tiêu bản cùng thay đổi(1).
Cho nên nói rằng: Có khi ở tiêu mà cầu nó ở tiêu; có khi ờ bản mà cầu nỏ ở bản; cỏ khi ở bản mà cầu nó ở tiêu, có khi ở tiêu mà cầu nó ở bản.
Cho nên về phương pháp điều trị, có khi lấy ở tiêu mà được, có khi lấy ở bàn mà được, có khi nghịch thù mà được, có khi tùng thủ mà được. Vậy nếu biết nghịch với tùng đó là chính pháp không còn gì hơn; biết được tiêu bản muôn làm muôn đúng, không biết tiêu bản, làm càn ra chi.(2).
Nói về cái đạo âm dương, nghịch tùng và tiêu bản. Mới nghe nhỏ, mà sau thật lởn, nói một điều mà biết được cái hại cùa trăm bệnh.
ít mà là nhiều, nông mà là sâu, có thể nói một mà biết được trăm.
Do nông mà biết được sâu, xét gần mà biết được xa. Nói tiêu với bàn, không nên tương phản.
Trị “phàn” là nghịch, trị “đắc” là tùng(3). Trước mắc bệnh mà sau nghịch, trị ở bàn; trước nghịch mà sau mắc bệnh, trị ở bản(4). Trước hàn mà sau sinh bệnh, trị ở bản; trước mắc bệnh mà sau sinh hàn, trị ở bản(5). Trước nhiệt mà sau mắc bệnh, trị ở bản(6); trước nhiệt mà sau tiết tà, trị ở bản; trước tiết tả mà sau thêm bệnh khác, trị ở bản; hãy điều hòa trước đã, rồi hãy trị bệnh khác(7). Trước mắc bệnh mà sau sinh thêm chứng trung mãn, trị ở tiêu; trước trung mãn mà sau sinh chứng phiền Tâm, trị ở bản. Bởi ở trong thân thể con người, có khách khí, lại có đồng khí(8). Tiểu, đại không lợi, trị ở tiểu; tiểu, đại lợi, trị ở bản(9). Bệnh phát sinh mà hữu dư, bản mà là tiêu, trước hãy trị bàn, rồi mới trị tiêu; bệnh phát sinh mà bất túc, tiêu mà là bản, trước hãy trị tiêu, rồi mới trị bản(10). cẩn thận xét xem “gian” hay “thậm”, lấy ý cùa mình để điều trị. Nếu “gian” thì tính hành, “thậm” thì độc hành. Tỷ như: trước tiểu, đại không lợi, mà rồi mới sinh bệnh khác, phải trị ở bàn(11).
Bệnh có tương truyền, tỷ như tâm bệnh, trước Tâm thống qua một ngày thì phát chứng khái; qua ba ngày hiếp chi thống; qua năm ngày vít lấp không thông, thân đau mình nặng; qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về nửa đêm, mùa hạ chết về đúng trưa(12).
Bệnh ở Phế, suyễn khái, qua ba ngày mà hiếp chi mãn và thống, lại qua một ngày mà thân nặng mình đau, lại qua năm ngày mà trướng, lại qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa hạ chết về lúc mặt trời mọc(13).
Bệnh ở Can, đầu váng mắt hoa, hiếp chi mãn, qua ba ngày, mình nặng, thân đau; qua năm ngày, sẽ phát trướng; lại qua ba ngày, yêu, tích và Thiếu phúc đau, ống chân nhức; lại qua ba ngày không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về lúc mặt trời lặn, mùa hạ chết về sáng sóm(14).
Bệnh ở Tỳ, thân đau, mình nặng. Qua một ngày mà trướng; qua hai ngày, Thiếu phúc, yêu, tích đau, xương ống chân nhức; qua ba ngày, bổi, lữ và cân thống, tiểu tiện bế; qua mười ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về lúc người đi ngủ yên, mùa hạ chết về lúc nửa buổi(15).
Bệnh ở Thận, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ống chân nhức, qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế; qua ba ngày, phúc trướng; qua ba ngày lưỡng hiếp chi thống; lại qua ba ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về lúc sáng rõ, mùa hạ chết về lúc tối đã lâu(16).
Bệnh ở Vị, trướng mãn, qua năm ngày, Thiếu phúc và yêu, tích thống, xương ổng chân nhức; qua ba ngày, bối, lữ, cân thống, tiểu tiện bế; qua năm ngày thân thể nặng nề; qua sáu ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về nửa đêm, mùa hạ chết về xế chiều(17).
Bệnh ở Bàng quang, tiểu tiện bế, qua năm ngày, Thiếu phúc truớng, yêu, tích thống, xương ổng chân nhức; qua một ngày, phúc trưÓTig, lại qua một ngày thân thể thống; lại qua hai ngày, không khỏi, sẽ chết. Mùa đông chết về gà gáy, mùa hạ chết về chiều tà(18).
Các bệnh ở trên do sự “thắng, khắc” mà truyền đều có cái trường hợp chóng chết, dù cỏ phép thích cũng không sao cứu chữa được. Hoặc tương truyền đến cách một Tàng, thì thôi, không truyền sang Tàng khác nữa, như thế mới có thể thích. Tỷ như: Tâm bệnh truyền Can, Can bệnh truyền Tỳ, đó là con đi lấn mẹ. Đến Can Tàng, Tỳ Tàng thì thôi, không lại do sự “thắng, khắc” để truyền sang Tàng khác. Như thế mới có thể dùng phép thích. Lại tỷ như: Tâm bệnh truyền Tỳ, Phế bệnh truyền Thận, đó là mẹ đi lấn con, nhờ được cái sinh khí của mẫu Tàng, còn là chứng không đến nỗi chết. Lại như Tâm bệnh truyền Thận, Phế bệnh truyền Tâm, Can Tàng truyền Phế v.v. Đó là do nơi “sờ bất thắng” mà lại, bệnh nhẹ, cũng có thể dùng phép thích.
CHÚ GIẢI:
(1) Trên đây nói âm dương, tức là sáu khí do âm dương phân phối ra. Thiếu dương tiêu là dương mà bản là Tỏa; Thái âm tiêu là âm mà bản là thấp; Thiếu âm tiêu là âm mà bản là nhiệt; Thái dương tiêu là dương mà bản là hàn; Dương minh tiêu là dương mà bản là táo; Quyết âm tiêu là âm mà bàn là phong; Thiếu dương, Thái ám theo về bàn; Thiếu âm, Thái dương theo bàn, theo tiêu. Dương minh, Quyết âm không theo tiêu, bản mà theo về “trung” (giữa). Theo bàn thời sự “hóa” sinh ra bởi bản; theo tiêu, bản thì có cái hóa cùa tiêu, bản, theo về “trung” thì lấy “trung khí” làm hóa. “Trước sau cùng ứng” là nói về bệnh có trước sau; “Nghịch với tùng” là nói có khi nghịch thủ mà được, có khi tùng thù mà được v.v…
(2) “Có khi ở tiêu mà cầu nó ở tiêu”, Tỳ như bệnh ở sáu khí Tam âm, Tam dương, thì cứ cầu ngay ờ trong sáu kinh để trị tiêu. “Có khi ở bản mà cầu nó ở bản”, tỷ như mắc phải cái tà khí “lục dâm” là phong, hàn, thừ, thấp, táo, hỏa, thì cứ cầu ngay ờ trong sáu khí đó để trị bàn. “Có khi ờ bản mà lại cầu ờ tiêu”, tỷ như hàn làm thương đến kinh Thái dương, đó chính là bàn bệnh cùa Thái dương, the mà lại được cái “nhiệt hóa” cùa “tiêu dương”, thì phủi cầu ngay ỏ liêu mà dùng lương dược đẻ trị cái tiêu nhiệt. “Có khi ở tiêu mà lại cầu ở bàn”, tỷ như bệnh ở kinh Thiếu âm, mà lại được cái bản nhiệt cùa quân hòa, thỉ phải cầu ngay tới bản để tà bót hỏa. Cho nên trăm bệnh phát sinh, có khi sinh ra tự bàn, có khi sinh ra tự tiêu, có khi lấy ờ bản mà được, có khi lấy ờ tiêu mà được, có khi nghịch thù mà được, lại có khi tùng thù mà được. Những phương pháp đó, đại khái như: Bệnh hàn thi làm cho nhiệt, bệnh nhiệt thi làm cho hàn, bệnh kết thì làm cho tán, bệnh tán thì làm cho thâu, bệnh lưu (tích) thì phải công (đánh phá), bệnh táo thì phải nhuận v.v… “Tùng thủ m được”, tỳ như: Dùng hàn vì nhiệt, đùng nhiệt vì hàn, bệnh tấc lại dùng tắc, bệnh thông lại dùng thông v.v. Phải phục cái “sở chù” cùa nó, mà thi hành trước ngay cái “sờ nhân” cùa nó, lúc đầu giống nhau, về sau sẽ khác, có thể phá tích, có thể tiêu kiên, khá khiến khí hòa, khá khiến tất khỏi.
Tương phản mà trị gọi là “nghịch trị”; tương đắc mà trị gọi là “tùng trị”. Tương đắc như: Nhiệt với nhiệt tương đắc, hàn với hàn tương đác v.v…
“Nghịch” là nói về cái khí thắng khắc; “Trước mắc bệnh” là nói ở trong mình vốn đã sẵn có một chứng bệnh. “Trước nghịch, trước hàn, trước nhiệt”. Đó là nói về sáu khí cùa trời. “Trước mắc bệnh mà sau nghịch”, tỳ như: Trong thân người trước vốn có bệnh Tỳ thổ, mà sau lại cảm phong tà, làm thương thêm cho Tỳ thổ. Thì nên trước hãy điều trị Tỳ thổ, rồi sẽ trị đến phong tà. Lại như trước bị cảm phong tà cùa trời, nó khắc thương đến trung thổ, khiến cho Tỳ Tàng mắc bệnh. Thì nên trước hãy điều trị bò phong tà, rồi sau mới điều trị đến Tỳ thổ v.v…
(5) “Trước hàn” là do cái khí “hàn dâm” (chữ dâm có ý như quá đáng) nó thắng, do thân người cảm nhiễm phải mà sinh bệnh. Vậy nên phải trị hàn tà trước. Nếu trước mắc bệnh mà sau mới sinh hàn, thi nên trị cái “bản bệnh” ở con người trước, mà rồi hàn khí sẽ tự giải.
(6) “Trước nhiệt” là do cái khí “nhiệt dâm” nó thẳng, do thân người cảm nhiễm phải mà sinh bệnh. Vậy phải trị cái “bản nhiệt” trước. Nếu con người cảm nhiễm phải nó mà sinh chứng trung mãn, lại nên trị ngay chứng trung mãn. Bỏ’i cái tà “lục dâm” bắt đầu làm thương sáu khí, nếu phát chứng truna mãn thì bệnh khí đã lọt vào trong, nên phải trị ngay bên trong.
(7) Tiết tà là một chứng hậu sinh ra bởi thấp thổ “Còn bệnh khác” Thì tỷ như: Thấp tà sờ thẳng dân sẽ mắc bệnh Tâm thống, tai điếc v.v. Nên điều trị chứng hư tiết trưóc, làm cho Tỳ thổ được điều hòa đã, rồi mới điều trị bệnh khác.
(8) Chi nhân yếu luận nói: “Phàm các chứng trướng, bụng lớn đều thuộc về nhiệt”, vậy như trước mắc bệnh nhiệt mà sau sinh chứng trung mãn, thì nên trước điều trị chứng trung mãn; như trước mắc bệnh trung mãn mà cái khí thấp nhiệt lấn lên trên Tâm, gây nên chứng tâm phiền, thì cũng nên trị chúng trung mãn đã, mà sau chúng phiền tự khỏi. Như trước nhiệt mà sau sinh chúng trung mãn, đó là vì cảm cái khí “nhiệt dâm” cùa trời mà gây nên chứng trung mãn. Như trước mắc bệnh mà sau sinh chúng trung mãn, đó là cái khí nhiệt tự ờ trong thân mình mà sinh ra chứng trung mãn. Cho nên nói: “Người cỏ khách khí, có đồng khí”. “Khách khí” tức là lục khí ờ trời; “đồng khí” tức là ở trong thân con người cũng có lục khí ấy mà “tương đồng” với lục khí cùa trời.
(9) Như trung mãn mà đại tiểu không lợi, nên làm cho lợi đại tiểu trước; nếu tiểu đại đã lợi, thì lại trị trung mãn. Bời tà khí lọt vào trong bụng, tất phải do đại tiểu mà tiết ra.
(10) “Hữu dư” là nói về tà khí, “bất túc” là nói về chính khí. Tà khí tức là “lục dâm”, chính khí tức là sáu khí của Tam âm, Tam dương. Lục vị chi luận nói: “Ờ trên Thiếu dương, hỏa khí chủ trị; ở trên Dương minh, táo khí chù trị; ờ trên Thái dươna, hàn khí chù trị; ỡ trên Quyết âm, phong khí chù trị; ờ trên Thiếu âm, nhiệt khí chù trị; ờ trên Thái âm, thấp khí chủ trị. Đó tức là bàn. Ở dưới bàn, tức là tiêu cùa khí. Đó đều lấy phong, hàn, thừ, thấp, táo, hòa sáu khí làm bàn, mà lấy sáu khí của Tam âm, Tam dương làm tiêu. Cho nên nói: “Bệnh phát sinh là hữu dư” Đó là chỉ về cái khí phong, hàn, thừ, thấp, táo, hỏa. Nó hữu dư. Vậy nên trước phải làm cho tán bò tà khí, rồi mới điều lý đến âm dương. Nấu “bệnh phát sinh mà bất túc”, thì phải điều lý âm dương trước, rồi mới điều trị đến bản khí. Bởi tà khí thịnh thì thực, tinh khí đoạt thì hư. Vì vậy, nếu tà khí hữu dư thì trước hãy tán bỏ tà; tinh khí bất túc, thì trước hãy bổ lấy chính… Đó là cái Cương lĩnh cùa tiêu, bàn vậy.
(11) Đây nói trong khoáng tiêu, bàn, lại còn phải điều lý ờ chỗ “gian” “thậm”. Phàm tà sở dĩ phạm vào được tất phải do chính hư “gian” là chì về hai điểm “hữu dư, bất túc” cùn tà với chính. Neu hai điểm ấy kicm có cà, thì phải kiêm trị, tỷ như ở trong tán tà mà lại phải kiêm cả bổ chính hoặc ở trong bổ chính mà lại phải tán cả tà. Đen như “thiên thậm” thỉ phải chuyên trị một mặt. Nhu tà khí “thậm” thì chuyên tán tà, chính hư “thậm” thì chuyên bổ chính. Đó là yểu đạo của phép trị liệu.
(12) Đây nói về cái thời kỳ chết do sự tương khắc của năm Tàng. Tỳ như tâm bệnh, vì Tàng chân thông vào Tâm nên bắt đầu thời Tâm thống; Hỏa lại lấn Kim, qua một ngày truyền tới Phế, nên phát chứng khái; lại qua ba ngày, tức là bốn ngày, Phế tà thắng Mộc, nên hiếp chi thống, vì Can mạch vòng lên hiếp lặc; lại qua năm ngày, tức cộng là chín ngày, Can tà thắng Thổ, cho nên vít lấp không thông, thân đau, mình nặng, đó là do Tỳ không vận hóa và Tỳ chù về cơ nhục nên mới có chứng hậu như vậy; lại qua ba ngày nữa, tức cộng là 12 ngày, nếu bệnh không khỏi thì sẽ chết. Nếu là mùa đông thì chết về nửa đêm, mùa hạ thì chết về đúng trưa, vì nừa đêm thuộc Thủy, mà nửa đêm về mùa đông thì Thủy càng thắng, dùng Thủy đó để khắc Hòa, nên thế nào cũng chết; đúng trưa thuộc Hỏa, mà đúng trưa về mùa hạ thì Hỏa càng thắng. Nhân lúc đó Tâm hòa đã tuyệt, không còn tương ứng được, nên tất cũng phải chết.
(13) Bệnh phát ờ Phế, qua ba ngày thì truyền sang Can, nên có chứng hiếp chi mãn và thống; lại qua một ngày truyền tới Tỳ, nên có chứng thân nặng mình đau; lại qua một ngày truyền tới Vị, nên có chứng trướng. Lại qua 10 ngàỵ nữa mà không khỏi thì chết. Mùa đông chết về lúc mặt trời lặn, vì lúc đó thuộc giờ Thân, Thân tuy thuộc Kim, nhưng Kim đã suy không thể còn vãn hồi; mùa hạ chết về lúc mặt trời mọc, vì lúc đó thuộc giờ Dần. Mộc vượng Hỏa sắp sinh, Phế khí đã tuyệt, không đợi đến có thật hỏa mà cũng chết.
(14) Bệnh ờ Can, ba ngày tới Tỳ, lại qua năm ngày tới Vị, lại qua ba ngày tới Thận. Sớm mùa hạ là khoảng giờ Dần, Mão, lúc đó Mộc khí tuyệt không sinh ra được nữa; mùa đông, lúc mặt trời lặn về khoảng giờ Thân, Dậu. Vừa dịp Kim khí vượng nên Mộc khí tuyệt.
(15) Qua hai ngày, truyền tới Vị; lại qua hai ngày, tới Thận; lại qua ba ngày tới Bàng quang… Mùa đông lúc người ngủ yên là giờ Hợi, tức là Thổ bại mà Thủy thắng; nửa buổi thuộc giờ Dần, tức là Mộc vượng mà Thổ tuyệt.
(16) Bệnh ở Thận, qua ba ngày, truyền tới Bàng quang; qua ba ngày tới Vị; lại qua ba ngày tới Can. Lúc sáng rõ, thuộc giờ Thìn, tức là Thổ vượng mà bị Mộc tác, tối đã lâu thuộc giờ Hợi, tức là Thủy tuyệt không còn thể sinh được nữa.
(17) Bệnh ở Vị qua năm ngày tới Thận, ba ngày nữa tới Bàng quang, năm ngày nữa tới Tỳ. Quá nửa đêm là thời kỳ Thổ bại mà Thủy thắng; xế chiều là thời kỳ chủ trị cùa Dương minh, Thổ bị tuyệt không còn sinh được nữa.
(18) Đây cũng là một chứng phát sinh do Thủy tà truyền vào Tàng, Thủy ràn, Thổ bại mà chết. Gà gáy thuộc giờ Sửu, tức là thời kỳ Thổ khắc Thủy; chiều tà thuộc giờ Thân, tức là thời kỳ Kim suy không sinh được Thủy.