Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun. Theo ước tính, tỷ lệ nhiễm giun của trẻ em Việt Nam chiếm khoảng 44%, trong đó chủ yếu nhiễm các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Do các bé nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay choi đùa, đi chân đất, bò lê ưên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho những vị khách không mời đến ký sinh trên cơ thể của bé.

Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ổng tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe các bé.

Hình ảnh các loại giun trẻ có thể mắc phải
Hình ảnh các loại giun trẻ có thể mắc phải

Các loại thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp ưẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều ưị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun để các bạn lựa chọn sử dụng cho con em mình, trong đó một số thuốc được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm, được sử dụng để tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng một lần, tiêu diệt các loại giunthường gặp như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. về cơ bản, thuốc tẩy giun có 3 loại:

  1. Mebendazole: Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hóa cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của giun. Thuốc có dạng viên nén 500 mg, viên nén 100 mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Đối với các thuốc có hàm lượng 500 mg, các bà mẹ chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất. Đối với loại hàm lượng 100 mg mỗi viên, mẹ cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
  2. Albendazole: Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200 mg và 400 Khi dùng loại này, mẹ sẽ cho uống một lần duy nhất 1 viên 400 mg. Đối với viên có hàm lượng 200 mg, mẹ cho uống 2 viên cùng lúc.
  3. Pyrantel: Thuốc làm tê liệt thần kinh các loại giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống 1 liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun:

Như trên đã nói, tẩy gỉun định kỳ chỉ nên bắt đầu thực hiện khi ưẻ được 2 tuổi trở lên. Khi uống thuốc tẩy giun, ưẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Trong một số ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng với thuốc bằng các triệu chứng dị ứng, phát ban, ngứa, nổi me đay. Khi đó, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.Hy vọng sau bài viết này, các bà mẹ có thể an tâm thực hiện việc tẩy giun cho bé yêu của mình.Trong bài viết kỳ trước, chúng tôi đã đề cập đến những tác hại khi trẻ bị nhiễm giun, cũng như cách để phòng tránh. Trong khuôn khổ bài viết kỳ này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những loại thuốc trị giun thường gặp

Các thuốc trị giun là những thuốc nhằm “đuổi” các “vị khách không mời” có tên là GIUN ra khỏi cơ thể. Mỗi một loại giun nhạy cảm với một thuốc đặc hiệu nên những hiểu biết về thuốc sẽ giúp chọn lựa được loại thuốc thích hơp, tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số loại thuốc thường sử dụng:

  • Mebendazol: thuốc làm giun bị rối loạn tiêu hóa, không sử dụng được năng lượng từ đó tự tiêu hủy. Thuốc tác động ữên giun: đũa, tóc, móc, kim. Do thuốc chủ yếu tác dụng tại chỗ, ít bị hấp thu, ít tác dụng phụ nên thường được lựa chọn. Rối loạn tiêu hóa thoáng qua trong trường hợp nhiễm giun nặng. Dùng liều cao có thể tổn hại gan và suy tủy do đó cần phải theo dõi cẩn thận. Chi dùng thuốc này cho trẻ trên 1 tuôi. Thuốc có dạng viên nén 100 mg, viên nén 500 mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương sô-cô-la.
  • Albendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt năng lượng, không đủ để sống rồi chết, xác giun được ruột co bóp đẩy ra ngoài. Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim và cả trên nang sán, ấu trùng sán. Thuốc có dạng viên nén 200 mg và 400 mg. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi, trẻ bị bệnh về gan.
  • Pyratel palmoatat: tác động khiên giun bị tê liệt và bị ruột đây ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng trên dạng trứng và ấu trùng giun đang ở các cơ quan. Đây là thuốc có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ dưới 1 tuổi với liệu tính theo cân nặng. Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

Một số lưu ý khi sử dụng

  • Thông thường trẻ em cần được tẩy giun định kỳ mỗi năm một lần. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm cao nên tẩy hàng loạt cho trẻ em 6 tháng/lần.
  • Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua. Trong một số ít trường họp trẻ có thể bị dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay. Tuy những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi nhưng chỉ sử dụng thuốc trị giun khi có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì trẻ sẽ được làm xét nghiệm tầm soát (soi phân, xét nghiệm máu), và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
  • Phần lớn các thuốc không tác dụng lên dạng trứng hoặc ấu trùng chu du và đời sống của giun có hạn định (có loài chỉ sống 1-2 tháng) nên tiếp tục uống thêm một liều nữa sau 2 – 4 tuần. Sau khi dùng thuốc mà những triệu chứng ưên vẫn còn thì phụ huynh không được tự ý dùng tiếp mà nên đến bệnh viện để được chữa trị phù hợp.
  • Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thom, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trẻ không cân nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

 

Bài trướcTáo bón ở trẻ em
Bài tiếp theoCó nên cho bé đến trường mẫu giáo trước 3 tuổi không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.